Bà Bầu Ăn Bầu Được Không, Cần Lưu Ý Những Gì?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBầu là một loại quả quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn còn băn khoăn rằng không biết bà bầu ăn bầu được không? Ăn bầu có tốt cho thai nhi hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp thêm thông tin về những lưu ý khi cho thai phụ ăn bầu.
Dinh dưỡng có trong quả bầu
Bầu là loại quả quen thuộc, không chỉ bởi hương vị thanh mát mà còn bởi giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả bầu chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
Tham khảo: Bầu Ăn Mướp Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? Cần Lưu Ý Gì?
Dưới đây là một số dưỡng chất quan trọng có trong quả bầu:
- Caroten: Một dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của mắt, xương, da và hệ miễn dịch. Đồng thời, dưỡng chất này còn có tác dụng duy trì sức khỏe của lớp niêm mạc trong cơ thể.
- Chất xơ: Với hàm lượng chất xơ cao, duy trì hệ tiêu hóa ổn định, ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ.
- Vitamin B6: Vitamin giúp duy trì chức năng của hệ thần kinh, giúp sản xuất hồng cầu và giữ cho tâm trạng thoải mái.
- Vitamin C: Quả bầu chứa một lượng Vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và giữ cho da khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình lành sẹo.
- Vitamin K: Đẩy nhanh quá trình đông máu và giúp duy trì cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
- Kali: Khoáng chất giúp duy trì cân bằng điện giải, hỗ trợ giữ ổn định cho chức năng tim mạch, cơ và thần kinh.
- Sắt: Sắt là một khoáng chất rất quan trọng cho việc sản xuất hồng cầu, cung cấp oxy đến các cơ và tế bào trong cơ thể. Đặc biệt trong thai kỳ, mẹ cần chú trọng việc bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể.
- Magie: Khoáng chất quan trọng hỗ trợ hoạt động của các cơ, tim và hệ thần kinh.
- Axit folic: Hay còn gọi là Folate – chất quan trọng cho sự phát triển của tế bào và DNA, giúp ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh ở thai nhi.
Bà bầu có ăn được quả bầu trong thai kỳ không?
Trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có ăn được quả bầu trong thai kỳ không?”, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng hoàn toàn có thể. Mẹ có thể thêm loại quả này vào thực đơn dinh dưỡng của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, thậm chí là cả giai đoạn cho con bú.
Bản chất của quả bầu là thực phẩm chứa nhiều nước. Việc sử dụng loại quả này sẽ đảm bảo cung cấp nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, với sự đa dạng thành phần dưỡng chất có trong quả bầu, cơ thể của mẹ sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại.
Đặc biệt, theo nghiên cứu, nếu mẹ sử dụng bầu trong giai đoạn đang cho con bú, cơ thể mẹ sẽ được tăng tiết sữa một cách tối đa. Không những thế, mẹ cũng có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng nếu sử dụng loại quả này đúng cách.
Lợi ích quả bầu mang lại cho mẹ
Quả bầu mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho mẹ, đặc biệt phải kể đến là:
Đọc thêm: Bầu Ăn Cà Tím Được Không, Có Nguy Hiểm Cho Thai Nhi Không?
- Phòng chống táo bón: Hàm lượng chất béo và cholesterol có trong quả bầu rất thấp, trong khi đó lại có một lượng chất xơ dồi dào. Vì vậy khi sử dụng, mẹ có thể phòng tránh được chứng táo bón trong thai kỳ. Đồng thời còn được điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện sức khỏe đường ruột.
- Chữa đau đầu: Theo nghiên cứu, hạt của quả bầu mang lại tác dụng chữa đau đầu vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, ăn bầu cũng giúp hạn chế ốm nghén khi mang thai.
- Nuôi dưỡng hệ tim mạch: Chất xơ hòa tan có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp cho hệ tim mạch hoạt động ổn định.
- Thanh nhiệt cơ thể: Trong thai kỳ, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng tăng nhiệt trong cơ thể. Ăn bầu lúc này có thể giúp thanh nhiệt hiệu quả. Mẹ có thể nấu canh bầu để ăn hoặc cắt những lát bầu áp vào lòng bàn chân để giải phóng nhiệt dư.
- Bổ sung sắt: Sắt là khoáng chất quan trọng để tạo hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu. Bên cạnh đó, quả bầu cũng chứa cả vitamin C để cơ thể mẹ hấp thu sắt tốt hơn.
