[Tư Vấn Từ Chuyên Gia] Bà Bầu Ăn Cua Được Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrong quá trình mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm mà bà bầu cần cân nhắc trước khi tiêu thụ, trong số đó phải kể đến cua. Vậy bà bầu ăn cua được không? Hãy cùng tìm hiểu.
Cua có những thành phần dinh dưỡng gì?
Cua là một loại thực phẩm phổ biến trong các bữa cơm của người dân Việt Nam và mùa hè và mùa thu. Các chất dinh dưỡng có trong cua từ xưa đến nay đã được đánh giá rất cao.
Đọc ngay: Bầu Ăn Hàu Được Không? Món Ngon Từ Hàu Mẹ Bầu Nên Ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi 100gr thịt cua, có chứa những thành phần dinh dưỡng như:
- Tổng năng lượng: 103 kcal.
- Protein: 17,5 gram.
- Tinh bột: 7 gram.
- Chất béo: 600 miligram.
- Kali: 322 miligram.
- Natri: 316 miligram.
- Canxi: 141 miligram.
- Sắt: 3,8 miligram.
- Nước: 73,9 miligram.
- Photpho: 191 miligram.
Ngoài ra, thịt cua cũng chứa nhiều omega 3, vitamin A, vitamin B và vitamin D. Chỉ cần một con cua biển cũng cung cấp khoảng 3-8% nhu cầu sắt và kali cùng 100% lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Bà bầu ăn cua được không?
Bà bầu ăn cua được không, bà bầu ăn cua đồng hay cua biển được không là vấn đề thắc mắc của nhiều người trong giai đoạn mang thai. Theo các chuyên gia, thai phụ hoàn toàn có thể ăn cua, kể cả cua đồng hoặc cua biển. Bởi canxi trong cua giúp phát triển khung xương cho thai nhi và ngăn ngừa thiếu hụt canxi ở mẹ bầu trong thời kỳ thai nghén. Đồng thời làm giảm nguy cơ đau nhức xương và chảy máu răng. Bên cạnh đó, các dưỡng chất như omega-3, protein, vitamin A, B, D còn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Mặc dù bà bầu có thể ăn cua, nhưng cần hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều vì cua có thể gây áp lực lớn cho thận và gây ra vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, cua cũng có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh, do đó cần chế biến cẩn thận để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Các bà bầu mắc các bệnh như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ hoặc gout nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.
Tìm hiểu thêm: Bầu Ăn Mắm Tôm Được Không, Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?
Những lợi ích cho sức khỏe của mẹ khi ăn cua
Cua đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé nếu sử dụng đúng cách. Đặc biệt là:
- Cải thiện hệ miễn dịch: Cua chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Điều này giúp bà bầu chống lại các bệnh lây nhiễm và duy trì sức khỏe tốt hơn trong thai kỳ.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Axit béo omega-3 trong cua là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Thành phần này đã được chứng minh có thể cân bằng hàm lượng cholesterol, giảm mảng xơ vữa tại mạch máu. Từ đó giảm nguy cơ các bệnh tim mạch cho mẹ, đặc biệt là đau thắt ngực và đột quỵ.
- Kiểm soát huyết áp: Mẹ bầu thường có nguy cơ tăng huyết áp trong thời kỳ thai kỳ. Mà trong thịt cua lại có chứa magie, một khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát huyết áp, làm giảm căng thẳng và lo âu, từ đó giữ cho huyết áp ổn định hơn.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Sắt là một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và cũng giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Thịt cua cung cấp một lượng sắt đáng kể, giúp duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Phòng ngừa dị tật thai nhi: Cua có chứa vitamin B9 – một loại dưỡng chất thiết yếu giúp phòng tránh các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
- Phát triển trí não và tim mạch thai nhi: Thành phần vitamin B9 và axit béo omega-3 là hai dưỡng chất quan trọng cho bé phát triển ngay từ trong bụng mẹ.
- Khỏe mạnh xương khớp: Canxi và photpho trong cua là hai loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương. Việc tiêu thụ cua có thể giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau xương khớp, cũng như ngăn ngừa loãng xương sau này.
- Cải thiện tâm trạng: Việc bổ sung cua vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện tâm trạng của bà bầu. Bởi theo nghiên cứu, các dưỡng chất trong thực phẩm này sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn hơn.
Một số món ngon từ cua cho bà bầu
Trong thai kỳ, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng nghén và kén ăn. Chính vì vậy, mẹ có thể thay đổi luân phiên thực đơn của mình để khơi dậy vị giác. Dưới đây là một số món ngon làm từ cua mẹ có thể tham khảo:
Đọc thêm: Bầu Ăn Cà Tím Được Không, Cần Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng?
- Gỏi cua trộn xoài: Vị chua ngọt đan xen của món ngon này chắc chắn sẽ giúp mẹ ngon miệng hơn. Đầu tiên để làm được món ngon, mẹ nên chọn những trái xoài xanh, hơi chua, rửa sạch và bào thành sợi dài. Sau đó cho dầu ăn vào chảo phi thơm tỏi băm, cho thịt cua vào xào và nêm nếm gia vị vừa ăn. Ngay khi xào xơ xong thịt cua thì tiến hành trộn đều các loại thành phần với nhau, bao gồm gồm thịt cua, rau húng, xoài, nước mắm, ớt băm. Sau đó trộn thật đều tay và thưởng thức.
- Cua rang muối: Cua rang muối chế biến rất dễ nhưng lại có thể giữ trọn được dinh dưỡng. Cua sau khi mua về thì sơ chế, đập dập càng cua, chặt thành 2 đến 3 phần bằng nhau. Phần thịt cua chiên với dầu cho chín tới, sau đó vớt ra và để ráo dầu. Lúc này tiến hành phi thơm hành, tỏi, ớt, gừng đã băm nhỏ đến khi vàng đều thì trộn cùng giấm ăn, hạt nêm, đường, tiêu, dầu hào trộn đều nên. Cuối cùng cho cua vào đảo đều cho ngấm gia vị.
- Cua hấp nước dừa: Món ăn thơm ngon mà không phải sử dụng dầu mỡ chiên rán. Cua sau khi mua về mẹ hãy thực hiện việc sơ chế. Sau đó chuẩn bị thêm hành lá cắt khúc khoảng 3-4cm, ớt chuông thái nhỏ, hành tím bóc vỏ và tỏi băm. Cho cua vào trong nồi, rải đều nguyên liệu cùng nước dừa hấp khoảng 15 phút là vừa ăn.
- Cua rang me: Món ăn với vị chua nhẹ rất vừa miệng mà vô cùng bổ dưỡng. Để làm được món ăn này, mẹ cần chuẩn bị cua đã sơ chế sạch, cùng hành tím và tỏi đã băm nhỏ. Sau đó tiến hành trộn đều nước cốt me, nước mắm và đường. Phi thơm hành tím và tỏi, sau đó cho cua vào đảo đều tay đến khi ngả màu thì cho nước sốt vào đảo đều với lửa nhỏ. Khi nhìn thấy phần nước sốt sệt lại thì tắt bếp và thêm hạt tiêu cho thơm.
Những lưu ý khi ăn cua mẹ bầu nên biết
Khi thêm cua vào thực đơn hàng ngày, mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau:
Tham khảo: Bà Bầu Ăn Măng Được Không?
- Chọn cua tươi và sạch, tránh những con cua đã chết. Mẹ có thể chọn cua tươi bằng cách dùng tay ấn vào yếm cua để kiểm tra. Nếu cua chắc thịt và không bị gãy càng, gãy chân thì đó là cua tươi.
- Chỉ ăn cua đã nấu chín, không ăn cua sống bởi có thể gây nguy hiểm do vi khuẩn và vi trùng tồn tại. Đặc biệt, ngay khi vừa chế biến xong, mẹ nên ăn luôn khi còn nóng.
- Cua có chứa nhiều calo nên tránh ăn cua vào buổi tối để không bị khó tiêu, dẫn đến khó ngủ.
- Mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ cua, chỉ nên ăn khoảng 168g cua trong một tuần và chia đều cho 2 bữa. Đối với những trường hợp sức khỏe không tốt hoặc có tiền sử dị ứng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ.
- Khi ăn cua xong thì không nên ăn quả hồng và uống nước trà, bởi khi chúng kết hợp với cua có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn, ói mửa cho mẹ bầu.
Bài viết trên đã lý giải mẹ bầu ăn cua được không và những lưu ý cho mẹ khi sử dụng loại thực phẩm này. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc khi ăn cua, từ việc chọn cua tươi, chế biến kỹ lưỡng, đến hạn chế tiêu thụ quá mức.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!