Huyệt Toản Trúc Có Công Dụng Gì? Cách Phối Huyệt Chuẩn Xác
Huyệt Toản Trúc là huyệt đạo nằm ngay gần mắt nên có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, mờ mắt, liệt mặt,… Nhưng để hiệu quả được phát huy tốt nhất sẽ cần tác động vào huyệt đúng vị trí và đúng kỹ thuật.
Giới thiệu tổng quan về huyệt Toản Trúc
Những thông tin liên quan đến huyệt Toản Trúc được ghi chép chi tiết trong Y thư cổ như sau:
Đặc điểm của huyệt Toản Trúc
Huyệt có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh và là huyệt đạo thứ 2 của kinh Bàng Quang. Trong Y thư cổ, tên gọi huyệt Toản Trúc bắt nguồn từ vị trí huyệt ở chỗ tập trung nhiều (toản) lông mày trông như gậy trúc.
Ngoài ra, huyệt đạo còn được gọi với nhiều tên khác như huyệt Dạ Quang, Minh Quang, My Đầu, My Bản, Nguyên Trụ, Thỉ quang, Quang Minh, Toán Trúc, Viên Tại, Viên Trụ.
Cách xác định huyệt Toản Trúc
Huyệt Toản Trúc nằm ở chỗ lõm tại phía trong của đầu lông mày, ngay thẳng trên góc mắt và nằm trên huyệt Tinh Minh. Khi giải phẫu vị trí huyệt Toản Trúc sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
- Dưới da vùng huyệt đạo là tháp cơ, trán cơ, cơ màu và vòng mi bờ cơ.
- Thần kinh vận động cơ vùng huyệt đạo và nhánh của dây thần kinh mặt.
- Vùng da huyệt sẽ chịu sự chi phối từ dây thần kinh số V của sọ não.
Xem thêm: Huyệt Nghinh Hương Ở Đâu? Cần Lưu Ý Gì Khi Tác Động Trị Bệnh?
Huyệt Toản Trúc có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Tác dụng của huyệt Toản Trúc đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận. Cụ thể, khi tác động vào huyệt đạo này có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
- Mắt mờ: Đây là tình trạng thường xuất hiện ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, đọc sách trong bóng tối khiến mắt dần yếu đi, dẫn đến chứng mờ mắt, mỏi mắt. Phương pháp trị nhức mỏi mắt bằng cách day huyệt toản trúc được ứng dụng phổ biến, giúp ổn định quá trình mắt điều tiết, cải thiện tình trạng bệnh và giúp mắt khỏe hơn.
- Đau nhức lông mày: Tình trạng này xảy ra do do cẳng kéo dài hoặc va đập mạnh vào vật cứng. Áp dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt Toản Trúc giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
- Trị viêm kết mạc (đau mắt đỏ): Bệnh hình thành do mắt tích tụ nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng, biểu hiện phổ biến là đau mắt, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt,… Phương pháp châm cứu, bấm huyệt đạo Toản Trúc sẽ trị khỏi bệnh hiệu quả.
- Tăng huyết áp: Tác động huyệt Toản Trúc sẽ giúp khai thông khí huyết, điều hòa kinh mạch, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tăng huyết áp.
Trên đây là những tác dụng đơn huyệt, nếu huyệt Toản Trúc được kết hợp cùng các huyệt đạo phù hợp khác sẽ khai mở thêm nhiều công năng khác như: Điều trị đục thủy tinh thể, trị đau thần kinh tọa, đau lưng cấp tính, viêm mắt, nấc,…
Cách châm cứu, bấm huyệt Toản Trúc
Y học cổ truyền hiện nay ứng dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt Toản Trúc trong điều trị bệnh. Mỗi liệu pháp sẽ có kỹ thuật thực hiện khác nhau như sau:
Châm cứu huyệt đạo Toản Trúc
Phương pháp châm cứu sử dụng kim chuyên dụng châm trực tiếp lên da huyệt đạo. Độ sâu và hướng kim sẽ phụ thuộc vào từng chứng bệnh cụ thể. Nếu kỹ thuật thực hiện sai lệch sẽ dẫn đến tai biến nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên, phương pháp này được khuyến cáo không tự thực hiện tại nhà.
- Bước 1: Người bệnh ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái, sau đó bác sĩ tiến hành xác định vị trí huyệt toản trúc.
- Bước 2: Dùng kim châm thẳng vào huyệt đạo với độ sâu từ 0.3 – 0.5 tấc. Nếu cần kết hợp thêm các huyệt đạo khác thì lần lượt châm các kim tiếp theo ngay sau đó. Đối với những kim châm này, hướng và độ sâu sẽ phụ thuộc vào từng bệnh lý.
- Bước 3: Rút kim châm và nhẹ nhàng massage vùng da quanh huyệt đạo cho máu lưu thông.
Lưu ý, người thực hiện cần đảm bảo chuẩn bị đủ dụng cụ, vệ sinh vùng da, vệ sinh tay và khử khuẩn sạch sẽ kim châm trước khi sử dụng.
Bấm huyệt Toản Trúc trị bệnh
Phương pháp bấm huyệt sử dụng ngón tay (hoặc dụng cụ chuyên dụng) tác động trên bề mặt da huyệt đạo. Điều này giúp khai thông khí huyết và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Đối với bấm huyệt, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà thông qua các bước sau:
- Bước 1: Xác định huyệt Toản Trúc nằm ở đâu. Nếu không biết chính xác, cần tham khảo hướng dẫn từ thầy thuốc, chuyên gia.
- Bước 2: Thả lỏng cơ thể, mắt khép hờ, tập trung vào huyệt Toản Trúc.
- Bước 3: Dùng ngón tay day bấm lên huyệt đạo, sau đó gia tăng lực dần dần, đến khi cảm giác mắt hơi tức tức. Thực hiện động tác này trong 2 phút và lặp lại khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Để hiệu quả chữa bệnh đạt mức cao nhất, thầy thuốc Đông y khuyến nghị nên bấm huyệt vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt, bấm huyệt vào thời điểm này cũng giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Phối huyệt chuẩn Y thư cổ
Dựa vào mối quan hệ mật thiết giữa các huyệt đạo, trong sạch Y học cổ truyền đã ghi chép chi tiết về cách phối huyệt Toản Trúc cùng các huyệt đạo tương hợp, giúp khai mở nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:
- Phối cùng huyệt Hòa Liêu (Đtr.19) + huyệt Thận Du (Bq.23) + huyệt Thừa Khấp (Vi.1) + huyệt Ty Trúc Không (Ttu.23): Tác dụng điều trị đau đầu do phong (theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Ngân Giao (Đ.28) + huyệt Ngọc Chẩm (Bq.9): Điều trị đau mắt đỏ, hàm đau (theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Đầu Duy (Vi.8): Điều trị mi mắt đau (theo Ngọc Long Kinh).
- Phối cùng huyệt Tam Gian (Đtr.2): Điều trị mắt có màng (theo Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr.4): Điều trị đau đầu, chảy nước mắt (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cùng huyệt Dịch Môn (Ttu.2) + huyệt Hậu Khê (Ttr.3): Điều trị mắt đỏ, mắt có màng (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Thừa Tương (Nh.24) + huyệt Tứ Bạch (Vi.2): Điều trị cơ mặt co giật (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Châm cùng huyệt Toàn Trúc (Bq.2) xuyên huyệt Ngư Yêu + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Phong Trì (Đc.20): Điều trị phía trước hàm đau (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cùng huyệt Dương Bạch (Đ.14) + huyệt Ế Phong (Ttu.17) + huyệt Hạ Quan (Vi.7) + huyệt Khúc Sai (Bq.4) + huyệt Ty Trúc Không (Ttu.23): Điều trị thần kinh tam thoa đau (theo Tân Châm Cứu Học).
- Phối cùng huyệt Hành Gian (C.2) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Quang Minh (Đ.37) + huyệt Thái Dương + huyệt Thái Khê (Th.3) + huyệt Tinh Minh (Bq.1): Điều trị mắt sáng (theo Châm Cứu Học Thủ Sách).
Dù công thức phối huyệt Toản Trúc đã được ghi chép rõ ràng, nhưng người bệnh không tự ý tiến hành tại nhà. Bởi phụ thuộc vào từng mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh, thầy thuốc sẽ linh hoạt giảm bớt hoặc bổ sung huyệt đạo phù hợp nhất.
Xem thêm: Hướng Dẫn Phối Huyệt Nhân Trung Tăng Hiệu Quả Trị Bệnh
Lưu ý khi khai thông huyệt trị bệnh
Do huyệt đạo liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh, tạng phủ trong cơ thể, nên việc ứng dụng huyệt trong chữa trị bệnh cần phải cẩn thận, đảm bảo an toàn để tránh nguy hiểm sức khỏe. Theo đó, người bệnh và người thực hiện điều trị trực tiếp cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Đối với bấm huyệt, nên tác động vực lực đạo vừa phải, tránh sử dụng lực quá mạnh làm đau huyệt Toản Trúc, nhưng nếu dùng lực quá yếu sẽ không mang lại tác dụng trị bệnh.
- Châm cứu, bấm huyệt mang đến hiệu quả trị bệnh tốt nhưng cần thời gian dài để phát huy tác dụng rõ rệt. Vì vậy, người bệnh cần theo đúng và đủ liệu trình thầy thuốc đã xây dựng để hiệu quả đạt được tốt nhất.
- Tuyệt đối không tự ý châm cứu hay phối huyệt bởi có thể dẫn đến tai biến nguy hiểm. Phương pháp này cần được thực hiện bởi thầy thuốc, kỹ thuật viên có chuyên môn cao.
- Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt, người bệnh không sử dụng bia rượu, thuốc lá hoặc cafe. Các chất này sẽ làm giảm hiệu quả trị bệnh, thậm chí dẫn đến tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường khi đang hoặc sau khi châm cứu, bấm huyệt như đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, buồn nôn, mất sức,… cần thông báo cho thầy thuốc để ngừng thực hiện và cấp cứu kịp thời.
- Các đối tượng tuyệt đối không được áp dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt gồm: Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi sức khỏe yếu, người bị rối loạn đông máu, người suy giảm chức năng gan thận nghiêm trọng.
Trên đây là thông tin về huyệt Toản Trúc – huyệt đạo được đánh giá cao trong Y học cổ truyền với tác dụng điều trị trị bệnh, cải thiện sức khỏe. Để tham khảo thêm kiến thức liên quan đến huyệt đạo, bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà Nhất Nam Y Viện chia sẻ.
Xem thêm:
- Huyệt Giáp Xa Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Day Bấm Và Châm Cứu Đúng Cách
- Huyệt Hạ Quan Là Gì? Khám Phá Vị Trị, Công Dụng Và Cách Khai Thông Trị Bệnh