Chế độ ăn cho người suy thận nhanh hồi phục – Giải pháp từ chuyên gia
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChế độ ăn cho người suy thận là yếu tố tác động trực tiếp đến thời gian và hiệu quả trị bệnh. Thay vì ăn tất cả những thực phẩm bổ dưỡng, người bệnh cần khéo léo xây dựng một khẩu phần ăn phù hợp với sức khỏe. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin để bạn thực hiện dễ dàng hơn.
Suy thận là thuật ngữ chỉ tình trạng chức năng thận bị suy giảm do giảm sút số lượng nephron. Khi đó, khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư trong máu của cầu thận dần trở nên suy yếu. Hệ quả là người bệnh bị phù, rối loạn huyết áp, suy nhược, khó thở,… Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân chỉ có thể lựa chọn chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới để duy trì sự sống.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người suy thận
Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận được xây dựng dựa trên 6 nguyên tắc dưới đây:
- Cân đối lượng đạm trong khẩu phần ăn: Lượng đạm trong chế độ ăn của người suy thận phụ thuộc vào chỉ số Ure máu. Nếu chỉ số này tăng, người bệnh chỉ nên bổ sung lượng đạm từ 0,6 – 0,8g/kg/ngày. Nếu chỉ số Ure máu ổn định, bạn có thể tăng lượng đạm lên 1g/kg/ngày. Ngoài ra, bạn nên chọn loại protein có giá trị sinh học cao, hạn chế protein có nguồn gốc thực vật.
- Ăn nhạt: Trong chế độ ăn cho người mắc bệnh lý về thận, bạn không nên ăn nhiều muối và mì chính. Hàm lượng khuyến cáo là từ 2 – 4g/ngày cho cả muối và mì chính (tương đương khoảng 15ml nước mắm).
- Điều chỉnh lượng nước: Bệnh nhân suy thận không nên uống quá nhiều nước. Lượng nước uống mỗi ngày chỉ nên đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể. Bạn có thể áp dụng cách tính sau để biết mình cần uống bao nhiêu nước. Lượng nước cần uống = lượng nước tiểu trong 24h + 500ml đến 700ml với người lớn hoặc + 200ml với trẻ em.
- Đảm bảo lượng chất béo: Chất béo trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận nên chiếm từ 15 – 25%. Trong đó, tỉ lệ các chất béo no, chất béo không no một nối đôi và chất béo không no nhiều nối đôi là đồng đều.
- Cân bằng lượng chất khoáng cần thiết: Chế độ ăn uống cho người suy thận cần giảm muối, giảm phốt – pho và tăng Canxi. Lượng muối một ngày không nên vượt quá 3g, lượng Kali khống chế ở mức dưới 200mg/ngày. Hàm lượng Canxi mỗi ngày cần bổ sung khoảng 900 – 1.200mg và lượng phốt pho là từ 300 – 600mg/ngày.
- Đáp ứng đủ nhu cầu Vitamin: Chế độ ăn cho người bị suy thận cần đáp ứng đầy đủ các vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin nhóm B & E.
Ngoài ra, bạn nên đảm bảo tổng năng lượng của chất đường trong mỗi bữa ăn chiếm khoảng 55 – 60%. Nhóm chất xơ và probiotics cần được bổ sung đều đặn để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Khảo sát thực tế cho thấy, chế độ ăn cho người suy thận đáp ứng càng nhiều các nguyên tắc phía trên thì các chỉ số xét nghiệm của người bệnh càng ổn định. Tuy nhiên, nếu đối tượng người bệnh là trẻ em, bạn chỉ nên điều chỉnh lượng muối và nước. Các chất dinh dưỡng còn lại cần đáp ứng theo nhu cầu để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
Khẩu phần ăn cho người suy thận theo chuẩn y khoa
Sau khi cân đối hàm lượng các chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày, người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vậy, người bị suy thận nên ăn gì và nên kiêng gì? Nội dung dưới đây sẽ đem đến đáp án cho bạn.
Chế độ ăn cho người suy thận nên bổ sung gì?
Lựa chọn thực phẩm cho người suy thận cần đảm bảo yếu tố khoa học, hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh. Dưới đây là danh sách những thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho người suy thận:
- Nhóm chất đường bột: Thực phẩm được khuyến khích sử dụng là những loại chứa ít đạm, bao gồm: gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, các loại bún, hủ tiếu, miến, phở được chế biến từ củ từ, củ dong. Đặc biệt, các thực phẩm như: khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang,… rất phù hợp cho chế độ ăn của người suy thận.
- Nhóm chất béo: Bệnh nhân nên bổ sung loại chất béo tốt cho sức khỏe. Điển hình là các loại dầu thực vật: dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu cải,…. hay các loại bơ.
- Nhóm chất đạm: Những thực phẩm chứa đạm có giá trị cao được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn cho người suy thận. Phổ biến nhất là các thực phẩm: Trứng, sữa, thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, cá tôm,…
- Nhóm chất xơ: Chất xơ được khuyến khích bổ sung thông qua các loại rau có hàm lượng đạm thấp như: bầu bí, cà chua, mướp, su su, dọc mùng,… Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các loại hoa quả ít đường như: táo tây, cam, quýt, bưởi…
Người suy thận không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi, bệnh nhân suy thận cần tránh một số loại thực phẩm tác động xấu đến bệnh.
- Thực phẩm giàu Kali: Bao gồm các loại quả sấy khô như: chuối khô, nho khô, đào khô, mận khô,…
- Các loại rau có hàm lượng đạm cao: Điển hình như các loại rau có màu xanh đậm: rau ngót, rau đay, rau muống, rau dền,… Ngoài ra, các loại nấm mèo, đậu hạt, giá đỗ cũng không tốt cho người suy thận.
- Thực phẩm giàu Cholesterol: Thường gặp như: phô mai, nội tạng động vật, dầu dừa,…
- Thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao: Như các loại: tôm khô, lá lốt, đậu nành, nấm đông cô, hạt sen khô,…
- Thực phẩm giàu Natri: Chủ yếu là các thực phẩm được chế biến sẵn có hàm lượng muối cao như: cá khô, xúc xích, trứng muối, khoai tây chiên,…
- Các sản phẩm có chứa chất kích thích như: Rượu, cà phê, bia, thuốc lá,…
Một số lưu ý khác khi bị suy thận
Ngoài các vấn đề về dinh dưỡng, người bệnh suy thận cần lưu ý một số thông tin dưới đây để có kết quả điều trị tốt nhất:
- Thăm khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường nghi ngờ thận có vấn đề. Người bệnh cần chủ động đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng như: phù chân, tay, tăng huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn,…
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sau khi đã được chẩn đoán suy thận. Hãy đảm bảo bạn đang thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bao gồm: điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tuân thủ lịch uống thuốc,…
- Không tự ý thay đổi phác đồ điều trị đã được chỉ định. Nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc dân gian hoặc mẹo chữa với mong muốn bệnh nhanh khỏi và không gặp tác dụng phụ. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, thay thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Vận động nhẹ nhàng: Bệnh nhân suy thận không thể vận động mạnh vì có thể gây tổn hại đến chức năng thận. Do đó, hãy vận động và đi lại thật nhẹ nhàng cho đến khi bệnh thuyên giảm.
- Nghỉ ngơi và cân bằng tâm lý: Trong thời gian điều trị suy thận, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và tránh các áp lực về tâm lý. Điều này cần sự chủ động từ phía bệnh nhân và sự hỗ trợ của người thân trong gia đình.
Có thể nói, suy thận là một bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị được. Do đó, khi bị bệnh, bạn không nên quá lo lắng, hoang mang. Thay vào đó, hãy xây dựng một chế độ ăn cho người suy thận thật khoa học và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Sự thông thái và tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.
Tôi thích ăn ẩm thực Việt Nam. Tôi rất vui vì phần còn lại của thế giới cuối cùng cũng bắt đầu chú ý đến nó. Tôi thấy ngày càng có nhiều nhà hàng Việt Nam mở ra ở các quốc gia mà tôi đến thăm.