Chàm Bội Nhiễm

Chàm bội nhiễm là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh chàm. Khi xảy ra hiện tượng chàm bội nhiễm, làn da của bạn sẽ bắt đầu bong tróc và ngứa ngáy kèm theo các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi,… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn hãy chủ động tìm hiểu thông tin về căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Chàm bội nhiễm là gì và nguyên nhân gây bệnh

Chàm bội nhiễm là dạng biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh chàm thông thường. Hiện tượng này xảy ra khi da bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus và một số loại tụ cầu dẫn đến viêm nhiễm. Chàm bội nhiễm là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là khi bắt đầu lây lan đến nhiều vùng da trên cơ thể. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, các vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và dẫn đến nhiễm trùng máu. Vậy nguyên nhân chàm bội nhiễm xảy ra là gì?

Chàm bội nhiễm có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó sự tấn công của hai loại virus Herpes 1 và 2 là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh lý này. Sau khi bị virus tấn công, bệnh chàm bội nhiễm có thể bùng phát sau 5 – 12 ngày và bắt đầu xuất hiện triệu chứng rõ rệt.

cham boi nhiem
Chàm bội nhiễm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm cả những thay đổi bên trong cơ thể và ngoài môi trường

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus gây bệnh bao gồm:

  • Tâm lý chủ quan trong điều trị bệnh chàm thông thường: Chàm là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này thường kéo dài và có khả năng tái phát cao, tuy nhiên không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Do đó, nhiều người bệnh thường có tâm lý chủ quan không điều trị từ sớm. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh chàm chuyển nặng và lan rộng ra, tiến triển thành chàm bội nhiễm.
  • Thói quen khiến da bị tổn thương: Chàm da sẽ kéo theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, khiến người bệnh có thói quen dùng tay gãi để giảm ngứa tức thời. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến các vùng da tổn thương bị viêm loét nhiều hơn, lan rộng khắp cơ thể và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ: Thói quen lười tắm, không vệ sinh da đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây chàm bội nhiễm.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc Corticoid: Đây là nhóm thuốc có khả năng chống viêm, thường được dùng điều trị bệnh chàm. Các dược chất trong thuốc có thể giúp người bệnh giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, thuốc có thể khiến bệnh tái phát liên tục và làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm.
  • Khả năng miễn dịch yếu: Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, bà bầu và người cao tuổi, hàng rào bảo vệ trên da của họ thường không phát huy hiệu quả, đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này

Chàm bội nhiễm có các dấu hiệu tương tự như bệnh chàm thông thường, bao gồm tình trạng bong tróc da gây ngứa và chảy dịch do gãi. Bên cạnh đó, bệnh có thể kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác tùy theo từng đối tượng và độ tuổi.

Chàm bội nhiễm ở người lớn có đặc điểm gì?

Người lớn bị nhiễm chàm có thể xuất hiệu các triệu chứng sau đây:

  • Nổi mụn nước màu đen, đỏ hoặc đỏ tía trên mặt và vùng da ở cổ. Sau đó, lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân, lưng,..
  • Người bệnh không chỉ bị ngứa mà còn có cảm giác đau ở những vùng da bị mụn nước.
  • Ngoài ra, chàm bội nhiễm ở người lớn cũng có thể gây ra các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, sưng hạch bạch huyết, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh,…

Chàm bội nhiễm ở trẻ em có đặc điểm gì?

Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Ba mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau đây:

cham boi nhiem
Dấu hiệu nhận biết chàm bội nhiễm ở trẻ em có điểm gì khác so với người trưởng thành?
  • Da ửng đỏ và bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti, thường tập trung ở mặt và cổ, sau đó lan rộng ra các vùng da khác như trán, cằm, má, nếp gấp đầu gối, nách,…
  • Theo thời gian mụn nước có thể bị vỡ và đóng vảy trên da, khi sờ có cảm giác xù xì như vây cá.
  • Thân nhiệt tăng cao, trẻ quấy khóc, biếng ăn ngủ không ngon và chậm tăng cân,…

Các triệu chứng chàm ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng như người lớn, do đó ba mẹ cần hết sức chú ý đến những thay đổi bất thường trên cơ thể bé. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ nên kiểm tra và đưa bé đi khám ngay khi thấy trẻ quấy khóc không ngừng, bỏ bú, vặn mình liên tục trong đêm,…

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không và nguy hiểm như thế nào?

Chàm bội nhiễm không còn là căn bệnh hiếm gặp hiện nay, do đó khả năng truyền nhiễm của bệnh cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Khác với bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể lây lan từ người sang người thông qua virus Herpes Simplex.

Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu của chàm bội nhiễm, bạn cần chủ động cách ly, tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu.

Chàm bội nhiễm là một biến chứng ngoài da nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại sẹo thâm, thậm chí là gây nhiễm trùng giác mạc dẫn đến mù lòa. Trong một số trường hợp bệnh nặng, virus có thể xâm nhập vào não, phổi và gan gây suy nội tạng dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng của chàm bội nhiễm là hết sức quan trọng. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và những người có tiền sử mắc các bệnh lý về da.

Hướng dẫn điều trị chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể lây lan từ người sang người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể hoàn toàn biến mất và không để lại bất kỳ biến chứng hay vết thâm sẹo nào.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh bằng Đông, Tây Y và các mẹo dân gian phổ biến nhất hiện nay.

Phương pháp Tây Y trị bệnh chàm bội nhiễm

Nguyên nhân chính gây bệnh chàm là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại từ môi trường. Do đó, thuốc kháng virus là thành phần không thể thiếu trong các phương pháp điều trị Tây Y. Đối với những trường hợp bị chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ phát, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh kê đơn.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ngứa và thuốc kháng Histamin để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

cham boi nhiem
Thuốc Tây trị bệnh chàm thể bội nhiễm bao gồm các loại khác sinh, thuốc giảm đau hạ sốt và kháng Histamin

Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị chàm bội nhiễm:

  • Thuốc kháng virus: Chỉ định cho những trường hợp chàm bội nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn Herpes Simplex. Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Acyclovir, tuy nhiên thuốc chống chỉ định với những người mắc các bệnh về gan và thận.
  • Thuốc kháng sinh như Beta-lactam, phù hợp với những trường hợp bị chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ cấp.
  • Thuốc kháng Histamin: Loratadin, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy do chàm bội nhiễm gây ra.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Tùy theo mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau nhức cơ thể, sốt nhẹ,… do đó, các bác sĩ thường yêu cầu dùng thêm một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhanh chóng như Paracetamol.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, một số loại thuốc điều trị chàm bội nhiễm có thể kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng trong quá trình dùng thuốc.

Chàm bội nhiễm điều trị bằng Đông Y như thế nào?

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây, điều trị chàm bội nhiễm bằng Đông Y cũng là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Các bài thuốc Đông Y chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên có dược tính cao và tương đối lành tính, phù hợp với cơ địa của nhiều đối tượng người dùng.

Khi nhận thấy các triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa và chảy dịch mủ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu ké đầu ngựa, húng trám, linh thảo, thổ phục linh và kinh giới. Đem rửa sạch và sắc với khoảng 1 lít nước cho đến khi cạn còn 300ml thì dừng lại. Người lớn uống mỗi ngày 30 – 40ml nước thuốc và trẻ em nên dùng 15 – 20ml/ ngày tùy theo cơ địa.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các dược liệu hoa kim ngân, hoàng cầm, nghiệt mộc, dã hòe, hoạt trạch, phục long, bắc tiên bì, toái cốt tử, sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng các vị thuốc sơn mẫu đơn, phục linh, hoàn tiền, mộc thông, mã đề, đại đao tử, sinh địa, thương truật, hoàng bá đun với 1 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia 3 – 4 lần uống mỗi ngày khi nước thuốc còn ấm.

Trong trường hợp các nốt chàm đã lan rộng sang vùng da khác, người bệnh có thể kết hợp thêm một số loại dược liệu như thuyền thoái, chi tử, long đờm thảo,… tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Mẹo dân gian giảm sẹo cho người bị chàm

Ngay cả khi được chữa trị kịp thời, người bị chàm bội nhiễm vẫn có nguy cơ để lại thâm sẹo rất cao. Điều này có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị bạn có thể kết hợp thêm một số giải pháp sau đây:

cham boi nhiem
Dùng dầu dừa là mẹo dân gian giảm sẹo hiệu quả cho những bệnh nhân bị chàm bội nhiễm
  • Cách điều trị bệnh chàm bằng tỏi: Chuẩn bị một củ tỏi tươi, lột sạch vỏ và tách ra thành từng tép. Bỏ vào cối giã nhuyễn rồi bọc trong một miếng vải và vắt lấy nước cốt. Thoa trực tiếp nước cốt tỏi lên những vùng da bị chàm và massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút, sau đó để qua đêm hoặc ít nhất 60 phút trước khi rửa lại với nước sạch.
  • Cách trị chàm bội nhiễm bằng dầu dừa: Thường áp dụng trong giai đoạn kết vảy, bong da để tạo độ ẩm và giúp da phục hồi tốt hơn. Bạn hãy dùng một ít tinh dầu dừa thoa lên vùng da bị nhiễm chàm và chờ qua 1 tiếng rồi rửa lại với nước. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên áp dụng cách trị chàm bằng dầu dừa này thường xuyên mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.
  • Nước cốt củ riềng trị chàm: Giã nát 3 củ riềng tươi và bỏ vào nồi đun cùng nửa lít nước. Nấu trên lửa nhỏ liu diu trong khoảng 30 phút, sau đó tắt bếp và để hỗn hợp nguội bớt. Mỗi lần sử dụng hãy lấy nước cốt riềng bôi xung quanh vùng da bị chàm, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng lâu dài.

Người bệnh nên kiêng ăn gì nhanh khỏi?

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên sâu, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. Nếu không chú ý đến những thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày, bạn có thể khiến các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng hơn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Theo các chuyên gia da liễu, người bị chàm nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, thực phẩm giàu Gluten, các loại động vật có vỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa động vật.
  • Thực phẩm chứa nhiều Coban và Niken như thịt hộp, socola, các loại đậu thông thường,.. có thể kích hoạt các chất gây viêm nhiễm ngoài da.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước có gas có thể làm tăng nồng độ Insulin và cản trở quá trình điều trị chàm bội nhiễm.
cham boi nhiem
Người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ nhiều dầu mỡ,…

Vậy người bị chàm bội nhiễm nên bổ sung những thực phẩm gì?

  • Thực phẩm giàu Vitamin A, E, B, C, D như cà chua, cải bó xôi, cà rốt, gấc, cam, rau bina, quýt ổi,… đây đều là những hoạt chất có lợi cho quá trình phục hồi da, làm mờ thâm sẹo và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều loại Acid béo tốt như hạt lanh, cá hồi,… Loại Acid này giúp hạn chế các phản ứng viêm nhiễm trên cơ thể người bệnh.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất kẽm: Hệ miễn dịch yếu có thể xuất phát từ tình trạng thiếu hụt kẽm trong cơ thể. Do đó, người bị thiếu kẽm rất dã bị các loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài tấn công gây viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh chàm bội nhiễm. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như thịt bò, cacao, hạnh nhân,…

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cũng cần lưu ý đến cách chăm sóc cơ thể tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, khi bị chàm bội nhiễm, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

cham boi nhiem
Cần tránh tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm có chất tẩy rửa mạnh trong quá trình điều trị bệnh
  • Khi bị chàm bội nhiễm, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm,… Vì điều này có thể khiến vùng da bị chàm chịu nhiều tổn thương hơn và dễ để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ.
  • Tuyệt đối không gãi hay chà xát nhiều lên những vùng da bị tổn thương, vì điều này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng và viêm loét nặng hơn.
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, sử dụng chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế việc cọ xát và tiếp xúc với da.
  • Thường xuyên tắm rửa, giặt giũ quần áo, chăn màn và vỏ gối để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển.
  • Đối với chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh, bạn cũng cần có biện pháp chăm sóc hợp lý để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Cần giữ cho cơ thể bé mát mẻ và dễ chịu, nên sử dụng quần áo thoáng mát cho trẻ để tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích vết chàm. Cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ thường xuyên để hạn chế tình trạng dùng tay gãi vào vết chàm gây viêm loét.
  • Đối với chàm bội nhiễm ở bà bầu, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị. Bởi một số loại thuốc chứa dược chất có khả năng gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
  • Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh không được tự ý gia giảm liều lượng hay kết hợp với các phương pháp điều trị khác mà không có ý kiến của bác sĩ. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy báo ngay với các bác sĩ để có biện pháp khắc phục.

Chàm bội nhiễm thường tiến triển nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chữa đúng cách.

Chàm sữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các vết chàm thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, má và lan rộng ra các bộ…

Xem chi tiết

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách…

Xem chi tiết

Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống…

Xem chi tiết

Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do đó những bệnh lý…

Xem chi tiết

Bé bị chàm cơ địa có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và rất dễ tái phát. Nếu không có biện pháp chữa trị từ sớm thì chắc chắn làn da nhạy cảm…

Xem chi tiết

Bị chàm ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tạo ra không ít phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn…

Xem chi tiết

Bình luận (45)

  1. zivt375 says: Trả lời

    mấy đứa con nhà tôi bị chàm mà trước đây có thói quan sử dụng nước xả vải. Không biết việc sử dụng xà phòng hay bước xả vải có ảnh hưởng gì không có cần kiêng không?

  2. Khổng Thúy Hạnh says: Trả lời

    Mình bị chàm ở gần vùng bẹn bác sĩ có kê trong đơn có một loại kem
    cortisone.Không biết có an toàn và mình có nên sử dụng không?

    1. Tròn Xoe says:

      Bạn chỉ dụng 1-2 lần một ngày thì vẫn ổn mà bạn. cái này giúp làm dịu tình trạn viêm và sưng đỏ đấy. Nhưng tránh dùng nó trên mặt bạn nhé.

  3. Chử Thị Ngọc Ánh says: Trả lời

    Tớ có thấy địa chỉ của trung tâm để bên dưới mà không thấy đề cập đến thời gian? Bạn nào biết thì gửi cho tớ thông tin ấy nhé?

    1. Ph Nga says:

      Làm việc cả tuần đấy bạn, thứ bảy với chu nhật đều làm việc. Thời gian làm việc cố định tù 8h – 17h 30. Ngoài ra chỗ này còn ưu tiên cho việc đặt lịch bạn có thể khám ngoài giờ làm việc đấy.

  4. Mandy Lu says: Trả lời

    Đọc chia sẻ của Trương Ngọc Anh Thư thấy có hy vọng quá. Mình là mẹ của một bé gái năm nay được 5 tháng và mình đang phải nuôi con bằng sữa mẹ. bao lâu nay mình chữa cách nào không khỏi được chàm. Mình cứ bị mẩn đỏ hết người nhiều khi chỗ gần bầu vú có mụn nước mình còn không dám cho con bú vì sợ ảnh hưởng đến sữa, lại sợ con bị lây. Không biết cái thuốc của bạn ấy từng dùng mình có uống đươc không? Có ai ngoài bạn ấy đã uống thuốc bên ấy chưa?

    1. Thanh Xuân Đt says:

      Tháng vừa rồi là tớ vừa kết thúc quá trình điều trị bên đó đấy bạn thuốc này tớ thấy dùng được cho mọi đối tượng đấy. Đi khám tớ thấy có cả bà bầu uống thuốc chỗ này mà. Nên chắc là uống được cả mà. Tớ uống có tháng rưỡi là khỏi nảy may thiệt. Giờ không tình trạng nẻ chân hay tay nữa. Dạo này thỉnh thoảng thời tiết có thay đổi nắng mưa thất thường mà không thấy ngứa ngáy hay gì đấy. Bạn thử đến đây nghe bác sĩ tư vấn cho. Xem trường hợp như bạn phải điều trị như thế nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *