Viêm Amidan Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm amidan mãn tính là bệnh lý đường hô hấp biểu hiện ở tình trạng sưng tấy amidan, đau rát họng, sốt và hôi miệng… Tình trạng này khiến người bệnh rất khó chịu và việc điều trị gặp nhiều khó khăn khi bệnh ở giai đoạn mãn tính. Vậy viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Amidan được coi là lá chắn của cơ thể khi bảo vệ họng trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài cơ thể. Chính vì thế, amidan cũng là cơ quan dễ bị viêm nhiễm nhất. Các đợt viêm amidan cấp tính nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể tiến triển thành viêm amidan mãn tính.Khi người bệnh bị viêm amidan mãn tính sẽ gặp phải các triệu chứng như đau rát họng, khó nuốt, đau tai, sốt, ớn lạnh, sưng amidan… Các triệu chứng này thường kéo dài và tái phát nhiều lần trong năm.
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Trên thực tế, viêm amidan khi vào giai đoạn mãn tính sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn giai đoạn cấp tính. Lúc này, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, bệnh dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị viêm amidan mãn tính là:
Biến chứng áp xe amidan
Khi amidan bị viêm mãn tính có thể xuất hiện các dịch mủ dẫn tới hình thành khối áp xe vùng amidan. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau rát họng, khô môi, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi, khó khăn trong ăn uống…Áp xe quanh amidan là tình trạng khá nguy hiểm, nếu không được kiểm soát có thể dẫn tới tình trạng áp xe họng, phù nề thanh quản. Viêm tắc xoang hang, xuất hiện các hạch ở góc hàm dẫn tới tổn thương thành động mạch cảnh và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh bị căng thẳng, mất tập trung và tăng nguy cơ đột quỵ. Đây là hội chứng thường gặp ở người bị viêm amidan mãn tính.
Biến chứng viêm mô tế bào amidan
Khi các vi khuẩn gây bệnh tấn công ồ ạt khu vực amidan sẽ khiến các mô tế bào bên trong vùng amidan bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể theo dõi biến chứng này thông qua các triệu chứng như nuốt đau, khít hàm, khó chịu ở họng và khó cử động hàm.Tình trạng viêm nhiễm này có thể tiến triển sâu vào phía trong thành họng, làm tăng nguy cơ ung thư thành họng ở người bệnh.
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Biến chứng viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp có thể xảy ra khi vi khuẩn Streptococcus nhóm A phát triển gây viêm amidan mãn tính. Lúc này, sức khỏe của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đau tức thận, thay đổi tính chất nước tiểu và buồn nôn, có dấu hiệu sốt nhẹ.
Biến chứng sốt thấp khớp
Bên cạnh việc gây ra biến chứng viêm cầu thận cấp, người bệnh có thể gặp phải biến chứng sốt thấp khớp. Sốt thấp khớp khiến người bệnh bị sưng đỏ và đau các khớp, sốt cao, tức ngực và mệt mỏi.Một số trường hợp nghiêm trọng có thể biến chứng ở van tim, khiến người bệnh có nguy cơ bị suy tim rất nguy hiểm. Do đó, viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Cách điều trị
Việc điều trị viêm amidan mãn tính rất quan trọng, có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được những nguy cơ xảy ra biến chứng. Làm giảm đau đớn, khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra. Người bệnh có thể điều trị bệnh lý này bằng các phương pháp như sau:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm amidan mãn tính như: Thuốc giảm ho, kháng sinh, thuốc chống viêm, các loại thuốc long đờm, giảm đau và hạ sốt.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Penicillin G, Ampicillin, Amoxicillin, Clarithromycin, Erythromycin…
- Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau: Ibuprofen và Paracetamol.
- Nhóm chống viêm, giảm phù nề: Alphachymotrypsin, Prednisolon, Amitase, Methylprednisolone…
- Thuốc long đờm, giảm ho: Terpin Codein, Bromhexin, Dextromethorphan.
- Thuốc súc họng: NaCl 0.9%, Oropivalone, Betadine…
Người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Phẫu thuật cắt amidan
Cắt amidan là biện pháp được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính nặng, có biến chứng và việc sử dụng thuốc điều trị không đạt được hiệu quả. Tuy vậy, việc phẫu thuật cắt amidan không được khuyến khích chỉ định cho trẻ nhỏ và người trên 45 tuổi.
Các mẹo dân gian
Các mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên là biện pháp hỗ trợ, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.Người bệnh có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên có trong dân gian như rau diếp cá, mật ong, tỏi, lá húng chanh… để cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan gây ra bằng cách:
- Sử dụng rau diếp cá: Có thể ăn sống trực tiếp một nắm lá diếp cá sạch mỗi ngày giúp cải thiện nhanh triệu chứng sốt, đau ở người bệnh.
- Sử dụng mật ong: Lấy một vài thìa mật ong nguyên chất pha với 1 cốc nước ấm. Có thể thêm 1 thìa nước cốt chanh hoặc nước cốt gừng để uống hàng ngày giúp làm dịu cổ họng, sát khuẩn đường thở cho người bệnh.
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Các biện pháp phòng ngừa
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh là việc rất quan trọng, giúp hạn chế được nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần. Người bệnh bị viêm amidan mãn tính cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc nặng và không nên nói to, nói quá nhiều.
- Cần uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại sinh tố, nước ép trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất.
- Giữ gìn vệ sinh họng và răng miệng sạch sẽ. Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với điều kiện môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm. Khi làm việc trong các môi trường này cần có đồ bảo hộ kỹ càng.
- Phải đeo khẩu trang sạch khi ra đường và đến các nơi công cộng.
- Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn các thực phẩm mềm, loãng tránh gây tổn thương niêm mạc họng.
- Vận động, tập luyện vừa sức để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Vì thế, khi có triệu chứng bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được kiểm tra, điều trị.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
- Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?
- Viêm amidan uống thuốc gì? TOP thuốc bác sĩ khuyên dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!