Lang Ben Nâu
Lang ben nâu là một trong những bệnh lý nhiễm nấm ngoài da thường gặp nhất hiện nay. Chúng tương tự như lang ben đỏ, trắng khác, khi xuất hiện, bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên lại khiến người mắc cảm thấy mặc cảm, tự ti về ngoại hình của bản thân do những mảng màu da loang lổ, không đều màu. Để biết nguyên nhân, biện pháp xử lý bệnh da liễu này một cách hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết này.
Lang ben nâu là gì? Triệu chứng nhận biết
Lang ben là bệnh da liễu do vi nấm thuộc nhóm Malassezia furfur hay còn được gọi là Pityrosporum orbiculaire gây ra. Lang ben thường gặp ở những đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên – lứa tuổi ham vận động hoặc những trường hợp có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.
Bệnh lang ben thường không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng chúng khiến người mắc gặp không ít rắc rối. Bệnh có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày hè nóng bức, khi cơ thể nóng ẩm và tăng tiết mồ hôi nhiều.
Lang ben nâu là một trong những biểu hiện về sắc tố da bị thay đổi với màu da vốn có. Khác với lang ben trắng, đỏ thì trường hợp này người bệnh sẽ hình thành những đốm màu nâu. Lang ben có màu nâu thường xuất hiện trên những người có làn da trắng sáng. Khi mắc bệnh, bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua những dấu hiệu như sau:
- Có sự xuất hiện của các đốm da có màu nâu, khác hẳn so với phần da còn lại.
- Da có sự phân hóa màu sắc rõ rệt so với những khu vực da xung quanh. Những đốm hoặc mảng da khác biệt này có thể xuất hiện ở cổ, ngực, lưng, cánh tay hoặc bất cứ đâu trên cơ thể.
- Da có hiện tượng ngứa, cảm giác ngứa tăng lên khi bạn ra nắng hoặc đổ nhiều mồ hôi. Do da bị nhiễm nấm men sẽ khiến da trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân gây bệnh lang ben nâu
Nguyên nhân gây bệnh lang ben nâu là do sự phát triển quá mức của số lượng nấm men Malassezia furfur trên da. Vi nấm sẽ tác động đến sắc tố da, khiến cơ thể dần xuất hiện những vùng da tăng – giảm sắc tố thất thường. Dưới đây là một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh lang ben:
- Do thời tiết nóng ẩm: Mùa hè là thời điểm thân nhiệt tăng lên nhanh chóng khiến tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh mẽ, mồ hôi tiết nhiều. Cộng thêm việc không được vệ sinh tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben nâu.
- Do quá trình tăng tiết mồ hôi: Đây là một trong những yếu tố thuận lợi khiến nấm men phát triển và hấp thụ lipid. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng sẽ khiến lớp thường bị của da bị tổn thương và gây bệnh. Tình trạng tăng tiết mồ hôi thường gặp ở những người bị tiểu đường, béo phì, cường giáp,…
- Do rối loạn tuyến bã nhờn: Những trường hợp bị mắc chứng rối loạn tuyến bã nhờn thường có lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn so với người bình thường. Mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể luôn trong trạng thái ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
- Vệ sinh da kém: Vệ sinh cơ thể không đúng cách cũng là một trong những lý do khiến bệnh ngoài da bùng phát. Lười tắm, vệ sinh da kém khiến lượng dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông, làm tăng sinh vi khuẩn, nấm men và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben.
Các cách trị lang ben nâu nhanh chóng, hiệu quả
Trị lang ben nâu hiện nay được thực hiện chủ yếu qua 2 biện pháp là áp dụng mẹo dân gian hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bạn có thể chọn phương pháp điều trị phù hợp để cho hiệu quả tốt.
Mẹo dân gian
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên làm mẹo chữa lang ben nâu thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, mức độ tổn thương chưa lan rộng. Những mẹo chữa này thường đảm bảo tính an toàn, ít tác dụng phụ và chi phí siêu rẻ. Theo đó, để cải thiện triệu chứng của bệnh, bạn có thể áp dụng những cách chữa sau đây:
- Sử dụng chuối xanh: Đây là loại trái cây có chứa nhiều tinh chất có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó chuối xanh còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt nấm do lang ben. Để tận dụng công dụng này, bạn chỉ cần lấy một quả chuối xanh đã được rửa sạch, cắt thành lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị lang ben trong 15 phút. Lưu ý cả trước và sau khi thực hiện cần làm sạch da với nước ấm và kiên trì áp dụng biện pháp ngày 2 lần.
- Tri lang ben bằng tỏi: Các thành phần có trong tỏi, đặc biệt là allicin hoạt động như một chất kháng sinh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm. Đồng thời làm tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục da hiệu quả. Tùy theo vùng da bị lang ben, bạn chuẩn bị lượng tỏi phù hợp. Sau khi lột bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước thì cho tỏi vào cối giã nát, đắp trực tiếp tỏi lên vùng da bị lang ben trong tối đa 5 phút. Cuối cùng rửa lại vùng da trên với nước mát và duy trì thực hiện cách ngày.
- Mẹo dùng rau răm: Là loại rau sống được sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày nhưng ít ai biết rằng rau răm còn có tính sát khuẩn. Vậy nên nhiều người đã dùng chúng để điều trị bệnh lang ben với công thức vô cùng đơn giản. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị 1 nắm rau răm đã được rửa sạch, giã nát. Vệ sinh vùng da bị lang ben sạch thì dùng bã rau răm chà nhẹ nhàng lên vùng da bị lang ben. Sau 15 phút rửa lại với nước mát cho sạch và kiên trì áp dụng ngày 2 lần cho tới khi vùng da bị lang ben được cải thiện tốt.
- Trị lang ben bằng củ riềng: Nhờ tính cay nóng, củ riềng được xem là khắc tinh của vi nấm gây lang ben. Các nghiên cứu cho thấy, củ riềng có chứa các chất giảm đau, kháng khuẩn và giúp tăng cường bơm máu tới khu vực bị lang ben và “sửa chữa” các tổn thương trên da. Bạn giã nát 1 nhánh riềng tươi, cho thêm 1 thìa nước cốt chanh, bỏ hỗn hợp vào nồi đun sôi trong 3 phút rồi để nguội. Dùng bông gòn thấm nước bôi lên da, để yên trong 15 phút rồi rửa sạch lại là được.
- Dùng phèn chua: Trong Đông y, phèn chua còn được gọi là trần phong thạch, mã xĩ phàn. Đây là nguyên liệu được dùng để điều trị mụn nhọt, bệnh hắc lào và lang ben. Phèn chua hoạt động như một loại sát trùng giúp chống ngứa, giảm viêm và phòng ngừa nguy cơ lan rộng các tổn thương trên da. Theo đó trộn 2 thìa phèn chua, 2 thìa lưu huỳnh và 1 thìa giấm ăn vào nhau. Thoa hỗn hợp này lên da rồi để da khô tự nhiên và rửa lại sau 1 – 2 tiếng với nước ấm. Đều đặn thực hiện ngày 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Sử dụng thuốc trị bệnh lang ben nâu
Sau khi thăm khám và có kết quả cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc để phòng tránh nguy cơ lan rộng, tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc chống nấm có thể xảy ra một số tác dụng phụ hoặc gây ảnh hưởng tới các loại thuốc mà bạn đang sử dụng nên cần hết sức lưu ý.
Theo đó, bạn có thể được kê đơn thuốc trị lang ben nâu toàn thân như Fluconazole, Gricin, Itraconazole, Ketoconazole,… Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể được kết hợp thêm một số loại thuốc khác để giúp bệnh nhanh chóng được kiểm soát.
Biện pháp phòng tránh bệnh lang ben
Không chỉ với lang ben nâu, lang ben trắng – đỏ – đen cũng cần tiến hành điều trị và có biện pháp điều trị, phòng tránh phù hợp để bệnh tránh tái diễn. Cụ thể:
- Cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng vào buổi trưa và buổi chiều.
- Tránh tham gia các hoạt động thể chất gây đổ nhiều mồ hôi, thay vào đó hãy chọn những hoạt động nhẹ nhàng hơn.
- Hạn chế sinh sống ở vùng có thời tiết nóng bức hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, khoa học để giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng chống lại bệnh tật hiệu quả.
- Thăm khám bác sĩ ngay nếu thấy sức khỏe hoặc làn da có những dấu hiệu bất thường. Không tự ý mua thuốc, thay vào đó nên sử dụng thuốc theo chỉ định, đơn kê từ bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.
Lang ben nâu, trắng, đỏ,… đều không phải bệnh lý nguy hiểm mà chỉ là triệu chứng ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Mặc dù vậy, để tránh gặp phải các tổn thương, giúp da trở nên mềm mịn, đều màu thì bạn nên chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!