Giãn Tĩnh Mạch Tinh Hoàn
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh lý phổ biến ở nam giới, mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại đe dọa tới khả năng sinh sản, chất lượng tình dục. Cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu thêm về bệnh lý này trong bài viết dưới đây để biết cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay còn được gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh - bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng gia tăng ở nam giới. Mặc dù khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người không hiểu và thiếu kiến thức về bệnh lý này. Từ đó khiến các dấu hiệu của bệnh trở nặng, việc điều trị trở nên khó khăn và nguy cơ gặp biến chứng cao.
Trên thực tế, giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh nam khoa nguy hiểm, hình thành do tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn ra và xoắn lại. Tình trạng này diễn ra khiến máu không đi từ tinh hoàn xuống ổ bụng được như bình thường mà chảy ngược lại vào trong tĩnh mạch. Do đó chúng gây ứ đọng, sưng và viêm tinh hoàn.
Theo ghi nhận, có khoảng 90% số nam giới phát hiện suy giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái. Còn trường hợp bị giãn cả hai bên tinh hoàn thường khá hiếm nhưng không phải không có. Nếu rơi vào nhóm đối tượng bị suy tĩnh mạch cả 2 bên tinh hoàn sẽ rất dễ bị mất khả năng có con tự nhiên.
Xem thêm: Teo Tinh Hoàn Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
Phân loại bệnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn sẽ được phân loại theo 3 cấp độ khác nhau. Cụ thể là:
- Cấp độ 1: Lúc này bệnh nhân vẫn chưa có những biểu hiện rõ ràng, không có cảm giác đau tinh hoàn. Các dấu hiệu ở tinh hoàn vẫn không có gì bất thường và chỉ có thể phát hiện được thông qua việc siêu âm.
- Cấp độ 2: Tĩnh mạch tinh hoàn giãn to, khi sờ hay quan sát có thể thấy được các búi tĩnh mạch giãn ở cả 2 bên của tinh hoàn.
- Cấp độ 3: Bệnh trở nặng, đường tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, người bệnh thường xuyên có cảm giác đau tức, sưng vùng bìu, gốc dương vật. Bên cạnh đó, tinh hoàn cũng bị giãn ra và teo nhỏ, rất dễ dẫn tới biến chứng vô sinh.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Tĩnh mạch ở tinh hoàn nam gặp vấn đề thường xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:
- Do yếu tố cơ địa như hệ thống van tĩnh mạch có dấu hiệu bất thường, mạch máu bất thường tự thân thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tinh là rất cao.
- Gặp chấn thương thể thao.
- Do tính chất công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng làm việc liên tục trong nhiều giờ.
- Hệ thống van tĩnh mạch của cánh mày râu bị suy yếu.
- Bị trào ngược các chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận vào tĩnh mạch tinh hoàn. Từ đó làm ứ đọng máu tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch tinh.
- Do bẩm sinh.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở mỗi cấp độ phát triển sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại vẫn có những triệu chứng điển hình như sau:
- Vùng bìu của nam giới có cảm giác nặng trĩu và đau khi quan hệ tình dục.
- Xuất hiện các khối sưng phía trên khu vực bìu.
- Nam giới bị sưng phù đau nhức ở tinh hoàn, gốc dương vật. Cảm giác đau nhức sẽ càng nặng hơn khi người bệnh vận động hay lao động nặng nhọc.
- Tinh hoàn bị giãn ra, teo nhỏ hơn và có dấu hiệu chảy xệ, sờ vào gốc dương vật cảm giác có búi ngoằn ngoèo.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có nguy hiểm không?
Trong trường hợp không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm, giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở nam giới có thể khiến người bệnh đối diện với những vấn đề nghiêm trọng như sau:
- Có cảm giác căng, tức, sưng đau dữ dội, thường trực làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, công việc.
- Làm tăng nguy cơ bị teo tinh hoàn, tác động xấu tới số lượng, chất lượng tinh trùng, dễ dẫn tới tình trạng vô sinh.
- Ảnh hưởng tới khả năng tình dục vì tinh hoàn bị đau nhức, khó đạt được cực khoái.
- Gây suy giảm lượng hormone sinh dục nam, làm giảm ham muốn tình dục, ngại gần gũi bạn tình.
Nhìn chung, giãn tĩnh mạch tinh hoàn ảnh hưởng rất lớn tới chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản ở phái mạnh. Vậy cho nên, để tránh những biến chứng đáng tiếc do bệnh gây nên, nam giới cần chủ động trong việc thăm khám, điều trị.
Xem ngay: Nhịn Xuất Tinh Có Gây Nguy Hiểm Không?
Cách chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn và cách điều trị sẽ phụ thuộc rất lớn vào triệu chứng, cấp độ và tình trạng sức khỏe ở mỗi bệnh nhân. Sau khi có kết quả chẩn đoán, nắm được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo những cách sau:
Sử dụng thuốc Tây
Không phải bệnh nhân nào bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng được chỉ định phẫu thuật. Nếu bạn không đau, không gặp trở ngại nào trong vấn đề sinh sản, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân theo dõi tiếp trong một thời gian. Nếu tĩnh mạch không giãn lớn, không làm bạn khó chịu thì có thể không cần phải điều trị thêm.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng thuốc để đề phòng hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy giãn tĩnh mạch tinh hoàn uống thuốc gì? Ở những đối tượng này, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau hoặc chống viêm nhằm ổn định khả năng sinh lý.
Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa - phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn là chỉ định bắt buộc khi nam giới xuất hiện các triệu chứng ở cấp độ nặng. Cách điều trị bệnh bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa sẽ được tiến hành theo những kỹ thuật sau:
- Phẫu thuật mổ truyền thống: Để tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ mổ một đường thẳng tại vùng bìu hoặc bẹn của bệnh nhân nhằm can thiệp vào các mạch máu bị giãn. Việc mổ truyền thống này sẽ khiến người bệnh đau đớn và thời gian phục hồi cũng lâu hơn so với phẫu thuật nội soi.
- Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Lúc này, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ ở vùng bụng vào vùng bìu để đưa dụng cụ vào. Từ đó quan sát và điều chỉnh lại tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này được thực hiện sau khi nam giới được gây mê hoàn toàn nên sẽ không có cảm giác đau đớn. Bệnh nhân có thể ra viện ngay sau khi thực hiện thủ thuật mà không mất quá nhiều thời gian tĩnh dưỡng
- Thuyên tắc mạch qua da: Bác sĩ sẽ đưa một ống nhổ vào tĩnh mạch bẹn hoặc cổ bệnh nhân để tiếp cận vùng tĩnh mạch bị giãn. Dưới hướng dẫn của máy siêu âm, bác sĩ có thể đóng các mạch máu lại để ngăn dòng chảy. Sau đó tiến hành sửa chữa những múi tĩnh mạch bị giãn, giúp nam giới khôi phục khả năng sinh lý hiệu quả.
Sau khi tiến hành mổ giãn tĩnh mạch tinh hoàn, nam giới có thể bị chảy máu, nhiễm trùng, sưng bìu do tụ dịch, giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát, teo tinh hoàn,... Nếu thấy những triệu chứng như đau kéo dài, đau không giảm ngay cả khi đã dùng thuốc, vết mổ bị bầm tím - thâm đen, chảy máu từ vết mổ, có mùi thối từ vết mổ, bìu sưng to, sốt trên 38 độ kèm cảm giác lạnh run thì cần tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra ngay.
Bên cạnh đó, bạn cần tránh vận động mạnh sau 48 giờ phẫu thuật. Chỉ hoạt động lại thể thao lại sau 1 tuần và có thể tắm sau 24 giờ mổ nhưng lưu ý không ngâm xà bông hay tắm bồn. Đồng thời nên tới bệnh viện để thăm khám - kiểm tra lại tình trạng vết mổ sau 2 tuần.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Thay vì quá chú trọng vào việc điều trị bệnh, các bạn nên chủ động phòng tránh bệnh nam khoa này theo những cách sau đây:
- Chăm chỉ vận động, tích cực luyện tập thể dục, thể thao để giúp máu lưu thông ổn định tới các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là dương vật.
- Không ngồi quá lâu trên ghế, sau khoảng 1 - 2 tiếng, bạn nên đứng dậy và đi lại.
- Tránh sử dụng rượu bia hay các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử), cà phê,...
- Không mặc quần áo quá chật, nhất là đồ lót vì chúng có thể làm đau dương vật, tinh hoàn.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng, không lạm dụng thủ dâm,...
- Nam giới cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện cũng như xử lý những triệu chứng bất thường ở tinh hoàn.
Tóm lại, giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh nam khoa thường gặp có nguy cơ gây vô sinh cao. Bệnh thường phát triển với các triệu chứng rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nói chung và chức năng sinh lý nói riêng. Vậy nên, các bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh để tránh để bệnh diễn tiến xấu, khó kiểm soát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!