Tán sỏi mật là gì? Các phương pháp phổ biến hiện nay?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTán sỏi mật qua da bằng laser, siêu âm hay nội soi là những phương pháp điều trị bệnh ít xâm lấn, an toàn, thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết về thủ thuật trị bệnh này cũng như địa chỉ điều trị uy tín. Dưới đây là thông tin tổng quan về cách trị sỏi mật bằng phương pháp tán sỏi bạn nên tham khảo.
Thông tin cần biết về phương pháp tán sỏi mật
Sỏi mật là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và chữa đúng cách. Tuy nhiên phần lớn người bệnh đều chủ quan, chỉ đến khi sỏi lớn không thể tự đào thải ra ngoài mới đi khám, điều trị.
Lúc này ngoài thuốc, phẫu thuật, phương pháp tán sỏi cũng được bác sĩ chỉ định cho nhiều người bệnh. Đây được xem là phương pháp ưu việt, ít xâm lấn với tỉ lệ thành công cao.
Một số thủ thuật tán sỏi được thực hiện tại các bệnh viện lớn nước ta bao gồm: tán sỏi mật qua da, tán sỏi bằng sóng siêu âm, nội soi. Mỗi phương pháp điều trị sỏi mật này lại được thực hiện với các bước khác nhau.
Ưu điểm của tán sỏi là tránh gây tê toàn thân, ít bị đau và thời gian hồi phục nhanh, phù hợp cho những đối tượng không thể phẫu thuật để lấy sỏi, người bị tiểu đường, bệnh lý về tim và suy hô hấp nặng…
Một số phương pháp tán sỏi mật không phẫu thuật phổ biến
Như đã thông tin ở trên, hiện các phương pháp tán sỏi qua da bằng laser, sóng siêu âm, nội soi được lựa chọn trong điều trị bệnh sỏi mật. Vậy các phương pháp này được áp dụng cho đối tượng nào, lưu ý gì?
Phương pháp tán sỏi túi mật qua da bằng laser
Trước đây, việc tán sỏi mật bằng laser được thực hiện bằng cách tạo nhiệt liên tục, làm tổn thương các mô và hiệu quả không cao. Hiện nay, phương pháp này đã được cải tiến hơn, các tia laser sẽ tự động phát hiện ra sỏi và ngừng tiếp xúc khi nhận dạng đó là thành mật. Cải tiến mới này vừa có tác dụng loại bỏ sỏi sạch hơn đồng thời giảm tổn thương những vùng da khác.
Những trường hợp được chỉ định dùng phương pháp gồm có
- Người bệnh mắc viêm túi mật nặng không thể gây mê.
- Những trường hợp túi mật còn chức năng và muốn giữ, bảo tồn túi mật.
- Không đủ điều kiện thực hiện biện pháp phẫu thuật để lấy sỏi trong túi mật.
- Chức năng co bóp túi mật khoảng 40% trở lên, khỏe mạnh, không bị viêm hay có polyp, chia thành nhiều ngăn.
- Bị viêm túi mật cấp do sỏi nhưng có tuổi cao.
- Người mắc bệnh tim, hô hấp không mổ được.
Chống chỉ định
- Không áp dụng phương pháp tán sỏi qua da bằng laser cho những người bệnh mắc rối loạn đông máu, đã được điều trị mà bệnh không cải thiện.
- Người bệnh có bất thường về mạch máu ở thận và có nguy cơ mất máu nhiều.
- Tăng huyết áp, suy hô hấp nặng…
Lưu ý
Sau khi can thiệp xong, người bệnh cần được theo dõi theo định kỳ, cẩn thận kết hợp với phương pháp chống sỏi tái phát.
Biến chứng
Sau khi tán sỏi mật qua da bằng laser xong, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như: Chảy máu động mạch, viêm túi mật, rỉ mật, viêm đường mật…
Phương pháp dùng sóng siêu âm
Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể cũng là phương pháp tán sỏi mật qua da. Đây là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ trung vào viên sỏi trong túi mật. Bằng những nguồn năng lượng lớn để ép và phá vỡ viên sỏi thành những mảnh vụn nhỏ. Từ đó sỏi sẽ cùng dịch mật lọt qua các vòng đi vào đường ruột và thoát ra ngoài.
Tán sỏi mật ngoài cơ thể phù hợp cho những đối tượng:
- Đã thực hiện các xét nghiệm theo bác sĩ chỉ định
- Được chẩn đoán về kích thước và vị trí của sỏi, đường tiết niệu thông suốt và có bất thường khi giải phẫu hay không.
- Có đầy đủ các chỉ số của cơ thể như: Nhịp tim, huyết áp…
- Chức năng của thận ổn định, ở mức cho phép.
- Cấp độ nhiễm trùng của tiết niệu ở mức cho phép hay không.
- Thực hiện với những trường hợp có kích thước sỏi thận < 15mm.
- Sỏi niệu quản có kích thước trong khoảng 6-25mm.
- Trường hợp có sỏi niệu quản < 5mm đã điều trị nội khoa 1 tuần mà tình trạng bệnh cải thiện, sỏi không di chuyển.
Chống chỉ định
- Nam giới bị hẹp niệu đạo.
- Người bệnh bị hẹp niệu quản đoạn dài phía dưới sỏi.
- Trường hợp bị rối loạn đông máu.
- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng.
Lưu ý
- Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa của sỏi tiết niệu, soi di chuyển theo nhịp thở nên người bệnh cần hít sâu và đều trong quá trình thực hiện.
- Ngay khi, tán sỏi người bệnh cần uống 2 lít nước trở lên để đào thải sỏi ra ngoài qua đường nước tiểu.
Biến chứng
- Tán sỏi bằng sóng siêu âm có thể gây đau quặn bụng, tụ máu quanh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết…
- Nhiễm trùng đường tiết niệu và khuẩn huyết có thể xảy ra.
- Các mảnh sỏi vụ sau khi đã tán làm đau quặn bụng.
Kỹ thuật tán sỏi mật trong gan bằng phương pháp nội soi
Bằng việc sử dụng một ống nội soi nhỏ với đường kính 3-5mm và chiều dài khoảng 40-50cm đưa vào ống mật chủ. Để tìm và phát xung động thủy lực giúp phá viên sỏi ở các nhánh mật nhỏ hay nằm sâu trong gan. Biện pháp này có ưu điểm hạn chế tình trạng sỏi vẫn còn sót lại sau khi thực hiện.
Chỉ định dùng cho những trường hợp
- Những trường hợp xuất hiện sỏi trong gan.
- Có hay không thấy sỏi trong ống mật chủ hay sỏi túi mật.
Chống chỉ định
- Người bệnh vị số nhiễm trùng đường mật.
- Rối loạn đông máu với mức nặng.
- Người già có bệnh suy kiệt nặng.
- Những người bệnh không được dùng thuốc gây mê như: suy tim và suy hô hấp nặng.
Lưu ý: Chảy máu ở đường mật cần theo dõi cẩn thận. Bên cạnh đó, người bệnh phải được đảm bảo lưu thông kehr.
Có nên tán sỏi mật không? Tán sỏi ở đâu?
Với bất cứ phương pháp điều trị tán sỏi nào đều có ưu và nhược điểm. Để giúp người bệnh giải đáp thắc mắc có nên tán sỏi bằng phương pháp không phẫu thuật hay không? Dưới đây là ưu và nhược điểm của biện pháp cho bạn tham khảo trước khi quyết định dùng cách nào.
Ưu điểm
- Ít xâm lấn nên giúp người bệnh ít bị đau hơn.
- Thời gian thực hiện kỹ thuật ngắn chỉ từ 15-30 phút. Trong quá trình thực hiện, người bệnh được sử dụng thuốc gây tê nên bớt đau hơn.
- Vì tán sỏi mật theo phương pháp không phẫu thuật nên vết mổ nhỏ, ít để lại sẹo, không làm mất thẩm mỹ…
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm mà mang lại, người bệnh còn đối mặt với một số rủi ro của phương pháp này như:
- Đau: Bạn sẽ cảm thấy đau trong vài ngày hơn nữa vì dùng thuốc an thần, bạn có thể không lại được xe trong khoảng 1 ngày.
- Viêm tụy: Sau 1 tháng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn phần tụy.
- Tỷ lệ tái phát cao: Theo thống kê, có tới 45% người bệnh thực hiện các biện pháp tán sỏi mật qua da bằng laser, siêu âm hay nội soi đều bị tái phát sỏi trở lại. Lúc này buộc phải dùng phương pháp bằng phẫu thuật.
Tán sỏi mật ở đâu là tốt nhất?
Bên cạnh việc chọn phương pháp tán sỏi phù hợp với tình trạng của mình, người bệnh nên lựa chọn một trong những địa chỉ điều trị bệnh lý về sỏi mật uy tín dưới đây.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Đây là bệnh viện là cơ sở y tế thuộc tuyến Trung Ương có nhiều bác sĩ giỏi cùng cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại. Bệnh viện chuyên khám và điều trị bệnh bằng các phương pháp nội và ngoại khoa với các bệnh về thần kinh, thận –tiết niệu, nội tiết…
- Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 0982873112
- Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 6h30 sáng tới 16h30.
Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức là một cơ sở y tế chuyên điều trị ngoại khoa, một trung tâm phẫu thuật lớn của cả nước. Nơi đây nổi tiếng với các phương pháp điều trị tán sỏi mật ngoài cơ thể, sử dụng máy tán sỏi hiện đại, phối hợp tán sỏi mật qua da, nội soi, loại bỏ sỏi tiết niệu…
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: (84- 24) 38.253.531
- Thời gian làm việc: Từ 6h30 tới 16h tất cả các ngày trong tuần.
Tán sỏi mật tại Bệnh viện 108
Bệnh viện 108 còn được biết với một cái tên khác là Quân y viện 108, thuộc Bộ Quốc Phòng. Tại bệnh viện có khoa ngoại tiết niệu chuyên khám, điều trị và thực hiện các phương pháp nội soi niệu quản cắt polyp, điều trị hẹp niệu quản, tán sỏi bằng xung hơi, laser, tán sỏi kích thước lớn, xung kích sỏi bán san hô…
Liên hệ theo
- Điện thoại: 069. 572400
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thời gian làm việc: Từ 6h30-16h30 từ thứ 2 tới thứ 7.
Tán sỏi mật tại Bệnh viện Trưng Vương TP HCM
Đây là Bệnh viện Đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế TP HCM. Bệnh viện chú trọng đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong điều trị và khám bệnh như: Phẫu thuật gan mật bằng phương pháp nội soi, tán sỏi thủy lực, cắt túi mật nội soi, điều trị ung thư tuyến tụy,…
- Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCM
- Điện thoại: (028) 54484949
- Thời gian làm việc: Làm việc từ thứ 2 tới sáng thứ 7 từ 6h30 tới 16h30.
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tại Khoa Nội Tiết- Thận của bệnh viện có nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiệt tình và chu đáo. Mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về khoa thận, tiết niệu như: Hội chứng thận hư, suy thận cấp, nhiễm trùng nước tiểu, viêm cầu thận…
Ngoài ra bệnh viện còn thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thận học như: tán sỏi, sinh thiết mật và sỏi cặn lắng nước tiểu….
- Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Điện thoại: 028 38 412 692
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 tới sáng thứ 7 trong giờ hành chính từ 7h-16h30.
Bệnh viện Nhân Dân 115
Đây cũng là một trong những địa chỉ tán sỏi mật được nhiều người dân miền Nam biết tới. Tại khoa Nội tiết và Ghép thận của bệnh viện có áp dụng nhiều kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại giúp điều trị, loại bỏ sỏi mật hiệu quả.
- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 3865 4249
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 tới thứ 6 trong giờ hành chính từ 7h00-16h00, phát số bắt đầu từ 5h30.
Một số lưu ý khi tán sỏi mật
Để quá trình tán sỏi đạt hiệu quả cao, ít biến chứng, người bệnh cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp dưới đây:
- Luôn mang theo bên mình các thuốc chống đông máu, chống tập kết tiểu cầu được bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
- Sau khi thực hiện tán sỏi xong, nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để đẩy hết sỏi ra ngoài.
- Tránh hoạt động mạnh, va chạm mạnh vào vùng da thực hiện thủ thuật tán sỏi.
- Tuân thủ đúng liều, thời gian và lộ tình theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sau 1 tháng tán sỏi, người bệnh cần đi kiểm tra lại.
- Khi tán sỏi xong, điều trị tại nhà nếu người bệnh thấy sốt cao, đau quằn quại cùng một số biểu hiện khác thường, hãy đi khám ngay.
- Hạn chế dùng những thực phẩm có nhiều mỡ động vật, nội tạng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, da động vật và đồ chiên rán.
- Tăng cường các món ăn như rau xanh, cá, thịt trắng và trái cây tươi.
Có thể nói, tán sỏi mật qua da bằng laser, siêu âm hay nội soi đều là những phương pháp điều trị bệnh hiện đại, rút ngắn thời gian điều trị nhưng vẫn còn nhiều biến chứng. Để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, ít tái phát lại, người bệnh cần ghi nhớ và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!