Nang thận
Nang thận là một dạng u thận lành tính xuất hiện khá phổ biến. U này được hình thành do nước tiểu bị ứ lại lâu ngày trong thận tạo và thành những khối dịch bất thường tại bộ phận này. Tuy lành tính nhưng các nang ở thận nếu phát triển to mà không được can thiệp điều trị cũng có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng cho sức khỏe người bệnh.
Giải đáp: Bệnh nang thận là gì, có mấy loại?
Bệnh nang thận là thuật ngữ y học chỉ một khối dịch bất thường xuất hiện tại một hoặc cả hai bên thận. Nang thận thường có hình dạng tròn, bên trong chứa dịch trong và không thể thông với đài bể thận.
Theo thống kê, bệnh thường gặp ở những đối tượng trên 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có thể gặp ở trẻ em nhưng rất ít. Đáng chú ý, một số trường hợp trẻ xuất hiện nang thận từ khi chào đời. Hiện tượng đặc biệt này được gọi là bệnh nang thận bẩm sinh.
Các loại nang thận hiện nay
Các nhà khoa học đã chia bệnh lý về thận này thành 3 loại như sau:
Nang thận đơn độc
- Là dạng bệnh chỉ có 1 khối dịch bất thường ở thận và cũng có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên.
- Là dạng nang thận phổ biến nhất, chiếm đến tỷ lệ cực cao ở những bệnh nhân có độ tuổi trên 50.
- Bệnh này hoàn toàn không gây bất cứ biến chứng gì và cũng thường không có triệu chứng gì quá đặc trưng. Cụ thể, nếu nang thận có kích thước nhỏ vào dưới 6cm thì không cần điều trị. Ngược lại, nếu nó đã phát triển to thì có thể gây ra triệu chứng đau bên hông lưng chứa nang thận thì cần can thiệp bằng Y khoa.
Thận nhiều nang
Là dạng bệnh tương tự như bệnh nang thận đơn độc. Tuy nhiên điểm khác biệt là ở chỗ xuất hiện nhiều nang và diễn ra do dự tắc nghẽn lâu ngày của nhiều đơn vị thận.
Thận đa nang
Dạng bệnh này thường khởi phát do yếu tố di truyền và nên được theo dõi 6 tháng một lần thông qua việc siêu âm. Khi bệnh gây ra các triệu chứng đau, nhiễm trùng thì bắt buộc cần đến sự can thiệp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa niệu.
Nguyên nhân gây nang thận
Y học hiện đại tới nay vẫn chưa thể tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nang thận. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong thận lâu ngày có thể làm xuất hiện các khối dịch bất thường tại thận.
Ngoài ra, sự phá hủy cấu trúc của các ống thận hay tình trạng thiếu máu lưu thông đến thận cũng là tác nhân gây ra bệnh lý này. Một số túi thừa trong ống thận do một nguyên nhân nào đó đã bị tách ra hình thành nên khối nang. Đáng chú ý, các nhà khoa học cũng nhận định nang thận là bệnh lý này có yếu tố di truyền.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạn cần lưu ý như sau:
- Người trên 50 tuổi.
- Nam giới.
- Đối tượng đã từng hoặc đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Người chạy thận nhân tạo.
- Có người thân mắc bệnh thận.
Triệu chứng nang thận điển hình
Bệnh nang thận thường không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện ra mình mắc bệnh này do tình cờ nhờ việc thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc thông qua các biến chứng bệnh.
Tuy nhiên, một số trường hợp khác cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng nang thận sau đây:
- Người bệnh bị đau hông, phần xương sườn nếu nang ở thận có kích thước lớn khiến các cơ quan khác bị chèn ép.
- Đại tiện ra nước tiểu chứa máu .
- Có triệu chứng sốt, đau dữ dội, rét run nếu nang ở thận bị nhiễm trùng.
- Xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp nếu nang thận gây chèn ép vào động mạch thận.
- Nếu nang thận có kích thước lớn, bạn có thể sờ thấy chúng bằng tay.
Nang thận có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Bệnh nang thận có nguy hiểm không là thắc mắc của tất cả người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên hoa, nếu các nang ở thận có có kích thước nhỏ đồng thời không xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì sẽ không gây ra biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần thiết phải can thiệp điều trị.
Ngược lại, nếu nang thận có kích thước lớn đồng thời nằm ở vị trí dễ gây chèn ép các cơ quan khác thì có thể gây ra một số biến chứng sau:
- Nhiễm trùng: Nang ở thận bị nhiễm trùng gây sốt và đau đớn. Tình trạng này cũng khiến khối nang dễ bị vỡ và rò rỉ dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Đây được xem là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
- Chứng thận ứ nước: Nguyên nhân là do khối nang ở thận có thể gây tắc nghẽn đường tiểu.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu và sỏi thận: Do tình trạng viêm nhiễm và nước tiểu bị tích tụ lâu ngày trong thận.
- Biến chứng khác: Tăng huyết áp, phình động mạch máu não.
Chẩn đoán bệnh nang thận
Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nang thận dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Ngoài ra, một số xét nghiệm và phương pháp thăm dò chức năng khác cũng được thực hiện như:
- Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Gồm đo nồng độ ure, creatinin, acid uric trong nước tiểu, máu.
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và tế bào nước tiểu: Giúp phát hiện tế bào bạch cầu niệu hoặc hồng cầu niệu khi có hiện tượng nhiễm trùng nang thận.
- Kiểm tra nồng độ protein niệu: Người xuất hiện các nang ở thận thường không có hoặc có rất ít protein niệu.
- Siêu âm hệ tiết niệu: Giúp xác định số lượng nang, kích thước và cả độ dày thành nang thận.
- Chụp thận có sử dụng thuốc cản quang: Giúp nhận biết được hiện tượng ·đè đẩy vào nhu mô thận do nang thận, đồng thời bác sĩ có thể phân biệt được bệnh này với chứng ứ nước thận.
- Chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ: Giúp phân biệt nang thận với u thận.
Các phương pháp điều trị
Như đã nói ở trên, nang thận nếu có kích thước nhỏ và không gây ra triệu chứng thì không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi chức năng thận định kỳ, siêu âm thận và xét nghiệm nước tiểu. Các trường hợp còn lại có thể tham khảo cách chữa bệnh này bằng mẹo dân gian, thuốc Đông y hoặc Tây y.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Điều trị nang thận bằng mẹo dân gian là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cách này không thể chữa dứt điểm bệnh mà chỉ có thể giúp thận cải thiện chức năng, giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Rau ngổ, râu ngô và cây mã đề là những nguyên liệu an toàn, lành tính giúp lợi tiểu mà dân gian thường áp dụng để chữa các khối nang ở thận.
Mẹo với cây rau ngổ
Rau ngổ có tính mát, sở hữu nhiều thành phần quan trọng như Lipid, Endrin, Vitamin B, C và Gluxit. Đây đều là các chất hỗ trợ làm giảm mạch máu, lợi tiểu và hỗ trợ điều hòa chứng năng thận.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30gr rau ngổ tươi và 150ml nước sôi để nguội.
- Rửa sạch rau ngổ và ngâm trong nước muối loãng.
- Giã nát rau ngổ và cho thêm nước sôi để nguội vào và khuấy đều sau đó lọc lấy nước cốt.
- Dùng nước cốt rau ngổ trên uống hết trong ngày và thực hiện nhiều ngày liên tục để cải thiện chức năng thận.
Chú ý: Bạn có thể cho thêm một chút đường vào nước cốt rau ngổ để uống nếu không bị tiểu đường.
Cách dùng râu ngô
Nước râu ngô từ lâu đã trở thành mẹo dân gian trị các bệnh lý về thận rất hiệu quả, trong đó có cả nang thận. Nguyên nhân là do râu ngô có tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể nếu sử dụng thường xuyên có thể giảm hiện tượng phù nề và lợi tiểu. Bên cạnh đó, các dược chất trong dược liệu này như Tanin, Sitosterol, Allantoin và Stigmasterol… còn có thể giúp hỗ trợ cải thiện chức năng thận.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g râu ngô và 200ml nước lọc sạch.
- Râu ngô đem loại bỏ tạp chất, rửa sạch và cho vào nồi đổ thêm nước đã chuẩn bị và đun sôi.
- Chia nước râu ngô thành 3,4 lần uống trong ngày, trước bữa ăn khoảng 3 đến 4 giờ. Thực hiện cách này nhiều ngày liên tục cho đến khi các triệu chứng của bệnh nang thận khỏi hẳn.
Mẹo dân gian với cây mã đề
Cây mã đề vị ngọt, tính hàn và giúp thanh lọc cơ thể rất tốt. Các thành phần có trong dược liệu này như Aucubin, Vitamin C, K và Aucubozit giúp đều có tác dụng hỗ trợ quá trình thanh lọc, giải độc thận diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10gr mã đề, 2gr cam thảo, 200ml nước lọc.
- Mã đề và cam thảo đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng với lượng nước đã chuẩn bị.
- Chia cước thuốc cam thảo và mã đề vừa đun làm 3 phần bằng nhau và sử dụng hết trong ngày.
Điều trị bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn bệnh nang thận. Tuy nhiên, cách chữa này cũng cần được sử dụng nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm chức năng thận, kiểm soát tốt triệu chứng bệnh.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: 16gr địa hoàng thán; đỗ trọng, lộc giác giao mỗi vị 12gr; kỷ tử 10gr, đương quy, chế quản, đậu ký sinh, phụ tử chế mỗi vị 8gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị dược liệu đã chuẩn bị và sắc với 6 bát nước.
- Nước sắc được chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục 12 tuần để tăng cường chức năng thận, giảm thiểu triệu chứng do bệnh nang thận gây ra.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Hạ liên thảo, kỷ tử, rễ cỏ xước, nữ trinh tử, thục địa mỗi vị 15gr; phục linh 12gr; hoài sơn, cúc hoa, đan bì mỗi vị 10gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị và sắc với 5 bát nước trong khoảng 30 đến 45 phút.
- Chia nước thuốc đã sắc thành 3 phần và sử dụng hết trong ngày, thực hiện liên tục 1 tuần để điều trị suy giảm chức năng thận.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Bách bản 20gr; sơn dược, phụ tử, sao du nhục, ba kích, sơn dược, tiên mao, phục linh bì mỗi vị 15gr; bạch truật 10gr; đẳng sâm 12gr và quế chi 2gr.
Cách thực hiện:
- Các dược liệu trên cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước sau đó loại bỏ bã và lọc nước uống hàng ngày.
- Người bị nang thận nên uống thuốc sau bữa ăn để tăng cường chức năng cho thận hiệu quả nhất.
Điều trị bằng Tây y
Tới nay, chưa có bất cứ biện pháp nội khoa nào có thể ngăn được tiến triển của bệnh nang thận. Trong trường hợp khối nang có kích thước trên 5cm và đi kèm triệu chứng lâm sàng, thậm chí gây chèn ép bể thận, niệu quản…thì cũng là lúc các biện pháp can thiệp ngoại khoa cần được thực hiện. Cụ thể:
- Chọc hút, bơm chất chống làm hóa xơ vào nang thận: Phương pháp này ít khi được thực hiện do tỷ lệ tái phát bệnh khá cao, thậm chí lên đến 70% chỉ sau 3 tháng.
- Mổ hở cắt chóp nang tiêu: Biện pháp này gây tiêu tốn nhiều thời gian nằm viện của người bệnh, bên cạnh đó mà vết mổ sẽ để lại sẹo và sức khỏe người bệnh chậm phục hồi.
- Phẫu thuật nội soi: Là phương pháp điều trị nang thận hiệu quả nhất hiện nay giúp cắt nang các chóp nang đồng thời đem lại hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cao nhất cho người bệnh.
Chú ý:
- Trường hợp người bệnh xuất hiện biến chứng, chẳng hạn như xuất huyết thì có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc cầm máu hoặc truyền máu.
- Trường hợp nang ở thận bị nhiễm trùng thì người bệnh cần dùng thêm thuốc kháng sinh.
Bị bệnh nang thận nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh thận có nang ở thận. Vậy khi bị nang thận, suy thận bạn ăn gì và kiêng gì?
Thực phẩm nên ăn: Chế độ ăn cho người nang thận cần thêm 30% dinh dưỡng so với người bình thường, chia nhỏ bữa ăn và nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau:
- Các món luộc.
- Các thực phẩm chế biến từ gạo, bánh mì hoặc mì ống không có muối.
- Các rau của tươi, đặc biệt là rau xanh.
- Thức ăn chay, thanh đạm.
- Sữa và sữa chua ít đường.
- Hoa quả, đặc biệt là táo, lê , dưa hấu…
Thực phẩm cần kiêng:
- Chất đạm từ hải sát, trứng.
- Thực phẩm chứa nhiều kali, chẳng hạn như chuối, khoai tây, cà chua.
- Thức ăn dầu mỡ.
- Nội tạng động vật có chứa hàm lượng purine cao khiến thận khó lọc các chất thải hơn.
- Thực phẩm cay nóng gây nhiệt, đồ chua làm kích ứng dạ dày.
- Thực phẩm đông lạnh.
- Đồ ăn chế biến sẵn,…
Chú ý: Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, thì bệnh nhân bị nang thận cũng nên nghỉ ngơi dưỡng sức, không làm nhiều và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vận động thể lực nhẹ nhàng để nhanh khỏi bệnh.
Điều trị bệnh nang thận ở đâu?
3 cơ sở y tế được đánh giá cao trong việc điều trị u nang mà người bệnh nên tham khảo là:
Bệnh viện Nhân dân 115
Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công phương pháp điều trị nang thận không cần phẫu thuật. Cụ thể, các bác sĩ tại đây đã dùng phương pháp chọc hút nang thận siêu âm và dẫn lưu dịch thông qua ống thông. Có thể thấy, đây là sự tiến vượt bậc của phương pháp chọc hút kinh điển truyền thống khi điều trị nang thận.
Kỹ thuật điều trị trên sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Giúp hạn chế tối đa các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu do ít xâm lấn.
- Bệnh nang thận gần như không có khả năng tái phát.
- Thực hiện nhanh, chỉ mất khoảng 20-25 phút.
- Khả năng hồi phục tốt, bệnh nhân có thể về nhà nghỉ ngơi sau 1-2 giờ.
- Chi phí điều trị thấp. chỉ khoảng 2 đến 3 triệu đồng và được bảo hiểm y tế chi trả một phần.
Bệnh viện Bạch Mai
Để điều trị nang thận, bạn có thể tới Khoa Thận tiết niệu thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Đây được biết đến là một trong những đơn vị chuyên khoa đầu ngành của nước ta chuyên thăm khám và điều trị các bệnh về Thận – Tiết niệu.
Hiện tại, bệnh viện đã vàng đang áp dụng khá nhiều các kỹ thuật điều trị tiên tiến bởi các bác sĩ đầu ngành như:
- Trước khoa Thận Tiết niệu PGS.TS Đỗ Gia Tuyển.
- Phó Trưởng khoa Thận Tiết niệu ThS.BS Mai Thị Hiền.
Bệnh viện Thận Hà Nội
Chức năng chính của bệnh viện Thận Hà Nội là cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội, ngoại trú thuộc chuyên ngành thận học – tiết niệu. Đây là nơi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh cực kỳ hiện đại, tiên tiến và đem lại kết quả cao. Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cũng được trang bị đầy đủ, đồng bộ, phòng mổ đảm bảo vô trùng sạch sẽ.
Đáng chú ý, bệnh viện Thận Hà Nội đã vinh dự đạt danh hiệu bệnh viện vững mạnh xuất sắc liên tục từ năm 2008 tới nay. Bởi vậy đây chính là một trong những địa chỉ y tế uy tín mà bạn nên lựa chọn để điều trị nang thận.
Một số lưu ý khi bị nang thận
Để kiểm soát các triệu chứng cũng ngư ngăn ngừa nang thận tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Chú ý bổ sung đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa hình thành các viên sỏi thận và thúc đẩy thận hoạt động thận tốt hơn.
- Thực hiện và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Chú ý xây dựng thực đơn ít muối để tránh gây ra tình trạng ứ nước, phù nề.
- Cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi và giải trí để hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
- Tuyệt đối không dùng đồ uống có gas, cồn.
- Hạn chế tối đa dung nạp các chất kích thích vào cơ thể.
- Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc bất cứ lúc nào nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường trên cơ thể.
Nang thận là dạng bệnh lành tính nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Hãy chủ động tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!