Phân độ thận ứ nước như thế nào? Cách điều trị hiện nay
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThận ứ nước là tình trạng nước tiểu tích tụ quá nhiều trong thận khiến thận bị ứ nước và sưng to. Bệnh lý thận ứ nước có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy phân độ thận ứ nước như thế nào để tiến hành điều trị phù hợp?
Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu tích tụ quá nhiều trong thận khiến thận bị sưng to và ứ nước. Khi đó, nước tiểu không thể thoát từ thận xuống bàng quang. Người bệnh có thể bị ứ nước ở một hoặc cả hai bên thận.
Các tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như tình trạng nhiễm trùng tiết niệu, cao huyết áp, suy thận hoặc mất nước. Đáng chú ý, người bệnh xuất hiện tình trạng chướng bụng và đau bụng dưới rất khó chịu.
Được biết, bệnh lý sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây ứ nước tại thận do sỏi có khả năng làm tắc nghẽn niệu quản nhiều nhất khiến nước tiểu ứ đọng tại chỗ, dẫn tới thận bị ứ nước, phình to.
Phân độ thận ứ nước bạn nên biết?
Bệnh lý thận ứ nước xảy ra ở nhiều cấp độ và mỗi cấp độ sẽ có biểu hiện, mức độ nguy cấp khác nhau. Phân độ thận ứ nước được đưa ra khi siêu âm và dựa vào chẩn đoán của các bác sĩ. Hiện nay, thận ứ nước được phân thành 4 cấp độ từ 1 đến 4.
Thận ứ nước độ 1
Khi người bệnh bị thận ứ nước mức độ 1, hình ảnh thận trên siêu âm cho thấy cầu thận sưng và giãn nhẹ khi chỉ số dA-P có giá trị từ 5 đến 10mm. Đây là cấp độ thận ứ nước nhẹ nhất. Thận chưa bị tổn thương nghiêm trọng.
Các triệu chứng ở cấp độ này là:
- Người bệnh đi tiểu nhiều về đêm.
- Có triệu chứng tăng huyết áp: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm có thể xảy ra đột ngột dẫn tới các biến chứng về bệnh tim khá nguy hiểm.
Ở giai đoạn này, bệnh vẫn chưa gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với cấp độ bệnh nguy hiểm hơn.
Do đó, cần đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi, phát hiện bệnh sớm, từ đó điều trị một cách nhanh nhất.
Thận ứ nước độ 2
Cấp độ thận ứ nước độ 2 gây ra nhiều tổn thương cho thận hơn ở cấp độ 1. Đây cũng là tình trạng bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm hơn. Ở cấp độ này, thận đã bị giãn ra và sưng lên 10mm đến 15mm và xuất hiện các cơn đau dữ dội ở vùng hông, mạn sườn. Người bệnh đi tiểu liên tục.
Trong giai đoạn này, các triệu chứng đau đã tăng nặng và kéo dài hơn nhiều so với cấp độ 1. Biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu, người bệnh đi tiểu nhiều về đêm. Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn 2 của bệnh lý thận ứ nước là:
- Người bệnh xuất hiện các cơn đau hông, tức hông do thận bị căng, giãn ra rất rõ rệt.
- Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, khó tiểu, tiểu không hết, thậm chí có thể tiểu ra máu và người bệnh thường xuyên cảm thấy căng tức bàng quang.
- Ở cấp độ này, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, biểu hiện qua các triệu chứng sốt, lạnh run người.
- Xuất hiện các cơn tăng huyết áp.
Thận ứ nước độ 3
Giai đoạn 3 của bệnh lý thận ứ nước là giai đoạn rất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Lúc này, cầu thận đã bị giãn trên 15mm và quan sát hình ảnh chụp CT rất khó phân biệt được đài bể thận với bể thận.
Tình trạng này nếu không được điều trị tích cực có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Các biểu hiện thường gặp ở giai đoạn này là:
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi do chức năng thận suy giảm dẫn tới thiếu máu.
- Người bệnh có tình trạng nước tiểu bất thường.
- Xuất hiện triệu chứng sưng, phù nề, ứ nước và khó thở.
Thận ứ nước độ 4
Đây là giai đoạn thận ứ nước nặng nhất, rất nguy hiểm cho người bệnh. Lúc này, thận có thể bị tổn thương lên tới 75 – 90%. Các triệu chứng như phù nề tay chân, tiểu tiện ra máu, tăng huyết áp diễn ra hết sức phức tạp.
Ở giai đoạn này, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật để điều trị khẩn cấp, tránh đe dọa đến tính mạng.
Các biện pháp điều trị
Do nguyên nhân gây bệnh là tình trạng tắc nghẽn niệu quản dẫn tới thận ứ nước nên việc điều trị sẽ dựa trên cơ chế thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu. Một số biện pháp điều trị thận ứ nước hiệu quả như sau:
- Người bệnh có thể được chỉ định thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và hạn chế bệnh trở nặng.
- Có thể sử dụng tia laser điều trị sỏi thận.
- Điều trị bằng steroid theo liệu trình của các bác sĩ đưa ra để ngăn ngừa axit uric hình thành trong thận gây ra ung thư.
- Phương pháp đặt ống bàng quang được áp dụng cho các bệnh nhân có đường tiểu hẹp để tháo nước tiểu tạm thời, giảm đau và giảm căng tức thận cho bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân ở mức độ 3 hoặc 4, thận có thể phình to gây ra đau đớn, người bệnh có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các tác nhân gây tắc nghẽn niệu quản.
Phân độ thận ứ nước là bước rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý này, giúp các bác sĩ đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất, giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!