Thiếu Kẽm Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Cơ thể bị thiếu kẽm sẽ dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do kẽm vốn là một loại vi chất quan trọng và cần thiết với hệ miễn dịch cũng như sự phát triển của cơ thể, nhất là ở thời thơ ấu. Vậy nguyên nhân gây thiếu hụt kẽm là do đâu, dấu hiệu nhận biết là gì, cách điều trị ra sao? Hãy cùng Nhất Nam Y Viện giải đáp những vấn đề thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây. 

Thiếu kẽm là gì?

Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng, cần thiết cho con người. Khoáng chất này tham gia nhiều vào quá trình chuyển hóa lipid, protein, phiên mã gen và axit nucleic. Đồng thời, kẽm còn tham gia vào chức năng miễn dịch, sinh sản, sửa chữa vết thương. Tồn tại ở cấp độ vi tế bào đối với đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào tiêu diệt tự nhiên cũng như hoạt động của bổ thể. 

Tuy là nguyên tố vi lượng dồi dào nhất trong cơ thể, tuy nhiên kẽm chỉ được lưu trữ với một lượng nhỏ. Vì thế, mọi người cần bổ sung kẽm thường xuyên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc các sản phẩm chức năng bổ trợ khác. 

Cụ thể, ở trẻ em cần 3mg kẽm mỗi ngày, nữ giới trưởng thành cần 8mg/ngày và nam giới trưởng thành cần 11mg/ngày. Kẽm được tìm thấy nhiều ở ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm sữa ít béo, hải sản, các loại đậu, thịt gia cầm, thịt đỏ, đậu nành,… 

Thiếu kẽm khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm thị lực
Thiếu kẽm khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm thị lực

Thiếu kẽm là một vấn đề sức khỏe lớn, nhất là ở những nước nghèo và đang phát triển. Đây là tình trạng cảnh báo cơ thể không cung cấp đủ kẽm cho các nhu cầu hàng ngày. Từ đó gây ra những triệu chứng như suy giảm thị lực, rụng tóc, gặp vấn đề về xương khớp, tiêu chảy hoặc suy giảm hệ miễn dịch, ăn không ngon miệng,… 

Nguyên nhân gây thiếu kẽm

Tình trạng thiếu kẽm rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính và chủ yếu do những nguyên nhân sau:

  • Do cơ thể hấp thụ kẽm kém. 
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ít bổ sung thực phẩm có chứa kẽm hoặc do chế biến sai cách khiến thực phẩm mất đi phần trăm kẽm có sẵn.
  • Người ăn thuần chay.
  • Đang mắc bệnh lý về gan, xơ nang hoặc bệnh crohn,… 

Đối tượng dễ bị thiếu kẽm

Bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng bị thiếu kẽm, tuy nhiên dưới đây là những người có nguy cơ cơ bị thiếu hụt nguồn dưỡng chất này. Cụ thể bao gồm:

  • Người nghiện rượu: Sử dụng nhiều rượu có thể làm giảm chức năng gan, gây thiếu kẽm. Chưa kể, quá trình thải kẽm qua đường nước tiểu cũng gia tăng, làm thiếu hụt loại khoáng chất này. 
  • Người cao tuổi: Càng lớn tuổi, khả năng hấp thụ kẽm cũng như các chất dinh dưỡng khác sẽ giảm. Người cao tuổi cũng gặp khó khăn trong việc ăn uống, phải kiêng khem nhiều thực phẩm. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, cúm, viêm phổi,… do sức đề kháng kém. 
  • Phụ nữ đang cho con bú: Trong những tháng đầu đời, trẻ được cung cấp kẽm từ cơ thể mẹ để phát triển nhanh chóng. Vì thế, cơ thể mẹ dễ bị thiếu hụt kẽm nếu không được bổ sung đầy đủ trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Tình trạng thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bỉm mà còn tác động xấu tới khả năng phát triển, sức đề kháng ở trẻ. 
  • Người mắc bệnh tiêu hóa: Hội chứng ruột ngắn, nhiễm giun móc, crohn và suy tuyến tụy, bỏng, chạy thận nhân tạo, tán huyết hay tiêu chảy,… Nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng các loại thuốc penicillamine, thuốc lợi tiểu và natri valproate cũng có thể ức chế sự hấp thu kẽm.

Ngoài ra, thiếu kẽm còn xuất hiện nhiều ở trẻ em sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ ra từ bà mẹ thiếu kẽm, trẻ bị suy dinh dưỡng. Những nước phát triển, vùng kinh tế khó khăn cũng là nhóm đối tượng dễ bị thiếu hụt kẽm.

Ngoài ra, di truyền cũng là một trong những yếu tố làm bạn bị thiếu hụt kẽm. Nếu trong gia đình có cha mẹ mang gen bệnh thiếu kẽm di truyền thì khả năng cao bạn cũng mang gen này. 

Dấu hiệu thiếu kẽm

Người bị thiếu kẽm sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Móng tay, móng chân giòn, dễ gãy, có đốm trắng: Các đốm trắng trên móng, tình trạng móng dễ gãy, giòn chính là những dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung thêm kẽm. 
  • Rụng tóc: Trường hợp bị rụng tóc nhiều, nhưng không phải do mắc bệnh lý, nấm da đầu thì khả năng cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu kẽm. 
  • Loét miệng: Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng loét miệng. Tuy nhiên, loét miệng cũng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nên bạn cần cân nhắc trước khi bổ sung kẽm. 
  • Mụn cùng những vấn đề khác ở da: Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm hoặc phương pháp sử dụng kẽm để phòng ngừa mụn, nâng cao sức đề kháng cho da. Nếu thấy mụn lâu ngày không lành, chậm đóng vảy thì bạn có thể đang cần bổ sung thêm kẽm. Bên cạnh đó, hiện tượng xuất hiện các vết chàm sần sùi, có vết nứt, thường xuất hiện ở vùng mặc tã, quanh miệng mà không thể cải thiện bằng kem steroid hay dưỡng ẩm thì bạn cũng cần cân nhắc tới việc bổ sung kẽm. 
  • Yếu xương: Phần lớn các trường hợp yếu xương đều chỉ đề cập tới việc bổ sung canxi, ít khi nhắc tới kẽm. Tuy nhiên, nếu đã bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi mà tình trạng yếu xương vẫn không cải thiện, thì có thể là do cơ thể thiếu hụt kẽm. 
  • Các biểu hiện thiếu kẽm khác: Ăn không ngon, thường cảm thấy cáu kỉnh, bị tiêu chảy, dễ bị bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra còn có triệu chứng liệt dương, hay gặp vấn đề về mắt, giảm cân không rõ nguyên nhân, vị giác – khứu giác hạn chế cũng là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cần bổ sung kẽm. 

Chẩn đoán cơ thể thiếu kẽm

Thiếu kẽm rất khó chẩn đoán, phát hiện nếu chỉ xét nghiệm máu đơn thuần. Bởi kẽm được phân phối trong các tế bào của cơ thể dưới dạng vi lượng. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị thiếu hụt kẽm, bác sĩ sẽ chỉ định cho làm xét nghiệm huyết thanh để mang tới kết quả chẩn xác. 

Trong trường hợp thiếu kẽm là biểu hiện của các bệnh lý. Chẳng hạn như khi kẽm được dung nạp vào cơ thể nhưng không được hấp thu thuận lợi, kẽm không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu hụt. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ cần yêu cầu bệnh nhân thực hiện kiểm tra bổ sung để nhận định chính xác lý do làm thiếu hụt kẽm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu ở lại bệnh viện để theo dõi triệu chứng cải thiện sau khi bổ sung kẽm trong vòng 72 tiếng kể từ khi dung nạp. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán đồng thời với một số tình trạng thiếu hụt dưỡng chất khác để biết chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là gì. 

Thiếu kẽm gây bệnh gì?

Khi cơ thể không cung cấp đủ kẽm, thể trạng, sức khỏe đều bị ảnh hưởng tiêu cực và rất dễ mắc bệnh lý. Dưới đây là những hệ lụy mà người bệnh có thể phải đối mặt khi không kịp thời bổ sung khoáng chất này. 

  • Chán ăn, chậm phát triển, nhất ở là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Dễ bị viêm da, dày sừng, sạm, bong da mặt ngoài hai cẳng chân. 
  • Các vấn đề về mắt như quáng gà, khô mắt, mỏi mắt. 
  • Tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, bệnh dễ tái phát. 
  • Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ.
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới suy giảm tốc độ tăng trưởng, thiểu năng sinh dục, tiêu chảy, tăng nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường. 
Thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường
Thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường

Những đối tượng nào cần bổ sung kẽm cho cơ thể?

Nhu cầu kẽm ở mỗi người là khác nhau do bị ảnh hưởng bởi độ tuổi, giới tính, bệnh lý và các vấn đề khác. Tuy nhiên, dưới đây là những đối tượng cần lưu ý bổ sung kẽm cho cơ thể:

  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú: Phụ nữ trong giai đoạn này cần bổ sung nhiều kẽm hơn để vừa cung cấp cho cơ thể, vừa đủ nhu cầu đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. 
  • Người ăn chay: Phần lớn kẽm được bổ sung thông qua việc ăn uống nhưng với những người ăn chay thì khả năng bị thiếu hụt kẽm là rất cao. Bởi kẽm thường có nhiều trong các loại thịt, tuy nhiên người ăn chay lại không ăn thịt nên cần bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm hoặc viên uống chức năng khác. 
  • Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bị bệnh thận: Đây là nhóm đối tượng rất khó để hấp thụ và giữ kẽm lại. 
  • Đàn ông trưởng thành: Việc không cung cấp đủ kẽm cho cơ thể khi trưởng thành sẽ khiến nam giới rơi vào tình trạng sụt cân, thậm chí là bị vô sinh. 
  • Người nghiện rượu: Người nghiện rượu thường khó hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn người bình thường do tổn thương đường ruột bởi rượu hoặc do kẽm tiết ra nhiều hơn qua nước tiểu. 

Điều trị thiếu kẽm

Trong trường hợp chế độ ăn uống hàng ngày không thể bổ sung đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Các bạn cần bổ sung kẽm thông qua dạng viên nang hoặc viên nén được bác sĩ chỉ định. 

Tùy theo từng triệu chứng, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc kẽm phù hợp. Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân sử dụng đúng tần suất, liều lượng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. 

Thiếu chất kẽm nên ăn gì?

Kẽm là khoáng chất có trong các thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Tuy nhiên, thiếu kẽm nên bổ sung gì? Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm cao mà bạn có thể bổ sung hàng ngày gồm có:

  • Các loại thịt đỏ, điển hình như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn nạc,…
  • Hải sản có vỏ như sò, ốc, cua, hàu, trai, hến,… 
  • Sữa, phô mai.
  • Socola đen.
  • Trứng. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo, yến mạch hoặc quinoa,…
  • Các loại hạt như hạt thông, hạt điều, đậu phộng hoặc hạnh nhân. 
  • Một số loại rau như rau chân vịt, cải xoăn, măng tây, nấm, đậu xanh, đậu hà lan,…   

Cách phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm

Tình trạng thiếu kẽm hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn biết cách tối ưu nguồn thực phẩm hàng ngày. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị thiếu hụt kẽm hiệu quả:

  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm thông qua việc ăn cá, thịt, hàu, các loại hạt, thực phẩm từ sữa,… 
  • Chọn ngũ cốc có men sẽ giúp làm tăng hàm lượng kẽm trong cơ thể, giảm chất phytate. 
  • Trước khi chế biến đậu, các bạn ngâm nguyên liệu trong nước để làm giảm sự hiện diện của phytate. Đồng thời hỗ trợ cơ thể xử lý kẽm một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. 

Tóm lại, kẽm là một khoáng chất hữu ích và cần thiết với cơ thể. Trường hợp bị thiếu kẽm, mọi người cần chủ động bổ sung các thực phẩm, thăm khám bác sĩ để có những điều chỉnh, tư vấn điều trị phù hợp, an toàn. 

Tham khảo thêm

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Củ sắn khá thân thuộc với người Việt chúng ta bởi nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhiều chị em trong giai đoạn mang thai rất muốn ăn loại củ này nhưng…

Xem chi tiết

Trong giai đoạn thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm để sử dụng cần được kiểm tra thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của…

Xem chi tiết

Phụ nữ mang bầu cơ thể sẽ nhạy cảm hơn bình thường vậy nên việc ăn uống cũng cần được chú trọng để không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Có nhiều chị thắc…

Xem chi tiết

Chị em phụ nữ trong giai đoạn mang bầu thường có những thay đổi về tâm sinh lý và cả chế độ ăn uống hàng ngày. Việc lựa chọn đúng thực phẩm để sử dụng…

Xem chi tiết

Trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé để phát triển khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với những trường…

Xem chi tiết

Trong quá trình mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm mà bà bầu…

Xem chi tiết

Đu đủ chính là loại trái cây giàu dưỡng chất, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quan niệm rằng phụ nữ mang thai không nên ăn bởi loại quả này có thể…

Xem chi tiết

Dưa hấu vốn là thứ quả mọng nước, giàu chất dinh dưỡng nhưng vẫn có những đối tượng không thể sử dụng. Vậy bà bầu ăn dưa hấu được không, ăn như thế nào mới…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *