Thực đơn cho người đau dạ dày tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do tăng tiết acid. Thực đơn cho người đau dạ dày được xây dựng nhằm mục đích giảm lượng acid tiết ra và loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày mau lành tổn thương.

thuc don cho nguoi dau da day
Xây dựng thực đơn dành cho người đau dạ dày

Nguyên tắc áp dụng thực đơn cho người đau dạ dày

Dạ dày của người bình thường có khả năng chứa đựng thức ăn và nước lên tới vài kilogam. Thức ăn được lưu giữ tại đây một thời gian, nhào trộn với dịch vị và một phần được phân giải bước đầu. Nhờ hoạt động co bóp của dạ dày mà chúng được nghiền nhỏ và làm nhuyễn. Do vậy, quá trình tiêu hóa ở ruột non dễ dàng hơn.

Khối lượng và sự nhai nghiền thức ăn thành mẩu bé trước khii nuốt là điều quan trọng trong hoạt động tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Do vậy để giảm áp lực lên bao tử cần chú ý trong thực đơn dành cho người đau dạ dày:

  • Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày.
  • Đồ ăn cần được nấu chín và ninh mềm, không nên dùng thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc cứng.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chậm và nhai thật kỹ.
  • Không ăn quá no cùng lúc mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Không nên dùng quá nhiều canh hoặc uống quá nhiều nước trong bữa cơm.
  • Có thời gian nghỉ ngơi sau ăn, không được hoạt động ngay.

Chế độ ăn trong xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày

Từ lâu, các thầy thuốc đã đưa ra những chế độ ăn để điều trị các bệnh gây đau dạ dày. Vì trên lâm sàng, có nhiều loại thực phẩm ăn vào giúp giảm đau và lành vết thương. Ngược lại, có những loại ăn vào thì bệnh lại nặng thêm.

Cơ chế chủ yếu gây đau dạ dày tăng toan. Nếu ăn uống hợp lý có thể lý có thể làm giảm lượng acid bài tiết và giảm ảnh hưởng của acid lên niêm mạng dạ dày.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn

Xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày cần dựa trên nguyên tắc sau:

thuc don cho nguoi dau da day
Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
  • Dùng đồ ăn giảm tiết dịch vị như chất ngọt, chất béo…
  • Không dùng thức ăn gây tăng tiết dịch vị như thịt nạc, cá, thức ăn có mùi thơm như thịt quay, cá muối…
  • Ăn thực phẩm mềm có khả năng bao bọc và che chở niêm mạc dạ dày và hợp với từng người như gạo nếp, bánh nếp, bột sắn, bánh mì…
  • Không dùng đồ ăn chua, cay hoặc lên men chua như cà muối, dưa muối, chuối tiêu…
  • Chia nhỏ bữa ăn và nên có bữa phụ vào lúc 9 giờ, 14 giờ và 20 giờ.
  • Không hút thuốc lá, không uống bia rượu, chè đặc, cà phê…
  • Làm việc điều độ, sinh hoạt thoải mái, tránh căng thẳng.

Thực đơn cho người đau dạ dày nên có gì?

Đau dạ dày nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Sau đây là những thực phẩm tốt cho dạ dày và đại tràng được các chuyên gia khuyến khích:

  • Sữa và trứng có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày như sữa bò, sữa tươi, pho mát, bơ…
  • Cháo, cơm, bánh mì, bánh quy… là những thức ăn tốt cho dạ dày.
  • Các loại khoai nấu nhừ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ…
  • Người bệnh nên dùng dầu thực vật, có thể dùng mỡ nếu không kèm theo tăng huyết áp và tăng cholesterol máu.
  • Đau bao tử ăn rau gì thì tốt nhất? Ăn các loại rau lá non như là rau cải non luộc, canh bắp cải, giá đỗ…
  • Chè đỗ đen, đỗ xanh, chè bột sắn (lưu ý bỏ vỏ đỗ trước khi nấu chè).
  • Đường, bánh ngọt, kẹo, mật ong, thịt, cá, trứng… đều là những thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày.
  • Nên bổ sung ngải cứu vào thực đơn cho người đau bao tử.
  • Uống nước lọc hoặc nước chè loãng.
thuc don cho nguoi dau da day
Các thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Thực đơn cho người đau dạ dày không nên có gì?

Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi ảnh hưởng xấu của thức ăn, tránh làm nặng thêm tình trạng viêm loét bao tử. Người bệnh cần lưu ý tránh thực phẩm sau khi xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày:

  • Bún là điều tối kỵ đối với người bị viêm bao tử.
  • Không được ăn dưa muối, cà muối, hành muối, đồ muối nói chung.
  • Dấm, ớt, tỏi, hạt tiêu là những gia vị gây hại dạ dày.
  • Các loại nước sốt đặc, nước thịt cá đậm đặc.
  • Các loại quả chua như chanh, khế, cam chua.
  • Không ăn chuối tiêu hay đu đủ xanh.
  • Tránh xa đồ ăn nguội chế biến sẵn như lạp sườn, xúc xích…
  • Rượu, thuốc lá, nước chè đặc.
thuc don cho nguoi dau da day
Món ăn không nên có trong thực đơn cho người viêm dạ dày

Mẫu thực đơn sử dụng trong viêm loét dạ dày – tá tràng

Sau đây là mẫu thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khuyên dùng:

Mẫu thực đơn 1

Đây là mẫu được các bác sĩ dinh dưỡng bệnh viện Quân Y 103 khuyến khích.

Thứ 2 và thứ 5

  • Sáng 7 giờ: Xôi đỗ (100g gạo nếp, 20g đỗ xanh).
  • Trưa 11 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Giá xào thịt (200g giá đỗ, 30g thịt) + Thịt nạc luộc 50g.
  • Chiều 17 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Cá chép rán 70g + Giò lụa 30g + Bắp cải luộc 200g.
  • Tối 21 giờ: Nhãn 200g.

Thứ 3, thứ 6 và chủ nhật

  • Sáng 7 giờ: Cháo gạo nếp 300ml (50g gạo nếp, 30g thịt nạc).
  • Trưa 11 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Chả lá lốt 3 cái + Thịt nạc 60g + Trứng gà luộc 1 quả + Cải xanh luộc 200g.
  • Chiều 17 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Thịt bò xào cần tỏi (50g thịt bò, cần tỏi gia giảm) + Rau muống luộc 200g.
  • Tối 21 giờ: Bánh quy 50g hoặc chè bột sắn 200ml (20g bột sắn, 10g đường kính).

Thứ 4 và thứ 7

  • Sáng 7 giờ: Bánh chưng 1 cái 200g.
  • Trưa 11 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Canh xương hầm (100g xương lợn, 200g khoai tây, 50g cà rốt) + Thịt gà nạc 70g.
  • Chiều 17 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Tôm rang 40g + Trứng gà ốp 1 quả + Cải bắp luộc 200g
  • Tối 21 giờ: Sữa 200ml (80g sữa đặc) hoặc sữa đậu nành 200ml.
thuc don cho nguoi dau da day
Mẫu thực đơn cho người viêm dạ dày

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn cho người đau dạ dày:

Tính trong 1 ngày:

  • Năng lượng: 2354 kcal.
  • Protid: 85,8g.
  • Lipid: 29g.
  • Glucid: 436g.

Mẫu thực đơn 2

Đây là mẫu thực đơn được bác sĩ của Viện Dinh dưỡng khuyên dùng.

Thứ 2 và thứ 5

  • Sáng 7 giờ: Bánh mì 1 cái + Ruốc 20g + Sữa 200ml.
  • Trưa 11 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Khoai tây xào thịt (200g khoai tây, 100g thịt) + Đậu phụ hấp 200g + Chuối tây 1 quả.
  • Chiều 16 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Trứng hấp thịt (1 quả trứng gà, 70g thịt nạc) + Rau muống luộc 100g.
  • Tối 20 giờ: Bánh quy 50g + Chè bột sắn 100ml.

Thứ 3, thứ 6 và chủ nhật

  • Sáng 7 giờ: Cơm nếp 1 bát lưng + Giò lụa 50g + Sữa đậu nành 200ml.
  • Trưa 11 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Bắp cải nấu tôm (10g tôm nõn, 100g bắp cải) + Thịt luộc 100g + Dưa hấu 200g.
  • Chiều 16 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Thịt bò xào đậu, cà rốt (30g thịt bò, 100g đậu cô ve, 30g cà rốt, 15g dầu, 5g hành mùi).
  • Tối 20 giờ: Khoai sọ 50g + Chè vừng đen 100ml.

Thứ 4 và thứ 7

  • Sáng 7 giờ: Cháo đậu xanh 1 bát 300ml + Trứng gà 1 quả
  • Trưa 11 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Cá hấp hoặc kho nhạt 100g + Rau cải luộc 100g + Thanh long 200g.
  • Chiều 16 giờ: Cơm gạo tẻ 200g + Thịt lợn băm viên hấp (50g thịt lợn, 150g đậu phụ, 50g hành) + Canh rau cải 100g.
  • Tối 20 giờ: Chè đậu xanh 200ml + Bánh quy 50g.
thuc don cho nguoi dau da day
Mẫu thực đơn cho người bị đau dạ dày

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn cho người đau dạ dày:

Tính trong 1 ngày:

  • Năng lượng: 1800 – 2100 kcal.
  • Protid: 12,5% Năng lượng.
  • Lipid: 14% Năng lượng.
  • Glucid: 73,5% Năng lượng.

Liên hệ chuyên gia sớm để khỏi đau dạ dày sớm

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Một số lưu ý khi lên thực đơn cho người đau dạ dày

Quá trình đun nấu, chế biến thức ăn cũng có tác động nhất định tới đường ruột. Do vậy cần chú ý trong quá trình chế biến những món ăn tốt cho dạ dày:

  • Thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ hoặc xay, nghiền nát sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp sự vận chuyển thức ăn qua dạ dày diễn ra nhanh chóng.
  • Nhiệt độ thức ăn cũng có ảnh hưởng đến kích thích dạ dày. Ví dụ như thức ăn quá lạnh làm tăng co bóp các cơ ở dạ dày. Thức ăn quá nóng lại làm cho niêm mạc bị xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu thì mức nhiệt phù hợp nhất là 40 – 50 độ C.
  • Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa: Nếu như thức ăn đặc quá thì enzyme không thấm vào để làm mềm được. Hoặc nếu thức ăn quá lỏng thì enzyme bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ bị kém đi. Do đó thức ăn tiêu hoá tốt nhất khi bữa ăn chỉ uống 100 – 200ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều có thể bổ sung thêm nhưng ngoài bữa ăn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết để bệnh nhân có thể thiết lập thực đơn cho người đau dạ dày. Lưu ý cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để được đưa ra những lời khuyên phù hợp với bản thân.

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn hẳn là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Việc uống thuốc đúng cách, đúng thời điểm là một trong những điều rất quan trọng. Bài…

Xem chi tiết

Để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thành công, việc tìm được một lương y chữa dạ dày giỏi, có tâm là yếu tố quan trọng, người bệnh nên chú trọng.…

Xem chi tiết

Khám dạ dày ở bệnh viện nào uy tín và đảm bảo chất lượng không phải ai cũng biết. Tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh đều có khá nhiều các bệnh viện, trung…

Xem chi tiết

Dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể của chúng ta và cách nhận biết dấu hiệu đau dạ dày là những mối quan tâm không của riêng ai. Bài viết dưới đây sẽ giúp…

Xem chi tiết

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì là câu hỏi của hầu hết các chị em phụ nữ. Khi có tin vui, cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi từ hormone đến…

Xem chi tiết

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo thống kê có đến 85% dân số mắc bệnh liên quan đến cơ quan này. Nguyên nhân chủ yếu…

Xem chi tiết

Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không là vấn đề các chị em phụ nữ khi mang thai rất quan tâm. Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai ít…

Xem chi tiết

Tết đến xuân về là thời điểm mọi người đều ăn uống thả ga, tiệc tùng liên miên. Niềm vui năm mới, gia đình quây quần là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng,…

Xem chi tiết