TOP 3+ cách chữa bệnh á sừng da đầu phổ biến được nhiều người áp dụng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Á sừng da đầu là bệnh lý viêm da mãn tính ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Lưu lại ngay TOP 3+ cách chữa bệnh á sừng da đầu phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

TOP 3 cách chữa bệnh á sừng da đầu phổ biến

Người bị á sừng da dầu gặp phải các triệu chứng điển hình như: da đầu ngứa ngáy, đóng vảy, sừng hóa và bong tróc. Đây là một dạng của bệnh viêm da cơ địa mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng. Á sừng da đầu nếu không phát hiện và kiểm soát đúng cách sẽ rất dễ lây lan sang các bộ phận khác như: tai, mặt, gáy, thậm chí toàn thân. Do đó khi bị bệnh, bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách chữa bệnh á sừng da đầu dưới đây để xử lý:

cach chua benh a sung da dau
Cập nhập những cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả

Cách chữa á sừng da đầu sử dụng thuốc Tây y

Khi bị á sừng da đầu nhiều người sẽ tìm tới phương pháp điều trị theo Tây y để kiểm soát nhanh triệu chứng. Một số loại thuốc thường xuất hiện trong kê toa cho người bệnh bao gồm:

  • Thuốc bôi chứa Corticoid

Trong nhóm thuốc này có chứa các hoạt chất tác dụng tiêu viêm, chống khuẩn như: Thuốc có chứa các hoạt chất chống viêm mạnh như: Betamethasone, Steroid, Clobetasol… Bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc Corticoid dưới dạng đơn chất hoặc sử dụng cùng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm. Thông thường thuốc sẽ được sử dụng trong thời gian ngắn bởi nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng tới sắc tố da.

  • Thuốc mỡ Acid Salicylic 

Thuốc tập trung thực hiện nhiệm vụ bạt vẩy, bong tróc vảy sừng, giảm tình trạng ngứa ngáy, cung cấp độ ẩm cho da đầu. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng ức chế quá trình tạo sừng của lớp da thượng bì, đồng thời có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn… Mỗi ngày bệnh nhân nên sử dụng thuốc 2 lần, vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu bị tổn thương trước khi sử dụng thuốc.

cach chua benh a sung da dau
Cách chữa bệnh á sừng da đầu theo Tây y chú ý nguy cơ tác dụng phụ
  • Thuốc chống nấm

Thuốc được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị á sừng da đầu xác định nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong toa thuốc có thể là: dẫn xuất Imidazol, dẫn xuất Nizoral,…

  • Thuốc kháng sinh và điều hòa miễn dịch

Tacrolimus hay Pimecrolimus là một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định cho bệnh nhân bị á sừng da đầu. Tác dụng ổn định cơ địa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên chỉ những bệnh nhân bị á sừng thể nặng, các tổn thương lan rộng khắp da đầu và có xu hướng lây lan tới các bộ phận khác mới được chỉ định sử dụng loại thuốc này.

  • Thuốc mỡ Vitamin A dạng axit 

Thuốc trị á sừng này được sử dụng với công dụng làm chậm quá trình sừng hóa, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da đầu. Đồng thời thuốc có tác dụng làm lành tổn thương, kích thích tái tạo tế bào da đầu mới.

  • Thuốc uống chống dị ứng

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê thêm nhóm thuốc chống dị ứng để giảm triệu chứng á sừng. Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm: Cetirizin, Fexofenadin, Loratadin.

Ngoài ra trong đơn thuốc cho người bị á sừng da đầu có thể được chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin A, D, C,… tác dụng tăng sức khỏe cho da đầu, nuôi dưỡng da đầu, nuôi dưỡng nang tóc, đẩy nhanh quá trình lành da.

cach chua benh a sung da dau
Ưu điểm và nhược điểm khi chữa bằng thuốc Tây

Lưu ý: Cách chữa bệnh á sừng da đầu sử dụng thuốc Tây có ưu điểm giúp giảm nhanh các triệu chứng bong tróc, vảy sừng ngay khi dùng thuốc. Tuy nhiên thuốc Tây không thể chữa dứt điểm bệnh. Đặc biệt nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh. Người bệnh có thể bị viêm loét dạ dày, mất ngủ, người mệt mỏi,…

Tuyệt đối tuân thủ liều lượng chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua thuốc hoặc sử dụng theo cảm tính để tránh biến chứng không đáng có.

Áp dụng một số mẹo dân gian giảm á sừng da đầu

Một số trường hợp vùng da đầu bị á sừng ở dạng nhẹ, diện tích tổn thương hẹp, tình trạng bong tróc không đáng kể, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sau:

Sử dụng lá trầu không chữa vảy nến da đầu

Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu như betel – phenol, cadinen, chavicol… và một số hoạt chất có tác dụng chống viêm, tiêu khuẩn tốt. Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng lá trầu không được thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ sâu bệnh, bụi bẩn.
  • Vỏ nát lá trầu không sau đó cho vào nồi, thêm 1 – 2 lít nước.
  • Đun nồi nước lá trầu không khoảng 15 – 20 phút, thêm một ít muối hạt rồi khuấy đều.
  • Đợi khi nước nguội bớt, người bệnh sử dụng để vệ sinh da đầu hàng ngày.

Chữa bệnh á sừng da đầu tại nhà sử dụng bồ kết kết hợp lá trà xanh

Bồ kết từ lâu được biết tới là nguyên liệu có tác dụng làm tóc mềm mượt, kháng viêm, loại bỏ gàu khá hiệu quả. Lá trà xanh với tính kháng khuẩn cao. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ tạo hỗn hợp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng á sừng da đầu theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị quả bồ kết già, khô nướng thơm; lá trà xanh rửa sạch bụi bẩn.
  • Cho 2 nguyên liệu vào nồi, thêm 2 lít nước rồi đun khoảng 30 – 45 phút.
  • Người bệnh á sừng da đầu sử dụng hỗn hợp nước này để gội đầu kết hợp massage da đầu nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu cung cấp độ ẩm cho da, giảm bong tróc, ngứa ngáy.
  • Mỗi tuần người bệnh nên áp dụng cách này khoảng 3 – 4 lần.
cach chua benh a sung da dau
Gội đầu bằng lá chè xanh và bồ kết sẽ giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc

Cách chữa bệnh á sừng da đầu sử dụng dầu dừa

Dầu dừa từ lâu được xếp vào nguyên liệu “dưỡng da” được nhiều người ưa chuộng. Với bệnh á sừng da đầu, dầu dừa có tác dụng cấp ẩm, giảm kích ứng, giảm bong tróc, đồng thời nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Chữa bệnh á sừng tại nhà bằng dầu dừa được thực hiện theo các bước:

  • Chuẩn bị một lượng dầu dừa nguyên chất, bạn nên lấy lượng vừa đủ dùng.
  • Làm ướt da đầu sau đó thoa trực tiếp dầu dừa lên vị trí bị á sừng.
  • Để đạt được hiệu quả tốt hơn bạn có thể thêm một ít tinh dầu sả cùng dầu dừa.
  • Đợi khoảng 20 phút để tinh chất thẩm thấu vào da đầu rồi gội sạch lại bằng nước ấm.

Mẹo chữa á sừng da đầu bằng chanh tươi

Trong chanh tươi có rất nhiều vitamin C và lượng acid citric dồi dào có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, loại bỏ lớp á sừng bong tróc khá tốt.

Cách chữa bệnh á sừng da đầu sử dụng chanh tươi được thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 1 trái chanh tươi, cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt.
  • Pha nước cốt chanh vùng nước sạch theo tỷ lệ 1:1.
  • Thoa nước cốt chanh lên vị trí da đầu bị á sừng rồi thực hiện động tác massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 4 phút để tinh chất thẩm thấu.
  • Để da đầu khoảng 20 phút sau đó gội đầu lại bằng nước ấm.

Những cách chữa á sừng da đầu theo dân gian sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, tối ưu chi phí và khá an toàn. Tuy nhiên theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền – Phụ trách chính chuyên khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, phương pháp chữa á sừng da đầu theo mẹo dân gian chỉ có hiệu quả trong trường hợp á sừng ở thể nhẹ, vùng tổn thương chưa lan rộng.

Ngoài ra, những cách chữa này chỉ được truyền miệng mà chưa được kiểm chứng hiệu quả bởi bất kỳ công trình khoa học nào. Người bệnh chỉ nên xem đây là phương pháp hỗ trợ tạm thời.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh á sừng da đầu để đạt hiệu quả cao

Khi áp dụng cách chữa á sừng da đầu người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để trị bệnh trúng đích, đạt hiệu quả tốt nhất:

cach chua benh a sung da dau
Lưu ý cần nhớ khi điều trị bệnh á sừng da đầu
  • Dù lựa chọn phương pháp chữa bệnh nào cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, phác đồ bác sĩ về: liều lượng, thời gian sử dụng, số lần sử dụng trong ngày,…
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây – Đông y, mẹo dân gian, người bị á sừng da đầu nên kết hợp lựa chọn các sản phẩm dầu gội đầu chiết xuất từ tự nhiên, giảm kích ứng cho da đầu hiệu quả.
  • Trong quá trình điều trị bệnh TUYỆT ĐỐI KHÔNG được sử dụng thuốc nhuộm, tẩy tóc sẽ làm tình trạng á sừng trầm trọng hơn.
  • Sau khi gội đầu không nên sấy tóc, bạn sử dụng khăn sạch lau khô rồi để tóc khô tự nhiên.
  • Luôn để da đầu thông thoáng, sạch sẽ, không bịt kín đầu trong thời gian dài.
  • Cần tìm hiểu và thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị á sừng: uống nhiều nước, tăng cường thu nạp rau củ quả, hạn chế chất béo, đạm, đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích,…

Trên đây là tổng hợp những cách chữa bệnh á sừng da đầu phổ biến cùng lưu ý khi áp dụng. Hy vọng với những thông tin trên đây, người bệnh có thể chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, lành tình. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý có thể gây biến chứng. Làm thế…

Xem chi tiết

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập…

Xem chi tiết

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Bác sĩ chữa vảy nến giỏi không chỉ có trình độ cao mà còn là người có nhiều kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh này. Gặp được bác sĩ giỏi là bạn…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không là nỗi lo lắng chung của người bệnh và những người thân xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hướng điều trị và phòng tránh…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *