Huyệt Đại Chùy: Vị Trí, Cách Xác Định Và Tác Dụng
Huyệt Đại Chùy là một trong những huyệt đạo được Y học cổ truyền đánh giá rất cao trong việc chữa các bệnh liên quan đến vai gáy, cảm cúm và ho sốt. Vậy huyệt vị này nằm ở đâu? Công dụng cụ thể như thế nào? Cách áp dụng vào chữa bệnh ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài chia sẻ dưới đây của Nhất Nam Y Viện để tìm lời giải đáp chi tiết.
Tổng quan huyệt Đại Chùy
Huyệt Đại Chùy hay còn được biết đến với cái tên huyệt Đại Bao, Thượng Phủ và Bách Lao. Cái tên Đại Chùy được kết hợp bởi 2 từ Hán Việt “Đại và “Chùy”, trong đó, “Đại” có nghĩa là to lớn, còn “Chùy” có nghĩa là khối xương liền nhau, nổi lên bề mặt tựa như chiếc chùy, ý chỉ cột số thứ 7 ở cổ.
Huyệt đạo này là huyệt thứ 14 của Mạch Đốc, đồng thời là huyệt hội của Mạch Đốc cùng 6 Kinh Dương. Vì thế, huyệt Đại Chùy là huyệt đạo quan trọng trong hệ thống kinh mạch, liên quan mật thiết với chức năng não bộ và hệ cơ xương khớp quanh cổ, vai và gáy.
Vậy vị trí huyệt Đại Chùy ở đâu trên cơ thể? Hiểu đơn giản, huyệt Đại Chùy nằm ở chỗ lõm ngay đầu mỏm gai của đốt sống cổ số 7. Cách xác định vị trí của huyệt Đại Chùy không quá khó. Bạn có thể tham khảo các bước xác định huyệt vị này dưới đây:
- Bước 1: Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, đầu cúi về phía trước 1 góc 45 độ, lúc này sẽ có 1-3 khối ụ xương lồi lên.
- Bước 2: Tại mỗi ụ xương, đặt 1 ngón tay lên.
- Bước 3: Giữ tư thế, cúi người, xoay cổ qua lại 2 bên phải trái, đốt nào khi xoay chạm vào ngón tay nhiều nhất thì đó là vị trí cột sống thứ 7. Huyệt Đại Chùy nằm ở chỗ lõm phía dưới của đốt sống này.
Tuy nhiên, để xác định chuẩn vị trí huyệt Đại Chùy, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn. Bởi người không có kỹ thuật có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Tham khảo: Huyệt Hạ Quan – Vị Trí Và Cách Khai Thông Trị Bệnh Chuẩn Y Học
Tác dụng của huyệt Đại Chùy
Huyệt Đại Chùy là nơi kết nối của các đường kinh lạc và nhiều dây thần kinh nên rất quan trọng trên cơ thể. Một số công dụng của huyệt này đối với sức khỏe phải kể đến như:
- Cải thiện các tình trạng đau đầu, đau vai gáy và căng cứng cổ.
- Làm giãn cơ cánh tay, cơ vai gáy và khu vực lưng.
- Điều trị các triệu chứng mệt mỏi, ho có đờm, cảm bạo, sốt cao và tiết dịch phế quản không kiểm soát.
- Hỗ trợ trị phong hàn, nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cách châm cứu và bấm huyệt Đại Chùy
Có nhiều cách khác nhau để tác động vào huyệt Đại Chùy nhằm mục đích điều trị các bệnh lý như đau vai gáy, cảm mạo, ho đờm,…. Trong đó, châm cứu và bấm huyệt là 2 phương pháp phổ biến nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
Các bước thực hiện châm cứu huyệt này gồm:
- Bước 1: Đâm mũi kim vào huyệt hướng lên trên, luồn xuống mỏm gai của đốt sống, đi sâu vào đốt số thứ 7 khoảng 0.5 – 1 thốn.
- Bước 2: Nhẹ nhàng châm cho đến khi có cảm giác lan rộng 2 bên vai.
- Bước 3: Tiến hành châm cứu khoảng 10- 15 phút rồi dừng lại.
Với những người bệnh ưu ái phương pháp bấm huyệt hơn thì có thể tham khảo các bước hướng dẫn chi tiết cách thực hiện sau:
- Bước 1: Xác định chính xác vị trí của huyệt.
- Bước 2: Sử dụng một đầu ngón tay ấn vào huyệt với lực vừa phải rồi xoay vòng theo chiều kim đồng hồ khoảng 9 vòng. Mỗi lần thực hiện khoảng 1 phút và lặp đi lặp lại thao tác ấn huyệt thêm 5-7 phút.
Bấm huyệt Đại Chùy giúp giảm đau nhiều chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ Đông y hoặc chuyên gia chuyên môn cao, tránh dùng lực quá mạnh và tiến hành sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm: Huyệt Giáp Xa Là Gì? Vị Trí Và Cách Tác Động An Toàn
Phối huyệt Đại Chùy với những huyệt khác
Không chỉ điều trị bệnh khi tác động đơn huyệt, huyệt Đại Chùy còn có thể phối hợp cùng nhiều huyệt đạo khác để gia tăng tác dụng chữa bệnh. Cụ thể:
- Kết hợp huyệt Yên Du trị sốt rét.
- Kết hợp cùng huyệt Nhũ Căn, huyệt Gian Sử chữa sốt rét.
- Kết hợp với huyệt Kiên Tỉnh, Thân Trụ và Mệnh Môn điều trị viêm tĩnh mạch.
- Kết hợp cùng huyệt Quan Nguyên, Hậu Khê và Âm Khích hỗ trợ trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
- Kết hợp với huyệt Đản Trung, Phế Du và Phong môn giúp suy giảm chứng hen suyễn.
- Kết hợp huyệt Phong Trì và Khúc Trì trị cảm cúm.
- Kết hợp huyệt Thân Trụ, Đại Bao và Vô Danh cải thiện tâm thần phân liệt.
- Kết hợp với huyệt Phong Long và Trung Quản trị viêm phế quản.
- Kết hợp cùng huyệt Ngoại Quan, Thiếu Thương, Phong Trì và Hợp Cốc huyệt vị trị cảm phong nhiệt.
Những lưu ý khi tác động lên huyệt Đại Chùy
Châm cứu hay bấm huyệt Đại Chùy đều mang lại nhiều tác dụng hiệu quả trong phòng ngừa và chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài điều sau trong quá trình tác lên huyệt vị này:
- Không tiến hành châm cứu, bấm huyệt đối với phụ nữ có thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
- Không châm cứu khi ăn quá no, để bụng quá đói hoặc dùng chất kích thích.
- Lựa chọn những cơ sở/phòng khám Đông y uy tín, đáng tin cậy và có các bác sĩ chuyên môn cao để tránh gây ra hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.
- Xác định chính xác vị trí của huyệt trước khi tác động.
- Thực hiện châm cứu, bấm huyệt đều đặn tối thiểu 2 tháng, hiệu quả mới cải thiện rõ rệt.
- Trong thời gian châm cứu hoặc bấm huyệt, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và khoa học để đạt hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, huyệt Đại Chùy là huyệt đạo quan trọng của cơ thể, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tùy từng tình trạng bệnh sẽ áp dụng phương pháp tác động khai thông khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh nên đến phòng khám Đông y để được thăm khám, tư vấn và lắng nghe hướng dẫn điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Huyệt Nhân Trung Ở Đâu? Khám Phá Cách Khai Thông Trị Bệnh
- Huyệt Đầu Duy Nằm Ở Vị Trí Nào Trên Cơ Thể? Có Công Dụng Gì Với Sức Khỏe?