Viêm cầu thận mãn có chữa được không? Biện pháp điều trị hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm cầu thận mãn có chữa được không là một vấn đề được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Để kéo dài sự sống cho người bệnh, có thể sử dụng các biện pháp như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để trả lời vấn đề và các cách để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Viêm cầu thận mãn có chữa được không? Sống được bao lâu
Viêm cầu thận mãn tính là một bệnh lý về thận, trong đó các cầu thận bị tổn thương và không thực hiện được chức năng lọc các chất cặn bã như bình thường.
Vậy căn bệnh viêm cầu thận mãn có chữa được không? Hiện nay, theo các chuyên gia đầu ngành về thận thì viêm cầu thận mạn tính chưa thể điều trị khỏi dứt điểm được. Đây là một tình trạng bệnh lý mạn tính kéo dài và dai dẳng.
Tuy nhiên, nếu phát hiện và can thiệp bệnh sớm thì giảm được mức độ tổn hại cho người bệnh. Vì vậy, điều trị viêm cầu thận mạn tính thường là quá trình điều trị giúp giảm nhẹ triệu chứng. Đồng thời sử dụng các biện pháp làm chậm quá trình dẫn đến suy thận của bệnh nhân.
Ngoài ra, mỗi người có đáp ứng với các loại thuốc và biện pháp điều trị khác nhau. Điều này tùy vào cơ địa và sức khỏe của họ. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Khi đó, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, mà không phải phẫu thuật hay chạy thận thường xuyên. Do đó, tuy bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh cũng không nên quá lo lắng.
Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh lúc chẩn đoán mắc bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng nền sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu bệnh chỉ mới chuyển sang mạn tính thì chỉ cần tuân thủ điều trị theo chỉ định bác sĩ. Điều này làm chậm quá trình diễn biến của bệnh. Còn nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn cuối thì diễn biến của bệnh rất phức tạp. Lúc này thường phải tiến hành chạy thận để duy trì chức năng thận.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm cầu thận mạn
Viêm cầu thận mạn tính là một bệnh lý chưa có căn nguyên cụ thể. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.
- Viêm cầu thận cấp tính: Thông thường, người bệnh có thể điều trị khỏi khi được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, có đến khoảng 1/10 đến 1/20 trường hợp bệnh chuyển biến từ cấp tính sang mãn tính.
- Mắc sẵn một số bệnh nền: Người bệnh mắc các bệnh lý về miễn dịch như Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Goodpasture,… thường suy giảm chức năng thận. Tình trạng này diễn biến lâu dài sẽ có thể dẫn đến viêm cầu thận mạn tính.
- Người bệnh tiểu đường: Trong trường hợp người bệnh không có các biện pháp phù hợp để kiểm soát bệnh tiểu đường, sẽ dễ gây ra tổn thương thận. Lâu ngày sẽ tiến triển thành viêm cầu thận mạn tính. Thực tế, hơn nửa số trường hợp người bệnh viêm cầu thận mạn có bệnh nền đái tháo đường.
- Do môi trường: Nhiều người lao động trong nơi độc hại như xăng dầu, dầu khí, thuốc trừ sâu,… sẽ ngấm các chất độc vào trong máu. Lâu ngày khiến hệ miễn dịch suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá trong nhiều năm liền sẽ tổn hại đến các nội tạng quan trọng như phổi, thận, gan.
Biến chứng của viêm cầu thận mạn có thể gặp phải
Đa số các bệnh nhân mắc viêm cầu thận mạn tính đều dẫn đến các biến chứng phức tạp. Tùy trường hợp bệnh có thể có sự xuất hiện của một hoặc nhiều biến chứng khác nhau.
- Biến chứng nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của người bệnh viêm cầu thận mạn tính suy giảm rất nhanh. Do đó, khi cơ thể bị xâm nhập bởi các vi khuẩn gây bệnh sẽ không thể tiêu diệt được. Từ đó gây ra các đợt nhiễm trùng cấp nguy hiểm ở đường hô hấp và đường tiết niệu. Lúc này, cơ thể cùng lúc chịu nhiều bệnh khác nhau, có thể không chống đỡ được. Khi biến chứng nhiễm trùng xảy ra, tỷ lệ tử vong là rất cao.
- Biến chứng viêm cầu thận cấp: Khi người bệnh viêm cầu thận mạn gặp một đợt nhiễm trùng, rất dễ làm tình trạng bệnh thêm nguy kịch. Đa số trường hợp sẽ tiến triển thành viêm cầu thận cấp tính. Lúc này, người bệnh có dấu hiệu phù nặng, huyết áp tăng cao trên 80% so với bình thường,… Nguy hiểm nhất là gây tình trạng ngộ độc ure, làm người bệnh nhanh chóng hôn mê và suy kiệt.
- Biến chứng suy thận nặng giai đoạn cuối: Trong nhiều năm liền thận bị suy yếu, dễ gây ra suy thận. Trong đó, người bệnh thường xuyên bị thiếu máu, và tình trạng ngày càng xấu hơn theo thời gian. Khi thận suy yếu, các chất độc trong cơ thể tăng cao, đặc biệt là nồng độ ure trong máu. Tình trạng này diễn ra nặng nề sẽ gây tử vong.
Các biến chứng trên gây ra do viêm cầu thận mãn có chữa được không? Khi dẫn tới các biến chứng này, sức khỏe của người bệnh bị giảm sút nặng nề. Đặc biệt, chức năng của thận đã suy giảm đến mức gần như hoặc không còn tác dụng. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong ở họ. Hiện vẫn chưa có biện pháp tối ưu nào có thể giải quyết được tình trạng này.
Biện pháp điều trị viêm cầu thận mạn tính
Vậy viêm cầu thận mãn có chữa được không? Câu trả lời là vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể điều trị giúp giảm triệu chứng của bệnh. Đồng thời, làm chậm quá trình tiến triển gây ra nhiều biến chứng phức tạp của bệnh. Đó là sử dụng các loại thuốc theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, đồng thời duy trì lối sống sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh. Một số trường hợp nặng cần duy trì sự sống cho người bệnh bằng chạy thận nhân tạo, lọc máu,…
Thuốc Tây điều trị viêm thận mạn tính
Khi đi khám bệnh, các bác sĩ thường kê nhiều loại thuốc. Vậy các thuốc điều trị viêm cầu thận mãn có chữa được không? Thực tế hiện nay, các thuốc cho bệnh nhân sử dụng chỉ nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thành các biến chứng nặng hơn.
- Sử dụng các thuốc huyết áp để kiểm soát số đo của bệnh nhân. Tất cả các nhóm thuốc hạ huyết áp đều có thể sử dụng cho bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn tính khi người bệnh bị cao huyết áp. Tuy nhiên, cần chú ý, khi bệnh nhân có suy tim, thì không được sử dụng các thuốc hạ áp nhóm chẹn giao cảm. Vì các thuốc này có thể làm tim bệnh nhân loạn nhịp hoặc làm chậm nhịp tim.
- Khi có phù, bệnh nhân được bác sĩ kê cho các thuốc lợi tiểu như Furosemid. Liều uống thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng cụ thể của bệnh nhân khi có phù. Thông thường liều dùng thuốc là 40mg trong 24 giờ.
- Sử dụng kháng sinh trong các đợt viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập ồ ạt. Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn và các ảnh hưởng của phản ứng viêm tới cơ thể của người bệnh mà bác sĩ kê ra phác đồ kháng sinh khác nhau. Với các tình trạng nhiễm khuẩn thông thường và nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng các kháng sinh cổ điển như penicillin, cephalosorin, ampicillin, amoxicillin,….hay các kháng sinh nhóm beta – lactam khác.
- Khi sử dụng kháng sinh, người bị viêm cầu thận cấp cần chú ý hạn chế dùng các nhóm thuốc gây độc và tăng gánh nặng cho thận như các thuốc nhóm aminoglycosid (ví dụ như streptomycin, gentamycin,…).
- Liều sử dụng thuốc kháng sinh hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên đều tuân theo nguyên tắc là sử dụng đúng phác đồ, đúng thời gian, đúng liều (thường sử dụng kháng sinh từ 5 đến 7 ngày).
Lọc màng bụng
Đây là biện pháp sử dụng màng lọc thay thế cho thận đã bị mất gần hết các chức năng khi bệnh tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối. Trong đó, các bác sĩ sẽ sử dụng màng bụng của bệnh nhân để làm màng lọc các chất độc hại và cặn bã khỏi cơ thể.
Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh được ghép một ống thông ở trong khoang dịch lọc. Từ đó, có thể đưa dịch lọc từ bên ngoài vào trong màng bụng và tiến hành việc lọc thải chất độc. Sau khi quá trình lọc kết thúc, phần dịch lọc sẽ được chuyển ra ngoài qua ống thông này.
Trong quá trình lọc, có thể xảy ra biến cố nhiễm trùng vùng ổ bụng. Đó là khi các quy tắc đảm bảo an toàn vệ sinh không được tuân thủ. Tuy nhiên, những biến chứng này ít khi xảy ra.
Khi lọc màng bụng thì viêm cầu thận mãn có chữa được không? Đây chỉ là một phương pháp tạm thời đảm bảo duy trì chức năng sống cho cơ thể người bệnh. Còn bệnh lý này trên thực tế vẫn không được giải quyết triệt để.
Người bệnh lọc màng bụng không phải đến bệnh viện thường xuyên. Họ chỉ cần đến bệnh viện để kiểm tra hằng tháng. Do đó, những người ở nơi hải đảo, biên cương, vùng sâu, vùng xa được khuyến khích lựa chọn phương pháp này.
Chạy thận nhân tạo
Trong trường hợp người bệnh mắc viêm cầu thận mạn tính có các biến chứng suy thận, các chức năng của thận bị suy giảm. Trong đó có chức năng lọc máu. Nếu tình trạng bệnh diễn ra trong thời gian dài, các chất độc trong cơ thể tích tụ cao có thể khiến cơ thể suy kiệt. Để duy trì sự sống cho người bệnh, chỉ có thể tiến hành lọc máu ngoài thận bằng cách chạy thận nhân tạo.
Chạy thận nhân tạo thường chỉ thực hiện khi chức năng của thận đã mất từ 80 – 90%. Phương pháp này giúp cơ thể lọc bỏ các độc tố nguy hại khỏi cơ thể. Trên thực tế, việc chạy thận chỉ có tác dụng kéo dài sự sống cho người bệnh, chứ không chữa được bệnh.
Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện tại các trung tâm lớn như các bệnh viện đa khoa trung ương hoặc một số bệnh viện đa khoa hạng I ở các tỉnh. Người bệnh cần đến các cơ sở này mỗi tuần khoảng 3 đến 4 ngày, và tiến hành chạy thận trong 3 đến 4 giờ mỗi lần.
Chi phí chạy thận nhân tạo thường rất cao. Mà người bệnh bắt buộc phải điều trị thường xuyên, liên tục. Điều này tạo ra một gánh nặng về tài chính rất lớn đối với họ. Vì vậy, nhiều bệnh nhân được chỉ định thay đổi cách thức điều trị luân phiên: chạy thận một thời gian, rồi chuyển sang lọc màng bụng, và ngược lại.
Ghép thận
Người bệnh suy thận giai đoạn cuối còn một sự lựa chọn nữa để duy trì sự sống, đó là ghép thận. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các đối tượng không ngoài 60 tuổi và đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật.
Người bệnh được ghép một quả thận mới vào vùng hố chậu. Trong ca phẫu thuật, các mạch máu của thận được nối ghép vào các động mạch và tĩnh mạch chậu. Ngoài ra, phần niệu quản của thận mới cũng được nối ghép vào với bàng quang. Như vậy, thận mới đảm nhận hoàn toàn chức năng của thận cũ.
Sau khi được ghép thận thành công thì bệnh viêm cầu thận mãn có chữa được không? Thông thường, một quả thận ghép có thể hoạt động đến 10 năm, sau đó người bệnh phải thay tiếp. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp đảm bảo thực hiện chức năng của thận đã mất, chứ không chữa được tận gốc căn bệnh viêm cầu thận mãn tính.
So với hai phương pháp ở trên, người bệnh không phải mất thời gian đến bệnh viện sau khi ghép thận thành công. Bên cạnh đó, thận ghép có thể đảm bảo chức năng bằng hai quả thận của con người. Tuy vậy, đây là phương pháp rất tốn kém nên người bệnh cần cân nhắc lựa chọn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, hợp lý
Các phương pháp điều trị bằng thuốc và dùng biện pháp thay thế như trên là bắt buộc. Ngoài ra, để điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
- Người viêm cầu thận mạn thường bị phù khắp cơ thể và đặc biệt là phù ở chân và tay. Phù là hiện tượng cơ thể bị tích nước, mà nguyên nhân chính là do lượng muối dư thừa. Vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần chú ý hạn chế muối và mì chính trong các món ăn để giảm tích nước cơ thể. Vì các gia vị này có thể khiến cho tình trạng phù của bệnh nhân diễn biến phức tạp hơn.
- Người bị viêm cầu thận mạn tính cần chú ý hạn chế cung cấp các thực phẩm có protid khó tiêu như thịt bò, thịt cừu.. Thay vào đó, người bệnh nên ăn món ăn từ cá, trứng, sữa,… Đây là nguồn đạm dễ tiêu, hợp lý và tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.
- Hạn chế cung cấp nhiều photpho, kali, và natri trong khẩu phần ăn hàng ngày. Những nguyên tố này là nguyên nhân làm tăng gánh nặng cho thận và kéo đến tình trạng suy chức năng thận.
- Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, các gia vị như ớt, hạt tiêu,…
- Nên bổ sung các loại bột đường tốt như củ dong, miến dong, khoai tây, khoai sọ… Bổ sung các loại đường từ tự nhiên như mật ong, đường thốt nốt thay vì đường hóa học.
- Tùy thuộc vào lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày mà người bệnh cần tính toán để bổ sung nước cho hợp lý. Chú ý chỉ cung cấp lượng nước ít hơn thể tích nước thải ra ngoài. Mục đích của việc này là giảm tải gánh nặng cho thận, giúp duy trì chức năng của thận.
- Bổ sung các loại rau tươi có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải, súp lơ, cải xoăn,… Tăng cường sử dụng các rau củ quả tươi sạch như cà chua, táo, ….
- Ăn nhiều các hoa quả có nhiều vitamin C như ổi, bưởi, ớt chuông, cam,….
- Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, các đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, chè,…
Lưu ý để phòng tránh tiến triển thành viêm cầu thận mạn
Viêm cầu thận mạn tính là bệnh lý chưa có cách chữa trị hoàn toàn. Để ngăn ngừa bệnh tình tiến triển thành viêm cầu thận mạn tính, người bệnh cần phải chú ý đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày hơn người bình thường:
- Tăng cường vận động cơ thể. Người bệnh không cần thiết phải luyện tập thể dục thể thao chuyên nghiệp. Có thể tăng thời gian vận động giãn gân cốt bằng việc đi bộ, đạp xe, đi thang bộ. Ngoài ra, khi nghỉ ngơi có thể tập hít thở, vận động nhẹ nhàng.
- Thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế các loại gia vị trong các món ăn. Việc này không chỉ giảm gánh nặng làm việc cho thận mà còn giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Bổ sung đủ nước và các chất điện giải cần thiết theo nhu cầu của cơ thể mỗi người. Trung bình, mỗi người trưởng thành (khoảng 50kg) cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể thiền hoặc tập yoga trước khi đi ngủ, hay xông tinh dầu thơm,…. Đảm bảo ngủ tối thiểu 6 đến 8 giờ để cơ thể hồi phục sau khi làm việc căng thẳng.
Từ các thông tin mà bài viết đưa ra ở trên, mong rằng bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho vấn đề viêm cầu thận mãn có chữa được không?. Từ đó áp dụng các biện pháp để giúp cho cuộc sống sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!