Một số món ngon từ quả bầu cho thai phụ
Phụ nữ trong thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu rất dễ gặp tình trạng ốm nghén. Việc thay đổi thực đơn dinh dưỡng đa dạng cũng là một cách giúp các mẹ bầu ngon miệng hơn. Dưới đây là một số món ngon từ quả bầu mà mẹ có thể tham khảo để làm trong thai kỳ:
- Bầu hấp tôm thịt: Một món mới lạ nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất. Mẹ có thể chuẩn bị phần nhân bằng cách trộn thịt lợn xay, tôm băm với một chút nấm mèo cắt nhỏ. Phần quả bầu thì đem cắt thành từng miếng, độn nhân vào trong. Cuối cùng, đem hấp bầu trong 20-30 phút đến khi chín là được.
- Bầu xào tỏi: Một món ăn chế biến đơn giản nhưng lại khá vừa miệng và dễ ăn. Mẹ chỉ cần gọt vỏ bầu, thái lát mỏng rồi đun nước sôi cho bầu vào luộc sơ. Sau đó đổ dầu ăn xào tỏi cho thơm, cuối cùng cho bầu vào đảo đều và nêm nếm theo khẩu vị.
- Bầu xào trai: Một món ăn kết hợp khá lạ miệng mẹ có thể tham khảo là bầu xào trai. Khi trai mua về cần ngâm với nước ớt cho sạch cặn, sau đó vớt ra cho vào nồi luộc chín. Khi trai há miệng thì tách lấy phần thịt. Phần bầu cần gọt vỏ, thái lát mỏng và rửa cho hết chất nhựa. Sau đó thì bắc chảo lên bếp, phi hành thơm, xào phần thịt trai cho ngấm gia vị. Sau khi thịt trai chín tới thì cho bầu vào đảo đều tay. Cuối cùng cho thêm hành, rau răm thái nhỏ vào và đảo đều rồi tắt bếp.
- Canh bầu nấu thịt bò: Món ăn này rất được yêu thích bởi vừa dễ nấu, lại vừa dễ ăn và nhiều dinh dưỡng. Để thực hiện, mẹ chỉ cần bổ quả bầu ra rửa sạch và thái thịt bò thành lát mỏng. Sau đó phi thơm hành và bỏ thịt bò vào xào cho săn lại. Cuối cùng cho thêm nước sôi và quả bầu vào nấu khoảng 15 phút, thêm gia vị là có thể thưởng thức.
- Canh bầu nấu tôm: Canh bầu nấu tôm là một món canh rất phổ biến, có vị ngọt nhẹ và thanh mát dễ ăn. Mẹ bầu ăn canh bầu sẽ có thể giảm đau đầu và ốm nghén hiệu quả. Để thực hiện, mẹ hãy đem bầu gọt vỏ và cắt lát. Tôm bỏ vỏ và tách đầu đuôi, luộc cho chín và vớt ra. Sau đó, cho cà chua vào xào chín với sả, gừng, tỏi. Đổ nước vào đun sôi tất cả nguyên liệu rồi thêm gia vị cho vừa miệng.
Lưu ý gì khi cho mẹ bầu ăn quả bầu?
Mặc dù quả bầu chứa rất nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần chọn bầu có nguồn gốc đảm bảo, không bị héo, non hoặc đã bị sâu để đảm bảo vị ngon.
- Vệ sinh thật kỹ để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn trên vỏ quả. Đặc biệt, mẹ bầu chỉ được ăn quả bầu đã qua chế biến, không ăn sống.
- Quả bầu có nhiều chất xơ, nước và hàm lượng đường tự nhiên cao. Vì vậy mẹ nên ăn kết hợp điều độ cùng những loại thực phẩm khác. Không nên ăn bầu quá nhiều để tránh tăng cân nhanh chóng dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Trên đây, Nhất Nam Y Viện đã giúp độc giả trả lời câu hỏi bà bầu ăn bầu được không. Quả bầu là một loại quả giàu dưỡng chất, rất có lợi cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lên thực đơn cân đối để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và đủ chất trong suốt thai kỳ.
Tìm hiểu thêm:
- Bầu Ăn Rau Ngót Được Không? Mẹ Cần Chú Ý Gì?
- Đang Bầu Ăn Rau Dền Được Không, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!