Hắc Lào Ở Chân
Với những ai sống trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm thì nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở chân là rất cao, bởi đây là môi trường thuận lợi tạo đà phát triển cho các vi nấm sợi gây bệnh. Bệnh lý ngày khiến người mắc cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và để lại các vết thương và sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Thực chất, để cải thiện hoàn toàn bệnh lý này thì hết sức đơn giản. Nhưng bạn cần nắm bắt các nguyên nhân, dấu hiệu đầu tiên của bệnh để thiết lập phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Tại sao xuất hiện tình trạng hắc lào ở chân?
Hắc lào còn có tên gọi khác là lác đồng tiền hay nấm da, nguyên nhân chính gây ra bệnh hắc lào là do sự xâm nhập và phát triển của nấm sợi. Khi mắc bệnh, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là nổi mẩn đỏ, ngứa, trên da xuất hiện hình tròn đồng tiền. Tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng có nguy cơ bị bệnh hắc lào, nhất là những chỗ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc vùng kín như bẹn, bàn chân, mông,… Thực tế ghi nhận có rất nhiều bệnh nhân bị hắc lào ở chân.
Như đã nói ở trên, sự xâm nhập và phát triển của các loại nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Đặc điểm của loại nấm này là thường sống trong môi trường ẩm ướt và có kích thước rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy. Riêng bộ phận chân, 2 chủng nấm chính gây ra bệnh hắc lào ở bàn chân là Trichophyton rubrum và Trichophyton mentagrophytes. Ngoài 2 chủng nấm nói trên, còn có một loại nấm gây bệnh hắc lào ở bàn chân, đó chính là Epidermophyton floccosum.
Ngoài nguyên nhân chính trên, còn có một số tác nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở vị trí chân:
- Tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh hắc lào hoặc đang bị một số vấn đề ngoài da.
- Vi nấm rất dễ phát triển trong cơ thể của người vệ sinh kém, ít tắm gội, ít vệ sinh da chân,…
- Bên cạnh đó, mặc áo quần ẩm ướt cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
- Thường xuyên bơi lội hoặc tắm ở những nơi có nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng xâm nhập vào da chân, từ đó gây ra bệnh hắc lào.
Tiếp theo, hắc lào ở chân xảy ra xuất phát từ nguyên chân dùng chung đồ hoặc làm chung các hoạt động với người bị nhiễm bệnh:
- Dùng chung áo quần với người bị nhiễm bệnh hắc lào.
- Quan hệ tình dục với những người không may bị nhiễm hắc lào.
- Không cẩn thận và tiếp xúc trực tiếp lên vị trí da đang bị hắc lào của người bệnh.
Hắc lào ở da chân là bệnh lý phổ biến trong đời sống cộng đồng ngày nay. Do đó, nếu không vệ sinh thân thể kỹ càng thì ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, với những ai rơi vào trường hợp dưới đây, thì tỷ lệ dễ bị hắc lào tại da chân sẽ cao hơn so với những người khác:
- Những người có hệ miễn dịch yếu và sức đề kháng kém.
- Những người không may bị mắc bệnh tiểu đường.
- Những người phụ nữ có sở thích làm móng chân hoặc móng tay.
- Những người sống trong môi trường ẩm thấp hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm.
Khi bị hắc lào ở chân, cơ thể sẽ xảy ra những triệu chứng nào?
Khi bị bệnh lý này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu kỳ là như vùng da phát ban có dạng hình tròn, màu hồng đỏ với vô số kích thước khác nhau. Tại vị trí bàn chân, các dấu hiệu thường xuất hiện tại kẽ chân, bắp chân, đùi và mu bàn chân. Tình trạng chung của người bệnh khi bị hắc lào đó chính là ngứa ngáy. Với những ai bị hắc lào tại vị trí kẽ chân sẽ thường xuất hiện mùi hôi. Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Viền ngoài của vùng da bị tổn thương có màu sẫm hơn.
- Bên trong nốt phát ban có vảy và mụn nước nhỏ li ti.
- Vùng da bị tổn thương xuất hiện các mảng da sần sùi và gồ lên.
- Vùng da bị tổn thương sẽ dễ tấy đỏ và phồng lên khi người bệnh gãi quá nhiều.
Với những người bệnh tham gia các hoạt động ngoài trời, hay đi lại nhiều khiến chân đổ mồ hôi thì triệu chứng ngứa ngáy sẽ ngày càng tăng nặng.
Điểm qua 4 hình thái của bệnh hắc lào ở chân
4 hình thái của bệnh hắc lào tại bàn chân gồm có: Hình thái bong vảy, hình thái viêm kẽ, hình thái tổ đỉa và hình thái viêm móng. Cụ thể đặc điểm của từng hình thái như sau:
Hình thái bong vảy
- Lòng bàn chân bị bong vảy và có màu đỏ hồng.
- Xuất hiện bong vảy ở từng đám nhỏ hoặc lan rộng ra cả lòng bàn chân.
- Ban đầu, hình thái này chỉ xuất hiện 1 bên chân. Sau đó, lan rộng ra cả 2 chân.
- Tuy nhiên, với hình thái này, người bệnh ít có cảm giác ngứa ngáy.
Hình thái viêm kẽ
- Ở kẽ ngón vị trí thứ 3 và 4 của bàn chân sẽ xuất hiện hình thái viêm kẽ.
- Ở hình thái này, sẽ thường xuất hiện phổ biến ở những người luyện tập nhiều hoặc vận động viên, những người phải mang giày nhiều.
- Ở các kẽ ngón chân bị viêm xuất hiện các triệu chứng nứt, đỏ và có mủ trắng.
- Cơn đau và ngứa của người bệnh tăng nặng.
Hình thái tổ đỉa
- Ở hình thái tổ đỉa, mụn nước thường khó vỡ và nằm sâu dưới da.
- Tuy nhiên, khi mụn nước vỡ sẽ để lại những tổn thương trên da chân, người bệnh có cảm giác cơn ngứa mỗi lúc một tăng nặng.
Hình thái viêm móng
- Ở phần bờ bên hoặc bờ ngoài móng xuất hiện những đốm trắng.
- Sau một thời gian, móng ngả sang màu, trông rất bẩn.
Bệnh hắc lào ở chân có gây nguy hiểm gì không?
Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hại gì đến sức khỏe chung, nhưng nếu chủ quan mà không tiến hành điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng và gây phiền hà đến quá trình sinh hoạt của người mắc. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra một số hệ luỵ nhất định như:
Người bệnh stress, căng thẳng, ảnh hưởng chung đến tâm lý
Nhiều bệnh nhân chia sẻ, họ cảm thấy khó chịu vì cơn ngứa kéo dài dai dẳng, gây bất tiện đến đời sống thường nhật và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp. Liên tục nhiều ngày như vậy, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và xuống tinh thần. Nếu không tìm cách cải thiện, tình trạng ngứa ngáy kéo dài sẽ khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ,…
Làn da sần sùi, mất thẩm mỹ
Khi bị hắc lào ở chân, da chân sẽ xuất hiện các vết đốm, màu sắc của vùng da bị tổn thương sẫm hơn so với các vùng da còn lại. Bên cạnh đó, vùng da sẽ có hiện tượng bị chàm hoá nếu tổn thương lâu ngày mà không có phương pháp chữa trị. Sau một thời gian, chúng sẽ để lại vết thâm, sẹo trên da và gây mất thẩm mỹ.
Nguy cơ xảy ra hiện tượng bội nhiễm là rất cao
Tốc độ sinh sôi nảy nở của tế bào nấm ký sinh là rất nhanh, nên cho dù mắc bệnh hắc lào nói chúng và hắc lào ở chân nói riêng cũng đều có nguy cơ bị bội nhiễm. Nếu như người bệnh không ý thức được việc khám chữa mà liên tục cào gãi ngứa sẽ khiến vùng da bị bệnh bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm ký sinh xâm nhập. Sau một thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng bội nhiễm.
Chẩn đoán và thiết lập phương pháp điều trị hắc lào ở chân
Như đã nói ở trên, nếu không chủ động trong công đoạn khám chữa, bệnh sẽ gây một số ảnh hưởng nhất định đến thể trạng sức khỏe và đời sống sinh hoạt thường nhật. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và được hướng dẫn phương pháp điều trị.
Chẩn đoán hắc lào ở chân như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành theo 2 công đoạn, bao gồm: Khám lâm sàng và xét nghiệm.
- Khám lâm sàng: Ngay sau khi phát hiện các biểu hiện lâm sàng trên da, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh hắc lào. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một số câu hỏi về thời gian bệnh xuất hiện, tình trạng sức khoẻ,… của bệnh nhân.
- Xét nghiệm: Đối với các vảy da ở vùng tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành cạo và soi tươi dưới kính hiển vi để tìm vi nấm gây bệnh.
- Biện pháp khác: Bên cạnh đó, nhằm tăng độ chuẩn xác của chẩn đoán, bác sĩ cũng có thể nuôi cấy khuẩn lạc.
Điều trị hắc lào ở chân
Tùy thuộc vào vị trí bị hắc lào cũng như mức độ bệnh, bác sĩ sẽ thiết lập các phương pháp điều trị nhất định bao gồm dùng thuốc không kê đơn, hoặc dùng thuốc kháng nấm theo toa để điều trị.
Đối với bệnh hắc lào ở chân, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng lotion, thuốc bột kháng nấm không kê đơn trong 2-4 tuần có chứa một số hoạt chất như Ketoconazole, Miconazole,… để điều trị bệnh.
Để phòng ngừa hắc lào ở chân, bạn nên làm gì?
Một số gợi ý dưới đây sẽ phần nào giúp bạn phòng ngừa mắc bệnh hắc lào ở bàn chân và hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng bệnh:
- Vệ sinh da hàng ngày, đặc biệt là sau khi chơi các môn thể thao xong, cần tắm rửa và lau khô, nhất là khi bạn chơi các môn có tính đối kháng, tiếp xúc với người khác.
- Mang giày dép, áo quần thông thoáng. Hạn chế sử dụng giày hoặc áo quần có chất liệu kém, không thoát ẩm.
- Ở những khu vực như nhà vệ sinh công cộng, phòng thay đồ thì tuyệt đối không được đi chân trần.
- Không dùng chung đồ như khăn tắm, bàn chải,… với người lạ, đặc biệt là với những người đang bị hắc lào hoặc mắc một số vấn đề về da khác.
- Cần tới bệnh viện da liễu thăm khám và kiểm tra ngay khi làn da xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Bệnh hắc lào ở chân và một số thông tin liên quan đã được chúng tôi tóm gọn trong bài viết trên. Như bạn đã biết, bệnh lý này gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, cần chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám, nhằm hạn chế tình trạng bệnh đi xa hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!