Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng ăn gì để không lo tái phát bệnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị. Cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm họng nên ăn gì nhanh khỏi?

Bệnh viêm họng là tình trạng viêm, nhiễm trùng gây cảm giác đau rát ở cổ họng. Trong thời gian bị bệnh, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể kéo dài và chuyển biến nặng. Người bị viêm họng nên bổ sung những thực phẩm có lợi sau:

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung vitamin C giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, đồng thời làm mát gan và cải thiện các triệu chứng đau rát cổ họng. Khi bị viêm họng, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm chứa vitamin C.Dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm gồm:

  • Rau xanh (nên ăn các loại rau củ luộc, tránh chiên xào để giảm kích thích ở cổ họng)
  • Các loại trái cây tươi như cam, quýt, bưởi, ổi…

Nhóm thực phẩm giàu kẽm

Tương tự như vitamin C, chất kẽm cũng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Đặc biệt, việc bổ sung thực phẩm chứa kẽm còn giúp phòng ngừa virus – một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm họng.Người bệnh có thể ăn những thực phẩm dưới đây để bổ sung kẽm cho cơ thể:

  • Cải bó xôi
  • Củ cải trắng
  • Các loại hạt, đậu…
  • Nghêu, sò ốc, tôm, cua…
  • Nước cốt dừa

Nếu người bệnh bị dị ứng với hải sản như cua, ốc, tôm… thì có thể bổ sung kẽm bằng việc thêm các thực phẩm còn lại vào bữa ăn.

Đồ ăn mềm và dễ nuốt

Khi bị viêm họng, cổ họng người bệnh sẽ bị sưng, viêm đi kèm cảm giác đau rát, khó nuốt. Bởi vậy, những thực phẩm mềm, dễ nuốt sẽ có lợi cho cổ họng. Việc ăn đồ ăn mềm giúp giảm áp lực và ma sát lên thành họng, giảm tình trạng đau đớn…Những món ăn thông thường được chế biến dạng canh, súp, cháo được khuyến khích dùng cho người bị viêm họng. Một số món ăn như khoai tây nghiền, canh củ hầm, sinh tố, nước ép… vừa giàu dinh dưỡng đặc biệt còn hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng viêm họng hiệu quả.

Thực phẩm có tính kháng viêm

Một số thực phẩm có tính kháng viêm được bổ sung vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bệnh viêm họng nhanh chóng được cải thiện.

  • Gừng: Bên cạnh công dụng kháng viêm và giảm đau, gừng còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Làm lưu thông xoang và loại bỏ đờm, nhầy trong mũi, họng.
  • Bạc hà: vừa giúp kháng viêm đồng thời còn có tác dụng thông các niêm mạc tiết dịch nhầy
  • Nghệ: Curcumin trong nghệ được biết đến với hiệu quả chống oxy hóa, kháng viêm, tốt cho người bệnh viêm họng.
  • Mật ong: mang lại công dụng giảm ho, tiêu đờm, cải thiện sức đề kháng và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Tỏi: Được coi như một loại kháng sinh tự nhiên giúp chống lại vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
viem hong nen an gi
Thực phẩm có tính kháng viêm như mật ong, gừng… tốt cho người bệnh

Các loại rau củ có tính mát

Những loại rau mềm, mát như mồng tơi, bầu, mướp, rau đay,… được khuyến khích ăn khi bị viêm họng. Những thực phẩm này vừa giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, đòng thời mang lại công dụng làm thanh mát cổ họng. Các món rau này thường trơn, do vậy sẽ giúp việc ăn uống khi bị viêm họng trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm: Thuốc chữa viêm họng hạt hiệu quả

Viêm họng không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu khi bị viêm họng nên ăn gì thì người bệnh cũng cần ghi nhớ những nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Để bệnh viêm họng nhanh khỏi, bạn nên hạn chế sử dụng những đồ ăn sau:

Đồ uống đá, lạnh

Nước đá, kem lạnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến cổ họng người bệnh. Việc dùng đồ uống lạnh khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ thường để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng.

Đồ ăn khô, cứng

Đồ ăn quá cứng, góc cạnh khi nuốt vào sẽ gây kích thích cổ họng, làm tổn thương bề mặt họng. Bệnh viêm họng vì thế mà có thể trở nên nặng hơn. Do vậy, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm quá cứng như hạt óc chó, hướng dương, hạnh nhân…Các loại hạt có thể xay nhuyễn hoặc chế biến thành sữa hạt để sử dụng. Cách chế biến này giúp cơ thể vừa được bổ sung dinh dưỡng vừa cải thiện bệnh viêm họng.

Chất kích thích, đồ uống có cồn

Chất kích thích như rượu, bia, cà phê… có thể khiến tình trạng viêm họng bùng phát dữ dội. Đồng thời đồ uống có cồn còn gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, ảnh hưởng hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.Bên cạnh đó, người bệnh viêm họng cũng cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá. Việc hút thuốc hay hít phải khói thuốc gây tổn thương hệ hô hấp, làm tình trạng viêm họng nặng hơn và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư vòm họng.

Không nên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ được liệt kê vào danh sách những thực phẩm không nên dùng khi bị viêm họng. Việc ăn đồ ăn cay có thể gây kích thích niêm mạc họng, gây nóng rát họng và gia tăng cảm giác đau đớn.Đồ nhiều dầu mỡ còn làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Do đó, người bệnh viêm họng nên tránh xa nhóm thực phẩm trên nếu muốn đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Hạn chế đồ ngọt

Đồ ngọt, đường tinh luyện chứa nhiều arginine – chất tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ăn nhiều đồ ngọt khiến dịch nhờn ở cổ tiết nhiều hơn, làm nghiêm trọng hơn bệnh viêm họng. Nếu không muốn bệnh viêm họng chuyển biến nặng hơn, người bệnh nên hạn chế nhóm thực phẩm này.

Kiêng đồ ăn có tính axit mạnh

Thực phẩm có tính acid mạnh gồm có các loại đồ muối chua, xoài xanh, cóc,.. Các acid trong nhóm này có thể làm cho niêm mạc họng bị tổn thương, bỏng rát, ăn mòn sâu trong thành họng. Hạn chế ăn nhóm thực phẩm này để bệnh viêm họng nhanh chóng được cải thiện.

Tham khảo: cách chữa viêm họng bằng mật ong an toàn

Bị viêm họng ăn gì, kiêng gì trong dịp Tết để tránh bệnh bùng phát?

Ngày Tết cổ truyền đang đến gần, đây có lẽ cũng là khoảng thời gian mọi người ăn uống “thả ga”, không chú ý kiêng khem, chế độ. Thế nhưng, với những người mắc viêm họng hoặc các bệnh lý hô hấp liên quan, chế độ ăn uống tác động đến hiệu quả điều trị rất nhiều. Mặc dù “cỗ Tết linh đình” nhưng bạn cũng cần chú ý tới những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng có thể khiến vòm họng bị kích ứng mạnh, khiến các triệu chứng nóng rát, sưng đỏ ngày càng nghiêm trọng. Các món ăn ngày tết sử dụng đa dạng các loại gia vị, trong đó vị cay nóng khá nhiều. Cần chú ý hạn chế nhóm thực phẩm cay nóng quá mức nếu không muốn tình trạng viêm họng ngày càng nghiêm trọng.
  • Tránh ăn các loại bánh kẹo cứng, khó nuốt: Ngày lễ tết, các loại ô mai, bánh, mứt, kẹo rất nhiều. Thế nhưng, nếu bạn đang có dấu hiệu viêm họng cũng cần chú ý khi sử dụng các nhóm thực phẩm này. Đặc biệt là các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí,….gây kích ứng vùng hầu họng, tăng sự va chạm thậm chí gây xước vòm họng khiến các triệu chứng đau họng, ho ngày càng nghiêm trọng.
  • Tránh ăn đồ ăn nguội lạnh: Theo phong tục Việt Nam, việc làm cơm cúng bái tổ tiên được thực hiện thường xuyên trong các ngày tết. Sau đó, gia đình có thể quây quần bên nhau thụ lộc, ăn uống. Chú ý hâm nóng lại toàn bộ thức ăn đã cúng, hạn chế ăn đồ ăn nguội lạnh vì có thể kích ứng vòm họng. Đặc biệt, không ăn kem, uống nước đá trong thời gian chữa viêm họng. Môi trường lạnh tiềm ẩn nguy cơ tăng lượng dịch nhầy, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Tăng cường dinh dưỡng từ rau củ, hoa quả: Tết đến, mọi người có xu hướng ăn nhiều đạm, nhiều chất béo, ít chất xơ. Thế nhưng chế độ ăn thiếu dinh dưỡng như vậy có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ viêm họng, các triệu chứng cũng rầm rộ hơn do nền tảng sức khỏe không đủ vững. Vì thế, chú ý điều chỉnh chế độ ăn, gia tăng lượng rau xanh, hoa quả trong bữa ăn mỗi ngày.

Kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như trên, người bệnh viêm họng cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt vùng cổ họng. Tết thường rơi vào khoảng thời gian giao mùa, khí hậu thay đổi thất thường tạo cơ hội cho vi khuẩn đường hô hấp xâm nhập. Mang mặc trang phục phù hợp với thời tiết, giữ ấm vùng cổ họng, thường xuyên súc miệng, rửa mũi họng với nước muối sinh lý sẽ cải thiện tình trạng viêm họng rất hiệu quả.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để điều trị bệnh

Kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, bệnh viêm họng sẽ được điều trị dễ dàng hơn. Những lưu ý cần thiết cho người bệnh gồm có:

  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể (từ 1,5-2l/ngày)
  • Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi,…. Nên che chắn mũi, miệng khi ra đường và giữ môi trường sống sạch sẽ.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, họng, cổ, ngực khi trời lạnh và khi thời tiết giao mùa.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng…
  • Chú trọng việc vệ sinh khoang miệng, vòm họng mỗi ngày. Sử dụng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để súc miệng, đánh răng đều đặn…
  • Dành thời gian luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, sớm đi khám nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bệnh nếu đeo bám dai dẳng có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Đi khám ở cơ sở y tế uy tín và tuân thủ phác đồ điều trị được chỉ định, tránh việc tự ý dùng thuốc gây tác dụng phụ.

Bài viết  đã đưa đến cho bạn đọc các thông tin chi tiết để giải đáp vướng mắc viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa vẫn liên quan đến nhóm tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu không loại bỏ được nhóm tác nhân này thì bệnh không thể khỏi dứt điểm. Điều chỉnh chế độ ăn uống hay sinh hoạt chỉ là một giải pháp hỗ trợ, đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm họng tận gốc.

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: www.nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:

Viêm họng lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh đang trong giai đoạn mãn tính, có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cần sớm được điều trị để tránh ảnh hưởng đến…

Xem chi tiết

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp rất thường gặp. Một trong những câu hỏi rất được quan tâm về bệnh lý này là viêm họng có bị lây không? Để giải đáp…

Xem chi tiết

Viêm họng hạt gây nổi hạch là một trong số các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt hiện nay. Căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu cho…

Xem chi tiết

Tình trạng viêm họng hạt phổ biến ở phụ nữ mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị viêm họng hạt cần…

Xem chi tiết

Viêm họng không ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp khác nhau. Tình trạng bệnh kéo dài có thể cảnh báo nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.…

Xem chi tiết

Các triệu chứng viêm họng hạt kéo dài khiến người bệnh lo lắng. Cùng tìm hiểu viêm họng hạt bao lâu thì khỏi, làm thế nào để điều trị dứt điểm qua bài viết sau…

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng bệnh phổ biến. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết…

Xem chi tiết

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng bệnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *