Chàm bìu

Chàm bìu là một loại bệnh da liễu thường gặp ở nam giới với những dấu hiệu đặc trưng như ngứa ngáy, da bong vảy, dày sừng,… Triệu chứng bệnh lý sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và có thể tái phát nhiều lần nếu không điều trị dứt điểm hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại nhà. 

Chàm bìu là bệnh gì?

Chàm bìu là một dạng tổn thương ngoài da mãn tính ở nam giới. Bệnh lý có các biểu hiện như da dày sừng, ngứa ngáy theo cấp độ từ âm ỉ đến dữ dội, cơn ngứa kéo dài dai dẳng, bong vảy, đỏ rát hoặc thậm chí  là lichen hóa nếu bệnh nhân cào gãi liên tục. 

cham biu
Chàm bìu là bệnh da liễu phổ biến của nam giới

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc yếu tố về mặt tâm lý bên trong. Ngoài ra bệnh còn có thể do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng của bệnh lý nội khoa. 

Cấu trúc da vùng bìu khá mỏng, có nhiều mao mạch máu và dây thần kinh nên sẽ có xu hướng sưng đỏ, phù nề khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc có hiện tượng ma sát. Hiện tượng này gây cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh buộc phải cào gãi để giảm ngứa. 

Một số tác động cơ học có thể khiến tế bào tiết ra một lượng chất trung gian hóa học gây cảm giác ngứa ngáy, viêm đỏ, kích thích phản ứng cào gãi của người bệnh. Vòng bệnh diễn ra liên tục sẽ gây hiện tượng lichen hóa, ngứa ngáy dự dỗi, bỏng rát và khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm. 

Chàm bìu không thể chữa khỏi hoàn toàn, các biện pháp điều trị chỉ có thể giúp làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. 

Các bác sĩ và chuyên gia đã cảnh báo về những đối tượng có nguy cơ cao bị chàm bìu: 

  • Người có bệnh lý nền tiểu đường và suy thận mãn tính
  • Người có chế độ dinh dưỡng phản khoa học. 
  • Nam giới sinh hoạt tình dục quá độ và không đảm bảo sự an toàn. 
  • Người vệ sinh vùng kín kém. 
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường có dầu nhờn, dầu khóa hoặc diesel cao. 

Triệu chứng của chàm bìu là gì?

Chàm bìu được phân chia thành 4 type, mỗi loại sẽ có một mức độ với những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau: 

cham biu
Triệu chứng bệnh lý sẽ có sự khác nhau tùy theo biểu hiện bên ngoài

Biểu hiện chàm bìu type 1: 

  • Lúc này, bệnh lý vẫn đang ở cấp độ nhẹ, vùng da tổn thương có ranh giới rõ ràng. 
  • Triệu chứng bệnh thể hiện rõ hơn khi căng da bìu. 
  • Người mắc bệnh chàm bìu có cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát. Biểu hiện bệnh lý kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau đó sẽ tự khỏi. 

Biểu hiện chàm bìu type 2: 

  • Vùng da bìu có dấu hiệu đỏ sáng, sắc tố sẽ giảm dần kèm theo đó là các biểu hiện như ngứa ngáy, bỏng và bong vay. 
  • Vùng da bị tổn thương có thể lan rộng đến dương vật và đùi. 

Biểu hiện chàm bìu type 3: 

  • Đây là giai đoạn chàm bìu mãn tính, lúc này da bìu và da mặt trong của đùi sẽ có dấu hiệu  bị ẩm. 
  • Người bệnh sẽ có những mảng da màu trắng xuất hiện, nứt nẻ gây hiện tượng rỉ nước, các mao mạch có thể bị giãn gây cảm giác đau đớn. 

Biểu hiện của chàm bìu type 4: 

  • Vùng da bìu của người bệnh có thể bị sưng nề, nứt nẻ hoặc loét chảy dịch và mủ. 
  • Bệnh nhân có cảm giác đau nhức dữ dội, thậm chí có thể gây hoại tử. 

Nguyên nhân gây bệnh chàm bìu

Nguyên nhân gây chàm bìu thường khó xác định do các yếu tố này rất phức tạp. Tuy nhiên các bác sĩ và chuyên gia đã chỉ ra một số tác nhân có thể gây bệnh như sau: 

cham biu
Nguyên nhân gây chàm bìu khá phức tạp do nhiều yếu tố ảnh hưởng
  • Do môi trường bị ô nhiễm, nam giới phải làm việc trong môi trường này thường xuyên, tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng như chất tẩy rửa, bột giặt, chất nhuộm trong quần áo,… khiến da bìu chịu sự tác động gây bệnh. 
  • Do cơ thể mắc phải một bệnh lý nền nào đó như suy thận, vảy nến, đái tháo đường, nhiễm trùng da. 
  • Do di truyền từ người trong gia đình có tiền sử mắc một loại bệnh da liễu nào đó như eczema, viêm da cơ địa
  • Do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bìu. 
  • Do cơ địa nhạy cảm, khi người bệnh tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh nào đó sẽ tạo điều kiện khiến triệu chứng chàm bìu bùng phát. 
  • Do hệ miễn dịch suy yếu, khiến các dị nguyên dễ tấn công, gây bùng phát các triệu chứng. 

Chàm bìu có lây không? Có gây nguy hiểm gì không?

Bệnh chàm bìu có lây không, có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không là vấn đề rất được quan tâm đến hiện nay. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập đến chi tiết trong phần này. 

Chàm bìu là dạng bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Khả năng điều trị triệt để bệnh lý là không thể tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các loại thuốc, hạn chế nguy cơ tái nhiễm và biến chứng. 

Người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị và chăm sóc đúng cách bởi có thể gây tổn thương nghiêm trọng, gây phù nề nặng, lở loét và hoại tử da. Vùng da bìu khá nhạy cảm nên có thể bị ma sát dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn và nấm men hơn các khu vực khác. 

Về mức độ ảnh hưởng, chàm bìu không gây hại gì đến tính mạng nhưng sẽ khiến bệnh nhân gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng về chuyện chăn gối và chất lượng cuộc sống. Vòng xoắn của bệnh có thể dẫn đến một số vấn đề tâm lý của nam giới như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lo âu. 

ĐANG ĐAU ĐẦU VÌ CHÀM? CLICK NGAY>>>>

Nếu bệnh không được xử lý kịp thời, chữa trị sai cách có thể dẫn đến một số biến chứng như: 

  • Viêm tinh hoàn do vùng da bìu khá mỏng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong. 
  • Thoát vị bẹn do bệnh nhân không áp dụng biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách. 
  • Ung thư tinh hoàn là biến chứng nguy hiểm nhất của chàm bìu, tỉ lệ phát sinh biến chứng này không cao tuy nhiên bạn không được chủ quan. 

Tần suất tổn thương ở vùng da nhạy cảm do bệnh lý gây ra khiến nhiều người nhầm lẫn với nguy cơ lây nhiễm cao. Vậy chàm bìu có lây không, câu trả lời là không kể cả khi tiếp xúc trực tiếp.

Nếu có các biểu hiện dưới đây, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ ngay để tìm cách xử lý: 

  • Triệu chứng bệnh diễn ra liên tục gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và giấc ngủ. 
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc sốt cao. 
  • Thời gian bùng phát bệnh giữa các đợt ngày càng ngắn. 
  • Triệu chứng chàm bìu ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có dấu hiệu lây lan. 

Cách chữa bệnh chàm bìu

Chữa chàm bìu có nhiều phương pháp để người bệnh cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý. Dưới đây là những biện pháp điều trị hiệu quả chúng tôi cập nhật để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo.

Chữa chàm bìu bằng thuốc Tây

Một trong những biện pháp điều trị bệnh nhanh chóng mang đến hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất hiện nay đó chính là thuốc Tây. Các loại thuốc tân dược được điều chế khắc phục nhanh các triệu chứng, hiệu quả nhanh chóng. 

cham biu
Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc Tây khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Tuy nhiên, khi dùng thuốc Tây người bệnh phải chú ý tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ bởi nếu lạm dụng hoặc tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự chỉ định sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. 

Vậy, người bị chàm bìu bôi thuốc gì, uống thuốc nào để kiểm soát triệu chứng? 

  • Thuốc bôi đặc trị chàm bìu steroid giảm nhanh các phản ứng viêm. Loại này có hiệu quả tại chỗ có thể dùng riêng hoặc kết hợp với liệu pháp ánh sáng để cải thiện triệu chứng cho những trường hợp bị bệnh mức độ trung bình đến nặng. Thuốc bôi có thể gây một số phản ứng phụ như bào mòn da, sạm da, khiến da bị sần sùi,…
  • Thuốc corticosteroid dạng uống dùng cho những trường hợp bị chàm bìu mức độ trung bình đến cấp độ nặng. Thuốc có công dụng cải thiện nhanh các triệu chứng, giảm viêm trong thời gian ngắn. Tác dụng phụ người bệnh cần biết khi dùng thuốc là tăng đường huyết, tăng huyết áp, xuất huyết dưới da,…
  • Thuốc kháng histamin giúp ức chế các thụ thể histamin giải phóng trong cơ thể, giảm viêm và cảm giác ngứa. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến và có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ,…
  • Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ giúp can thiệp vào các hợp chất gây viêm, giảm viêm và cảm giác ngứa. Loại thuốc này thường được dùng cho những trường hợp bị chàm có nếp gấp như bìu. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như kích ứng mắt, châm chích, khô da nếu dùng quá liều. 
  • Thuốc tiêm dùng riêng cho những trường hợp bị chàm bìu. Tác dụng phụ của loại thuốc này là gây viêm kết mạc, loét hoặc viêm mí mắt,…vậy nên, người bệnh chỉ được sử dụng 2 lần 1 tuần dưới sự giám sát của bác sĩ. 

Ngoài dùng thuốc bôi chàm bìu, thuốc dạng uống, tiêm thì bệnh nhân có thể áp dụng quang trị liệu để chấm dứt các triệu chứng ngoài da. Phương pháp này sử dụng tia cực tím để chiếu lên vùng da bị bệnh và chỉ có thể áp dụng trong trường hợp bị bệnh mức độ trung bình và nặng. 

Mẹo chữa bệnh chàm cho nam thể nhẹ tại nhà

Những trường hợp bị chàm bìu cấp độ nhẹ, triệu chứng chỉ mới dừng lại ở ngứa ngáy, hơi bỏng rát bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị dân gian như sau: 

cham biu
Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm cho nam giới
  • Mẹo chữa bệnh từ trà xanh: Chuẩn bị 1 lượng lá trà xanh vừa đủ dùng, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng. Giã nát dược liệu để lấy nước cốt thoa lên vùng da đã được làm sạch, để nguyên 20 phút rồi rửa lại với nước mát là được. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần bạn sẽ thấy các triệu chứng được giảm nhanh trông thấy. 
  • Mẹo chữa bệnh từ lá ổi: Ngoài trà xanh, bạn có thể sử dụng lá ổi để chữa bệnh chàm theo cách làm tương tự như trên. Mỗi ngày thực hiện vài lần, chỉ sau 1 tháng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. 
  • Mẹo chữa bệnh từ dầu olive: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bìu, lau khô bằng khăn mềm sau đó lấy một lượng nhỏ dầu oliu thoa lên vùng cần điều trị, giữ như vậy trong vòng 60 phút sau đó vệ sinh lại với nước. 

Mẹo chữa dân gian giúp cải thiện triệu chứng nhưng hiệu quả phát huy khá chậm vì vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng mỗi ngày để phát huy tốt các công dụng. 

Cách chăm sóc và phòng bệnh da liễu cho nam giới

Ngoài các vấn đề liên quan đến bệnh chàm bìu và cách chữa, bạn cần chú ý thực hiện chăm sóc và phòng để kiểm soát các tổn thương ngoài da, hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. 

  • Người bệnh nên kiểm soát các hoạt động cào gãi, ma sát lên quần áo,… để hạn chế quá trình giải phóng chất trung gian hóa học làm tăng mức độ ngứa ngáy và tổn thương da. 
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín với nước ấm và lau khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục. 
  • Chỉ nên mặc quần áo vừa kích cỡ, chất liệu cotton đảm bảo khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây hiện tượng dị ứng, kích ứng. 
  • Nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm như gel bôi trơn, sữa tắm, bao cao su,…
  • Có thời gian biểu hợp lý, cân đối về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tránh căng thẳng quá mức để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát triệu chứng tốt hơn. 
  • Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng và các bệnh lý khác. 
  • Nam giới cần luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch. 
  • Không nên sử dụng chất tẩy rửa, sữa tắm có mùi thơm và chất tẩy rửa mạnh. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, tránh để da khô vào mùa đông, hạn chế vận động tiết ra nhiều mồ hôi sẽ khiến bệnh chàm bìu dễ hình thành và tiến triển nghiêm trọng hơn. 

Chàm bìu tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể tái phát nhiều lần vì vậy bạn nên can thiệp điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và tái phát bệnh.

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách…

Xem chi tiết

Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do đó những bệnh lý…

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các vết chàm thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, má và lan rộng ra các bộ…

Xem chi tiết

Bị chàm ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tạo ra không ít phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn…

Xem chi tiết

Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống…

Xem chi tiết

Bé bị chàm cơ địa có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và rất dễ tái phát. Nếu không có biện pháp chữa trị từ sớm thì chắc chắn làn da nhạy cảm…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *