Huyệt Thiên Xu Nằm Ở Đâu Trên Cơ Thể, Có Công Dụng Gì?
Cơ thể con người là một hệ thống các huyệt đạo liên kết với nhau, tạo thành một thể hoàn thiện giúp duy trì khí huyết, cân bằng cơ thể. Nếu tác động lên các huyệt đạo một cách chính xác sẽ đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ đến sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về huyệt Thiên Xu và những lợi ích mà huyệt mang lại.
Vị trí huyệt Thiên Xu
Huyệt Thiên Xu còn được gọi với các tên khác như Trường Khê, Cốc Môn, Phát Nguyên, Tuần Nguyên, Tuần Tích. Đây là một huyệt đạo quan trọng nằm trên cơ thể con người, thuộc đường kinh Vị. Huyệt vị này đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý.
Thiên Xu huyệt thuộc huyệt thứ 25 của kinh Vị, huyệt Mộ của Đại Trường và là một huyệt quan trọng vì nhận được những nhánh của Mạch Xung, chuyên trị bệnh nhiệt ở Tỳ và Đại Trường. Sở dĩ có tên gọi là Thiên Xu bởi xuất phát từ vị trí của huyệt. Vị trí của huyệt Thiên Xu nằm ngang rốn, cách rốn 2 thốn (khoảng 4 cm). Khi dùng ngón tay giữa ấn sâu vào vùng bụng dưới rốn, vị trí nơi lõm xuống khi hít vào và căng ra khi thở ra, sẽ cảm thấy hơi nhói và ê ẩm chính là huyệt.
Đọc thêm: Huyệt Thần Khuyết Ở Đâu? Tác Dụng Của Huyệt Với Sức Khỏe
Theo giải phẫu học, dưới da của huyệt là gân cơ chéo to, cơ thẳng to, phúc mạc và mạc ngang. Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10. Thần kinh vận động cơ tại huyệt gồm dây thần kinh bụng – sinh dục và 6 dây thần kinh gian sườn dưới.
Công dụng của huyệt
Huyệt vị Thiên Xu đã được nghiên cứu là đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý. Công dụng chính phải kể đến của huyệt bao gồm:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Giúp điều trị các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, hỗ trợ trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trị tắc ruột, kiết lị,…
- Điều trị các bệnh lý: Huyệt Thiên Xu còn được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như trường vị viêm cấp và mạn tính, trị cơ bụng liệt, giảm viêm ruột thừa,…
- Giảm đau: Hỗ trợ giảm đau bụng kinh (ở nữ giới), đau lưng dưới, đau do sỏi thận, sỏi mật.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài và nâng cao sức đề kháng.
- Điều hòa khí huyết: Tăng cường lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Tìm hiểu thêm: Huyệt Tử Cung Là Gì? Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe?
Hướng dẫn châm cứu và bấm huyệt Thiên Xu
Để tác động lên huyệt Thiên Xu, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định 2 phương pháp là bấm huyệt và châm cứu.
Bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp đơn giản, có thể tự thực hiện ngay tại nhà nếu biết cách xác định vị trí huyệt. Cách thực hiện như sau:
- Rửa tay sạch sẽ, nên cắt móng tay ngắn để tránh gây đau hoặc xước vùng da bụng mỏng.
- Sau khi xác định được vị trí huyệt, dùng ngón tay cái ấn sâu vào huyệt Thiên Xu với lực vừa phải.
- Day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 1-2 phút.
Châm cứu
Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, châm cứu là phương pháp tác động hiệu quả nhất. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị kim châm cứu đã được khử trùng, cồn y tế, bông gòn.
- Xác định chính xác vị trí huyệt Thiên Xu, sau đó dùng kim châm cứu châm thẳng vào huyệt vị với độ sâu khoảng 0,5 – 1,5 thốn.
- Tiếp đó, cứu 5 – 7 tráng và ôn cứu từ 10 – 20 phút tùy cơ địa và mức độ bệnh.
Tham khảo: Huyệt Khúc Cốt Nằm Ở Đâu? Tác Dụng Của Huyệt Với Sức Khỏe
Phương pháp phối huyệt
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, các chuyên gia có thể kết hợp phối huyệt Thiên Xu với các huyệt đạo khác trên cơ thể. Ví dụ như:
- Phối với huyệt Chiếu Hải và huyệt Hạ Quản trị lỵ.
- Phối cứu huyệt Trung Quản trị lỵ cấp.
- Phối với huyệt Ẩn Bạch, huyệt Chiếu Hải, huyệt Khí Hải, huyệt Nội Đình và huyệt Nội Quan trị xích lỵ.
- Phối với huyệt Ẩn Bạch, huyệt Ngoại Quan, huyệt Thân Mạch và huyệt Trung Quản trị bạch lỵ.
- Trị chứng lỵ lâu ngày, dương hư bằng cách phối với huyệt Bá Hội, huyệt Khí Hải và huyệt Thần Khuyết.
- Phối với huyệt Tam Âm Giao, huyệt Tam Tiêu Du, huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý và huyệt Tỳ Du trị lỵ lâu ngày.
- Phối cùng huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Hợp Cốc, huyệt Quan Nguyên, huyệt Thần Khuyết, huyệt Trung Cực, huyệt Trung Quản và huyệt Túc Tam Lý điều trị lỵ không cầm.
- Chữa trị hoắc loạn, thổ tả thông qua huyệt Khí Hải và huyệt Trung Quản
- Phối với huyệt Phối Hãm Cốc, huyệt Lệ Đoài, huyệt Phong Long và huyệt Xung Dương trị chứng mặt sưng phù.
- Phối cùng với huyệt Lệ Đoài và huyệt Nội Đình trị chứng ăn khó tiêu.
- Phối cùng huyệt Chi Câu trị nôn mửa, dịch tả.
- Trị kinh nguyệt không đều với huyệt Thủy Tuyền.
- Phối với huyệt Liệt Khuyết, huyệt Quan Nguyên, huyệt huyệt Tam Âm Giao và huyệt Trung Quản chữa đau bụng hàn, tiêu chảy không cầm.
- Phối cùng huyệt Âm Giao, huyệt Thủy Phân và huyệt Túc Tam Lý trị rốn đau.
- Trị viêm ruột thừa với huyệt Hợp Cốc, huyệt Lan Vĩ, huyệt Thượng Cự Hư và huyệt Quan Nguyên.
- Kết hợp huyệt Khí Hải, huyệt Mệnh Môn, huyệt Quan Nguyên và huyệt Trung Quản: Trị thận tả.
- Trị tử cung yếu thông qua
- Phối với huyệt Thủy Đạo việc phối cùng huyệt Trung Lữ Du
- Chữa thổ tả không cầm khi phối với huyệt Khí Hải và huyệt Trung Quản.
- Phối với huyệt Đại Trường Du, huyệt Khúc Tuyền, huyệt Phúc Kết, huyệt Quan Nguyên, huyệt Thần Khuyết, huyệt Thủy Phân, huyệt Thượng Liêm, huyệt Trung Phong và huyệt Tứ Mãn giup trị đau quanh rốn như cắt.
- Phối với huyệt Đại Trường Du, huyệt Túc Tam Lý trị tiêu chảy.
- Điều trị san tiết với huyệt Đại Trường Du, huyệt Thượng Quản, huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tỳ Du và huyệt Vị Du.
- Phối với huyệt Quan Nguyên chữa trị bạch đới.
- Chữa trị đau bụng kinh với huyệt Âm Giao và huyệt Quan Nguyên:
- Phối với huyệt Hạ Quản, huyệt Túc Tam Lý và huyệt Âm Giao điều trị bụng đau.
- Phối cùng huyệt Lương Môn, cứu Túc Tam Lý trị đau bụng dưới.
Lưu ý khi tác động lên huyệt Thiên Xu
Tác động lên huyệt Thiên Xu đúng cách sẽ đem lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau khi tác động lên huyệt vị này để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Tìm đọc thêm: Huyệt Cự Khuyết Ở Vị Trí Nào Trên Cơ Thể? Có Chữa Bệnh Tiêu Hóa Được Không?
- Cần lựa chọn các cơ sở y tế và bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện kỹ thuật châm cứu. Bởi nếu châm cứu không đúng cách sẽ gây ra một vài hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
- Nên để cơ thể thư giãn, thoải mái trong lúc tác động lên huyệt. Đối với bấm huyệt, cần sử dụng lực vừa phải, tránh ấn quá mạnh. Đối với châm cứu, cần đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi thực hiện, đồng thời không được cắm kim châm quá sâu.
- Không nên bấm huyệt Thiên Xu vào lúc quá no hoặc quá đói.
- Không thực hiện bấm huyệt hoặc châm cứu khi vùng da tại huyệt có vết thương hở hoặc bị thâm tím vì có thể gây nhiễm trùng.
- Một số đối tượng cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tác động lên huyệt là người có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người đang sử dụng thuốc điều trị hoặc trẻ em.
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không tác động lên huyệt bởi có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên kết hợp bấm huyệt Thiên Xu với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Huyệt Thiên Xu là một huyệt đạo quan trọng với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tác động đúng cách huyệt đạo này sẽ giúp người bệnh cải thiện được các vấn đề về tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và điều trị nhiều bệnh lý khác.