Nên Và Không Nên Ăn Gì Để Giảm Axit Trong Dạ Dày?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiết axit. Chế độ ăn không khoa học, căng thẳng stress, ô nhiễm môi trường… sẽ làm cho nồng độ axit dịch vị tăng cao hơn mức bình thường, dẫn đến bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Vậy ăn gì để giảm axit trong dạ dày, hãy theo dõi bài viết sau đây.
Nên ăn gì để giảm axit trong dạ dày?
Ăn gì để giảm axit trong dạ dày luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là tổng hợp một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe và giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Chuối tốt cho tiêu hóa
Ăn gì khi bị dư axit dạ dày? Nhiều người cho rằng đau dạ dày ăn chuối sẽ làm cho tình trạng bệnh xấu hơn. Trên thực tế, chuối rất tốt cho bộ máy tiêu hóa. Một số lí do khuyến khích bệnh nhân đau dạ dày nên ăn chuối là:
- Kali có trong chuối hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, nhuận tràng, kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc.
- Chuối chứa pectin có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa và cải thiện các vấn đề của dạ dày.
- Chất chống oxy hóa delphinidin trong chuối giúp phòng ngừa sự hình thành các khối u, giảm nguy cơ ung thư.
- Ngoài ra, thực tế cho thấy chuối còn ngăn cản sự xâm nhập của HP.
Tuy nhiên, nếu người có nồng độ axit dạ dày tăng cao, ăn chuối không đúng cách có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy:
- Chỉ nên ăn chuối chín, không ăn chuối còn xanh vì chất nhựa sẽ kích thích dạ dày co bóp, tạo cảm giác cồn cào, khó chịu.
- Không ăn chuối lúc đói mà chỉ ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút.
- Chỉ nên ăn chuối ngự, chuối tây…, tuyệt đối không ăn chuối hột vì sẽ hột chuối sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit và gây cọ xát với niêm mạc đường tiêu hóa.
Ngoài ra, chuối còn đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe:
- Lượng chất xơ dồi dào giúp ruột hoạt động tốt hơn, kiểm soát cholesterol, huyết áp và giảm viêm.
- Cung cấp thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột, mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Vitamin B6 trong chuối giúp tăng trao đổi chất, phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.
- Bổ sung vitamin C giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do và củng cố hệ miễn dịch.
Ăn gì để giảm axit trong dạ dày nhanh? Rau cải xanh
Rau cải xanh được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt. Theo các chuyên gia, Rau cải xanh không chỉ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc, trị ho… Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới công dụng hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày.
Trong cải xanh rất giàu vitamin và các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, C, E, K, chất xơ, albumin… Các thành phần này giúp hỗ trợ giảm tiết axit dịch vị hiệu quả, giảm đau dạ dày và làm lành các vết loét.
Ngoài ra, có thể nhắc đến những lợi ích tuyệt vời khác mà rau cải xanh đem lại như:
- Lượng vitamin K trong cải bẹ xanh đảm bảo nhu cầu cần thiết hằng ngày của cơ thể. Từ đó hạn chế tình trạng loãng xương, suy giảm chức năng não và bệnh mất trí nhớ.
- Cải xanh có nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một bát canh rau cải (tương đương với 56g rau tươi) cung cấp hơn ⅓ nhu cầu cho cơ thể.
- Ăn rau cải thường xuyên phòng ngừa các bệnh về tim mạch do chứa những thành phần có tác dụng hạ cholesterol.
- Cải xanh giúp mắt sáng khỏe nhờ lutein và zeaxanthin đóng vai trò bảo vệ võng mạc.
- Một nhóm hợp chất được gọi là glucosinolates được tìm thấy trong cải xanh có công dụng chống lại tổn thương DNA và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Các loại rau màu xanh đậm thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa.
Nên ăn gì để giảm axit trong dạ dày? – Gừng có tốt không?
Nếu bạn thắc mắc “bị dư axit trong dạ dày nên ăn gì?” Hãy thử sử dụng Gừng thêm vào chế độ ăn. Gừng là gia vị khá quen thuộc trong gian bếp của hầu hết gia đình Việt Nam. Ngoài việc dùng làm gia vị, Gừng còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, trong đó có tình trạng tăng axit dạ dày gây đau và viêm loét.
Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm, có nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Do vậy thường được sử dụng trong những bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp. Đồng thời, Gừng còn giúp giảm tiết axit dịch vị, khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu, trào ngược thực quản. Vì vậy, nếu còn băn khoăn không biết ăn gì để giảm axit trong dạ dày, hãy thử sử dụng Gừng với các cách sau đây:
- Uống trà gừng: Uống 1 cốc trà gừng mỗi buổi sáng không những giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn mà còn giúp tinh thần được thư giãn. Có thể dùng các gói trà gừng pha sẵn bán trên thị trường hoặc pha từ gừng tươi thái lát, ngâm trong nước sôi.
- Nước gừng – mật ong: Sự phối hợp giữa gừng và mật ong đem lại tác dụng tuyệt vời để giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Xay hoặc giã gừng lấy nước cốt cho vào một cốc nước ấm, thêm vào 1 – 2 thìa mật ong.
- Dùng gừng làm gia vị: Món ăn từ gừng là đáp án cho câu hỏi “ăn gì để giảm axit trong dạ dày?” Một số ví dụ như gừng ướp thịt, gà rang gừng, bò kho gừng… không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Đu đủ chín
Ăn gì để giảm axit trong dạ dày và công dụng của đu đủ trong trường hợp này ra sao? Đu đủ hầm đường phèn là lựa chọn thông thái. Việc ăn nó thường xuyên trong mùa xuân, hè có công dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có công dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.
Đu đủ có tác dụng diệu kỳ với dạ dày nếu được sử dụng với lượng vừa đủ. Liều chính xác phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và tình trạng sinh lý của mỗi người. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu xác định đúng mức liều dùng đu đủ gây tác dụng giảm tiết axit, song việc sử dụng nhiều hơn không gây hại sức khỏe.
Ngoài ra, dân gian còn sử dụng hoa đu đủ đực để chữa các bệnh lý dạ dày. Thành phần trong hoa và lá có công dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Các chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp làm ngăn ngừa tình trạng viêm loét và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày.
Một số bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng đu đủ:
- Viêm dạ dày: Đu đủ 30 gam, táo tây 39 gam, mía 30 gam, sắc uống.
- Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30 gam, củ mài 15 gam, sơn tra 6 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo ăn 2 lần/ngày vào sáng, chiều.
Chữa đau dạ dày với mía, nước mía
Nếu còn thắc mắc ăn gì để giảm lượng axit trong dạ dày, nước mía là đáp án phù hợp nhất. Vì nó ngăn chặn một số bệnh lý liên quan như khó tiêu, ợ hơi, trào ngược thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Theo y học cổ truyền, mía có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Nó được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, chống nôn mửa, viêm họng. Ngoài ra còn là vị thuốc chữa đau và viêm loét dạ dày – tá tràng.
Y học hiện đại chỉ ra các thành phần trong mía như photpho, kẽm, kali có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, giảm tình trạng dư thừa axit gây viêm loét. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ làm chóng liền các vết loét nhanh chóng.
Một số bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa từ mía:
- Bài thuốc 1: Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Bài thuốc 2: Nước mía, mật ong mỗi thứ một cốc, trộn đều, uống ngày 2 lần sáng tối trước khi ăn.
Chú ý bữa ăn có các món ăn chế biến từ cua không được dùng mía vì có thể gây ngộ độc.
Thừa axit dạ dày nên ăn gì? – Dạ dày nhím
Theo Y học cổ truyền, dạ dày nhím có vị đắng ngọt, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng chữa viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian và qua quan sát thực tiễn, có thể áp dụng bột dạ dày nhím để chữa đau dạ dày, giảm axit ở mức độ nhất định. Khi dùng phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian với dạ dày nhím:
- Cách 1: Dạ dày nhím để nguyên cả thức ăn có bên trong (tốt nhất nên dùng nhím rừng) phơi rồi sấy khô, thái nhỏ, tán bột, mỗi lần uống 10 gam với nước cơm vào lúc đói.
- Cách 2: Dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 4 gam với nước sắc hoa hòe.
Ăn gì để giảm axit trong dạ dày và dùng như thế nào? Phật thủ
Theo y học cổ truyền, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh tỳ và phế, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ khái… Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy trong phật thủ có tinh dầu và một flavonoid là hesperidin rất có ích cho việc giảm tiết axit và trị đau dạ dày.
Trong dân gian, phật thủ dùng chủ yếu để chữa đau dạ dày, chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, trướng bụng, nôn mửa… Có thể ăn phật thủ thường xuyên để giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hoặc làm thành thuốc khô bằng cách thu hái trái chín về, bổ dọc cùi thành từng miếng mỏng, phơi khô.
Một số bài thuốc đơn giản với phật thủ:
- Giảm axit, chữa đau dạ dày: Phật thủ tươi 15 – 20 gam hoặc 6 – 10 gam phật thủ khô, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, thêm nước sôi để 10 – 15 phút và rót ra uống nóng trong ngày thay nước.
- Hạn chế tiết axit cho người đau dạ dày mạn tính: Dùng 10 gam phật thủ khô, 6 gam hoa nhài, pha như pha trà, hãm khoảng 10 – 15 phút rồi uống nóng.
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Thừa axit dạ dày cần kiêng gì?
Nồng độ axit dịch vị tăng lên là mối đe dọa cho sức khỏe con người, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bên cạnh những thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày, bệnh nhân cần tránh một số đồ ăn sau:
Bia rượu và chất kích thích
Bia rượu hay thức uống có cồn có khả năng tích trữ axit dịch vị rất cao. Một nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên uống bia rượu sẽ có nguy cơ tăng nồng độ axit gấp 5 lần so với người bình thường. Vì vậy, để giảm axit dạ dày, tốt nhất bạn nên loại bỏ bia rượu cũng như chất kích thích ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình.
Đồ ăn chua
Hoa quả chua như chanh, quất… và đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối… là những thức ăn có lượng axit cực kỳ cao. Khi xuống đến bao tử, sẽ làm tăng nồng độ H+, dễ gây nên bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì thế với những người khỏe mạnh bình thường, nên hạn chế đồ ăn chua. Còn đối với những người có bệnh lý về đường tiêu hóa thì cần hạn chế tuyệt đối nhóm thực phẩm này.
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng được xếp vào nhóm thực phẩm nguy hiểm cho dạ dày vì nó gây kích thích niêm mạc, co bóp cơ trơn dạ dày, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Hơn nữa, thực phẩm có tính cay sẽ làm tăng lượng axit dịch vị, làm các ổ viêm loét nặng hơn. Vì thế, hãy tránh xa những đồ ăn như ớt, tiêu… nếu dạ dày bạn đã yếu sẵn.
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để giảm lượng axit dư thừa thì người bệnh cần tìm đến các bài thuốc Đông y ĐẶC TRỊ để “xóa sổ” bệnh dạ dày VĨNH VIỄN. Một trong những bài thuốc nổi bật hiện nay chính là Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp hoàng cung, trị bệnh chuyên sâu – bền vững, được giới chuyên gia khuyên dùng.
Lưu ý khi thừa axit dịch vị
Dư thừa axit dịch vị đang là bệnh lý ngày càng phổ biến. Do đó, bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học thì chế độ sinh hoạt, làm việc, tập luyện phù hợp cũng là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất và ngăn ngừa các cơn đau do dư thừa axit dạ dày gây ra, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
- Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, điều này sẽ giúp cho dạ dày giảm bớt các áp lực, từ đó kiểm soát được lượng axit dịch vị tiết ra.
- Khiểm soát cân nặng ở mức đảm bảo, tránh tình trạng dư thừa cân, tăng cân mất kiểm soát khiến cho dạ dày luôn phải vận động để tiêu hoá lượng thức ăn được nạp vào cơ thể.
- Ngưng hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tổng thể cũng như cơ quan tiêu hoá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nicotin và các chất độc hại khác có trong thuốc lá có thể gây tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới niêm mạc của thực quản, làm suy yếu cơ thực quản và tác động tiêu cực tới niêm mạc đường tiêu hoá.
- Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc hàng ngày để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi. Việc thức quá khuya, ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, làm việc của dạ dày.
- Chọn tư thế thích hợp trong khi ngủ để giảm hoạt động tiết axit dạ dày. Đặc biệt cần lưu ý không nên nằm sấp và hạn chế nằm ngửa bởi nó có thể tạo áp lực lên dạ dày, khiến bạn cảm thấy khó thở, khó tiêu hơn.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, tập trung vào việc ăn để enzym trong nước bọt được thấm đều vào thức ăn. Nhờ đó mà giảm bớt áp lực lên dạ dày trong quá trình tiêu hoá.
- Nếu bị axit dạ dày gây ảnh hưởng tới sức khỏe lâu ngày hoặc việc tự chữa tại nhà không mang lại kết quả thì việc điều trị chuyên sâu bằng y học là việc vô cùng cần thiết. Hãy tới các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để thăm khám và nhận phác đồ điều trị chuyên sâu từ bác sĩ.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc ăn gì để giảm axit trong dạ dày. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng cũng đừng nên chủ quan, hãy tìm giải pháp khắc phục khi còn sớm để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Em cũng cho con em ăn theo mấy thực phẩm trong bài viết mà gần 3 tuần rồi vẫn thấy tình trạng đau bụng trên rốn thế nhỉ, mấy bài này có tác dụng không thế
Tôi bị axit rồi còn bị cả gì mà vi khuẩn HP ấy mấy bác, cũng thỉnh thoảng bị đau bụng, ăn đồ cay vào còn nôn ra nữa cơ. Mua thuốc về uống mà chả ăn thua, cứ ngưng uống thuốc là lại bị lại. Chắc cái số sống suốt đời với thuốc men rồi
Mẹ mình bị đau vùng thượng vị dạ dày thường xuyên, ăn cũng không được nhiều, mỗi lần ăn no thì đều bị đau bụng và buồn nôn, người lúc nào cũng mệt mỏi nôn nao. Mình thấy suốt ngày bà dùng nước dừa với mật ong mà chằng ăn thua, đang tìm mãi xem có cách nào tốt với hiệu quả không mà toàn thấy kiểu chuối với đu đủ, chẳng ăn thua ấy
Dạo này bầu nên tôi bị nghiện đò chiên rán, ăn không dừng lại được ấy. Thành ra axit dạ dày lại tăng cao, mấy bữa nay toàn bị đau bụng buổi đêm, có khi đau đến mất ngủ luôn ấy. Trường hợp như tôi đang bị thì uống nhất nam bình vị khang được không nhỉ quí vị
Thỉnh thoảng mình cũng gặp tình trạng trào ngược dạ dày, đau bụng khủng khiếp, thỉnh thoảng còn bị khó tiêu nữa, có phải do axit trong dạ dày gây ra không
Có cách nào chữa nhanh hơn mà đơn giản hơn không, công việc của tôi cũng khá bận, không có thời gian để ý kỹ chuyện ăn uống như này, nhưng mà kiếm đủ loại thuốc uống mà không ăn thua luôn
Các bác cho hỏi với, nồng độ axit trong dạ dày cao thì có phải là một loại bệnh lý không ạ? Tôi mới đi khám tổng quát về xong, axit trong dạ dày khá nhiều, tôi đang lo không biết có phải là bị bệnh gì không?
E ở xa chưa có điều kiện đến khám trực tiếp thì phải làm sao hả mn?
Bài thuốc Nhất Nam bình vị khang này mình uống khoảng bao lâu vậy ạ?
cho e hỏi bài thuốc Nhất nam bình vị khang chỉ sử dụng cho người bị đau dạ dày thôi ạ? E bị trào ngược dạ dày thực quản thì có dùng được ko ạ