Mẹ Bầu Ăn Lá Lốt Được Không, Cần Lưu Ý Điều Gì?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênLá lốt là nguyên liệu khá phổ biến, được dùng cho nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc mẹ bầu không nên ăn loại lá này vì nó nguy hiểm. Vậy thực hư việc bà bầu ăn lá lốt được không, ăn như thế nào, cần lưu ý điều gì khi sử dụng? Cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể trong bài viết sau đây của Nhất Nam Y Viện.
Các chất dinh dưỡng trong lá lốt
Cây lá lốt khá phổ biến ở nước ta, rất dễ trồng, có thể tìm thấy ở vườn nhà hoặc các khu vực đồng ruộng. Loại lá này có màu xanh thẫm dùng trong xào nấu các món ăn, đồng thời cũng là vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Xem thêm: Bầu Ăn Dứa Được Không, Có Tốt Cho Thai Nhi Không?
Để giải đáp chính xác xem bà bầu ăn lá lốt được không thì hãy cùng tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong loại lá này. Theo đó, 100g lá lốt chứa khoảng:
- 86,5g nước.
- 4,3g protein.
- 2,5g chất xơ.
- 260mg canxi.
- 4,1mg sắt.
- 98mg magie.
- 98mg phốt pho.
- 598mg kali.
- 15mg natri.
- 34mg vitamin C.
- 8,1mg beta-carotene.
Bà bầu ăn lá lốt được không?
Với thắc mắc bầu ăn lá lốt được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Lá lốt còn được biết đến là thực phẩm giúp khắc phục nhiều biến chứng trong thai kỳ nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị hơi nồng, cay và tính ấm, giúp chống phong hàn, giảm đau, điều trị các tình trạng như đầy hơi, nôn ói, chân tay lạnh, tiêu hóa kém,… Bổ sung lá lốt trong thời kỳ mang thai sẽ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, khắc phục những cơn đau đầu, đau răng, nhức mỏi tay chân….
Có nhiều thông tin về việc sau khi sinh dùng lá lốt bị mất sữa. Đây là ý kiến không chính xác và cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra. Vậy nên chị em dù đang mang bầu hay mới sinh xong đều có thể yên tâm dùng loại lá này trong bữa ăn cùng các thực phẩm khác để nâng cao sức khỏe.
Đọc thêm ngay: Bầu Ăn Cà Tím Được Không, Cần Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng?
Những lợi ích khi mẹ bầu dùng lá lốt
Trong giai đoạn mang thai, chị em sử dụng lá lốt sẽ thấy những công dụng tuyệt vời sau đây:
- Giảm nguy cơ táo bón: Trong 3 tháng đầu cơ thể chị em tiết nhiều hormone progesterone, nó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên mẹ bầu thường bị tiêu hóa kém. Lá lốt chứa nhiều chất xơ, tính ấm giúp thúc đẩy tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
- Phòng chảy máu chân răng: Hormone ở cơ thể mẹ bầu thường thay đổi nên có thể bị chảy máu chân răng. Tình trạng này có thể hết sớm nhưng cũng có thể kéo dài cả thai kỳ khiến chị em gặp nhiều khó khăn. Ăn lá lốt sẽ giúp làm dịu tổn thương, giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, sát khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa tình trạng chảy máu.
- Trị ho nhanh chóng: Bị ho trong thời kỳ mang bầu là điều không hiếm, tuy nhiên mẹ bầu sẽ không thể dùng thuốc Tây vì nó gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sử dụng lá lốt sẽ giúp giảm ho, long đờm mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
- Giảm đau nhức chân tay, đau đầu: Thai nhi càng lớn thì chị em sẽ càng thấy mệt mỏi, tây chân đau nhức, xương khớp yếu hơn. Ngâm chân bằng nước lá lốt hoặc dùng những món ăn từ lá lốt sẽ giúp giảm tối đa tình trạng này.
- Phòng bệnh gút và tiểu đường: Sử dụng lá lốt giúp phòng tránh bệnh gút và bệnh tiểu đường cùng các bệnh như rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch… khá tốt.
Một số món ăn từ lá lốt tốt cho mẹ bầu
Bầu ăn lá lốt dược không đã được giải đáp ở trên, vậy nên sử dụng lá lốt như thế nào? Dưới đây là một số món ăn ngon, phù hợp cho mẹ bầu trong giai đoạn mang bầu:
- Thịt bò xào lá lốt: Bạn ướp thịt bò cùng tỏi băm và gia vị. Sau đó xào trên lửa to đến khi chín tái thì mang ra đĩa. Cho dầu vào chảo rồi xào hành tây, đến khi gần chín thì cho thịt bò và lá lốt vào xào cùng.
- Chả lá lốt: Bạn dùng thịt nạc vai băm nhỏ trong đó gói trong lá lốt rán cùng dầu ăn. Sử dụng khi còn nóng sẽ thấy rõ mùi thơm của lá lốt và vị ngọt của thịt nạc vai.
- Canh cá lóc lá lốt: Bạn ướp cá cùng các gia vị rồi cho lên chảo rán sơ qua. Tiếp theo bạn đổ nước vào đun, đến khi chín thì cho lá lốt thái nhỏ vào rồi tắt bếp, kết quả bạn sẽ thu được một bát canh thơm ngon, đậm đà.
Những lưu ý khi dùng lá lốt trong thai kỳ
Để đảm bảo an toàn khi ăn, tránh những tác dụng phụ không đáng có, bạn hãy lưu ý:
- Không ăn lá lốt nếu bị nóng trong, nhiệt miệng vì lá lốt có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không ăn lá lốt sống, cần đảm bảo đã được nấu chín để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Không ăn quá nhiều lá lốt trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Không dùng lá lốt nếu bị dị ứng từ trước, nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được bầu ăn lá lốt được không cùng một số lưu ý xung quanh. Với nhiều giá trị dinh dưỡng, lá lốt mang đến nhiều công dụng cho mẹ bầu, tuy nhiên bạn cũng cần dùng đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Tìm hiểu ngay:
- Bà Bầu Ăn Khổ Qua Được Không? Cần Lưu Ý Gì?
- Đang Bầu Ăn Măng Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!