Suy thận có ăn sữa chua được không? Loại nào tốt?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Người bị suy thận có ăn được sữa chua không? Đây là vấn đề được rất nhiều người gặp tình trạng này quan tâm và thắc mắc. Do sữa chua là một loại thực phẩm đặc thù được lên men, mà người bị suy thận thì không nên sử dụng loại đồ ăn lên men do sẽ gây áp lực rất lớn cho thận. Để giải thích chi tiết hơn về vấn đề này, mời độc giả đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn.

Bệnh nhân suy thận có ăn sữa chua được không?

Thận là cơ quan bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ở bệnh nhân suy thận, chức năng này bị suy giảm đáng kể. Các chất độc bị tích tụ lại trong người gây nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng này, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn dành riêng cho bệnh nhân suy thận. Trong đó, phải hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu protein.

Protein khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành ure và creatinin. Khi thận suy yếu, sẽ không thanh lọc được hết các chất này. Lâu ngày, lượng chất tồn đọng càng lớn và gây độc cho người bệnh. Mức độ tổn thương thận càng lớn thì lượng đạm được hấp thu càng ít. Người suy thận giai đoạn cuối mỗi ngày không được tiêu thụ quá 12,5g protein.

Nhiều người e ngại trong sữa chua có chứa protein nên người suy thận không nên ăn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì lượng protein mà sữa chua cung cấp cho cơ thể là rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 5%, chưa vượt quá giới hạn cho phép ở người suy thận. Do đó, người bệnh có thể yên tâm sử dụng từ 100 đến 200g sữa chua mỗi ngày trong quá trình điều trị bệnh.

suy than an sua chua
Người bệnh suy thận có thể ăn sữa chua, nhưng không nên dùng quá 2 hộp mỗi ngày.

Bên cạnh đó, sữa chua là một món ăn rất có lợi cho sức khỏe. Loại thực phẩm này có một số công dụng như sau:

  • Hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa: Lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho đường tiêu hóa. Chúng tiết ra enzyme lactase khiến việc tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn. Do đó, ăn sữa chua giúp người suy thận tiêu hóa tốt, bớt cảm giác ăn uống không ngon miệng, căng tức bụng.
  • Giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Trong một số loại sữa chua có các lợi khuẩn làm tăng lượng bạch cầu. Do đó góp phần làm hệ miễn dịch của con người thêm khỏe mạnh.
  • Giảm nguy cơ loãng xương: Trong sữa chua chứa nhiều khoáng chất như phospho, canxi, magie… Chúng là các thành phần tham gia cấu tạo nên hệ xương khớp trong cơ thể. Vì vậy ăn nhiều sữa chua giúp chống loãng xương rất tốt.
  • Tốt cho huyết áp và tim mạch: Một biến chứng thường gặp của bệnh suy thận là tăng huyết áp. Một số loại protein trong thành phần của sữa chua giúp điều hòa nhịp tim, làm ổn định huyết áp về mức bình thường.

Như vậy, khi mắc bệnh suy thận vẫn có thể ăn sữa chua. Nhưng cần chú ý không ăn quá nhiều, có thể gây hại đến sức khỏe.

Loại sữa chua phù hợp cho bệnh nhân suy thận

Hiện nay sữa chua là sản phẩm rất đa dạng về chủng loại. Nhưng không phải loại nào bệnh nhân cũng có thể ăn được. Do đó, người bệnh cần lựa chọn cẩn thận sữa chua phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số loại mà các bác sĩ khuyên dùng dành cho người suy thận:

Sữa chua nhiều năng lượng

Người bệnh mắc suy thận cấp hay mãn tính thường gặp tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Sử dụng sữa chua loại này sẽ giúp cung cấp năng lượng và nâng cao sức khỏe cho người dùng. Thông thường, 100g sữa chua đã cung cấp khoảng 100kcal, đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

suy than an sua chua
Sữa chua giàu năng lượng là món ăn cần thiết đối với người suy thận.

Sữa chua có hàm lượng protein thấp

Như đã đề cập ở trên, protein là loại chất mà người suy thận cần hạn chế tiêu thụ. Người bệnh nặng chỉ có thể tiêu thụ tối đa 0,25g protein/ kg thể trọng trong một ngày. Vì vậy, loại sữa chua có tỉ lệ protein trong thành phần thấp luôn là sự lựa chọn mà bác sĩ khuyên dùng.

Để kiểm tra hàm lượng của protein trong sữa chua, người bệnh có thể kiểm tra trên bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, mục thành phần trên bao bì cũng cung cấp các thông tin về các chất dinh dưỡng khác như canxi, phospho, magie… để người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn.

suy than an sua chua
Người bệnh cần chú ý đọc bảng thành phần trên sữa chua để lựa chọn loại phù hợp.

Loại sữa chua nhiều vitamin và khoáng chất

Hiện nay, các sản phẩm trên thị trường thường rất giàu vitamin và khoáng chất. Đây là các chất rất tốt đối với cơ thể. Đặc biệt với người suy thận, việc cung cấp đủ các chất này giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh.

Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các loại sữa chua có nhiều vitamin A, C, B12, B9… Nếu duy trì chế độ ăn sữa chua hằng ngày, thì tình trạng bệnh sẽ tiến triển rõ rệt.

suy than an sua chua
Sữa chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho người bệnh suy thận.

Sữa chua có thành phần natri, phospho và kali thấp

Bệnh nhân suy thận thường đào thải muối kém. Do đó, hàm lượng natri trong cơ thể cao, gây ra phù thũng, giữ nước trong cơ thể, bệnh tăng huyết áp… Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng loại sữa chua ít natri.

Bên cạnh đó, phospho và kali là hai chất có tác động trực tiếp lên tim. Nếu chúng ở trong cơ thể với lượng nhiều sẽ làm tim đập loạn nhịp, dễ mắc các bệnh lý tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương thứ phát. Do đó, sữa chua chứa hàm lượng phospho và kali cao là thực phẩm mà người suy thận cần phải tránh sử dụng.

suy than an sua chua
Loại sữa chua này tăng cường sức khỏe cho cơ thể

Một số lưu ý khi dùng sữa chua cho người suy thận

Sữa chua có thể được dùng cho người mắc bệnh suy thận. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của nó, người bệnh cần ăn một cách khoa học. Sử dụng sản phẩm sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả tới cơ thể. Sau đây là một số điều mà người bệnh cần biết để dùng sữa chua đúng cách khi mắc bệnh suy thận:

  • Cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để chọn loại sữa chua phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ từ 1 đến 2 hộp sữa chua. Một ngày dùng tối đa không quá 200g. Sử dụng nhiều hơn sẽ gây ra dư thừa protein trong cơ thể.
  • Không nên ăn sữa chua khi bạn đang cảm thấy đói bụng. Khi đói pH dạ dày xuống thấp, sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn. Vì vậy, làm tác dụng của sữa chua trở nên kém đi.
  • Không dùng sữa chua khi đang ăn xúc xích, thuốc kháng sinh, đồ thịt hộp…. Các thực phẩm này khi ăn chung với sữa chua sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
  • Chỉ ăn sữa chua để lạnh hoặc để ngoài nhiệt độ phòng. Không đun nóng sữa chua để uống, vì sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng ở trong.
  • Đôi khi có thể ép thêm một số trái cây (tạo thành sinh tố dâu, bơ, xoài…) dùng chung với sữa chua để tăng thêm hương vị.
  • Thời điểm dùng sữa chua thích hợp là sau bữa cơm từ 1 đến 2 tiếng. Khi đó, pH dạ dày không quá thấp, tạo môi trường thuận lợi cho acid lactic phát triển.
  • Có thể uống sữa chua vào buổi tối. Nhưng ngay sau đó cần đánh răng ngay, vì vi khuẩn và các acid trong sữa chua làm bào mòn men răng.
  • Khi dùng sữa chua, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nổi mề đay, ban đỏ, đau đầu… thì cần dùng sử dụng và đưa người bệnh tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
  • Bên cạnh đó, cần xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe người bệnh.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin về vấn đề mắc bệnh suy thận có ăn sữa chua được không. Hy vọng từ đó, bạn đọc có thể có được kiến thức bổ ích, giúp bản thân và gia đình lựa chọn được các sản phẩm phù hợp với sức khỏe của mình.

Châm cứu là một phương pháp điều trị Y học cổ truyền đã được ứng dụng hàng ngàn năm với hiệu quả cao trong việc giảm đau và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý…

Xem chi tiết

Suy thận độ 2 là một trong những giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn tính, gây lo ngại cho nhiều người về sức khỏe và tuổi thọ. Khi được chẩn đoán mắc suy…

Xem chi tiết

Suy thận độ 3 là giai đoạn giữa trong bệnh suy thận mạn tính, khi chức năng thận đã suy giảm đáng kể. Điều này khiến nhiều người bệnh và gia đình lo lắng về…

Xem chi tiết

Lọc màng bụng là một phương pháp điều trị quan trọng trong quản lý suy thận mạn tính, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân cần thay thế chức năng thận. Phương pháp này…

Xem chi tiết

Suy thận là một tình trạng y tế nghiêm trọng mà nếu không được phát hiện hay điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.…

Xem chi tiết

Suy thận mạn tính là một trong những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới. Việc hiểu rõ các giai đoạn suy thận là cực kỳ…

Xem chi tiết

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng hiện nay. Không chỉ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý…

Xem chi tiết

Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc thường được kê đơn để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp và một số tình trạng giữ nước trong cơ…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *