Đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu lẫn máu, có sự bất thường về màu sắc. Thống kê cho thấy, hơn 95% số bệnh nhân tiểu ra máu mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, khi nước tiểu có màu lạ kèm máu, người bệnh không nên chủ quan mà hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

di tieu ra mau
Đi tiểu ra máu là dấu hiệu bất thường của sức khỏe

Đi tiểu ra máu là gì?

Đi tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu có màu đỏ lơ, hồng nhạt hoặc có lẫn các sợi máu đỏ thẫm. Cùng với sự bất thường về màu sắc của nước tiểu, người bệnh còn có thể cảm thấy nóng rát, thậm chí là buốt mỗi lần tiểu tiện.

Thực tế, nước tiểu được ví như tấm gương phản chiếu các vấn đề sức khỏe. Thông qua màu sắc của nước tiểu cũng có thể phần nào đánh giá hoạt động của hệ tiết niệu cũng như những bệnh lý mà cơ thể có thể phải đối mặt.

Các hình thức đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu được chia thành 2 hình thức là tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể. Đặc điểm của mỗi hình thức như sau:

  • Tiểu máu đại thể: Nước tiểu kèm máu có màu đỏ thẫm, có thể quan sát rõ ràng bằng mắt thường. Tiểu ra máu đại thể ở mức độ nhẹ chỉ kèm theo các sợi máu, còn mức độ nặng có thể kèm theo máu cục. Trong một số trường hợp, đái máu đại thể còn khiến nước tiểu có màu nâu đậm kèm theo lắng cặn.
  • Tiểu máu vi thể: Quan sát bằng mắt nước tiểu có màu bình thường, nhưng khi xét nghiệm lại cho kết quả >10.000 hồng cầu/ml nước tiểu. Tình trạng này chỉ được phát hiện khi người bệnh thực hiện xét nghiệm nước tiểu để khám sức khỏe định kỳ.
di tieu ra mau
Đái máu vi thể chỉ được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu

Nguyên nhân tiểu ra máu

Khi đi tiểu bị ra máu, nhiều người tỏ ra lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu. Theo các bác sĩ tại Khoa Ngoại Tiết niệu (B7) – Bệnh viện 198, tiểu ra máu có thể do các nguyên nhân sau:

Do các loại đồ ăn chứa phẩm màu

Các món ăn chứa chất tạo màu công nghiệp hoặc màu tự nhiên như rau dền, dâu tằm, quả mâm xôi… có thể là nguyên nhân làm nước tiểu có màu đỏ, khiến nhiều người lầm tưởng là đi tiểu ra máu.

Tuy những loại thực phẩm này khiến cho nước tiểu có sự bất thường về màu sắc nhưng lại được đánh giá là vô hại. Chúng chỉ khiến nước tiểu đổi màu trong 1-2 lần tiểu tiện, sau đó lại trở về trạng thái bình thường.

Do đến ngày “đèn đỏ”

Mỗi lần đến chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh trào ra và đọng lại nhiều ở khu vực âm đạo. Lúc này, nước tiểu đi ra từ niệu đạo sẽ mang theo máu kinh ra ngoài và khiến nước tiểu lẫn máu. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và sẽ chấm dứt sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

di tieu ra mau
Nước tiểu có lẫn máu có thể do chu kỳ kinh nguyệt

Do tổn thương sau khi “yêu”

Việc quan hệ không đúng cách, quá mạnh bạo có thể khiến niệu đạo bị tổn thương quá mức, dẫn đến chảy máu. Điều này khiến máu xuất hiện ở âm đạo nữ giới, còn ở nam thường dính ở tinh dịch nên khi đi tiểu thường lẫn máu, không phải là triệu chứng của bệnh lý liên quan đến đi tiểu ra máu.

Do dùng các loại thuốc gây tiểu ra máu

Theo các bác sĩ, một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể khiến người bệnh đi tiểu ra máu. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị tiểu ra máu là:

  • Các loại thuốc chống đông máu: Chúng có tác dụng chung là ngăn ngừa huyết khối nhưng có thể khiến nước tiểu có lẫn máu.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Việc sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây suy giảm chức năng thận, làm nước tiểu lẫn máu nhưng không gây ra bệnh lý, nước tiểu sẽ trở lại trạng thái bình thường khi ngừng thuốc.

Do các bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, đi tiểu ra máu có thể do bệnh lý nào đó gây ra. Khi mắc bệnh lý về tiết niệu, phụ khoa nước tiểu của người bệnh có thể có màu sắc bất thường kèm theo máu.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Sẽ là bình thường nếu như bị tiểu ra máu trong thời kỳ kinh nguyệt, sau khi ăn thực phẩm có màu đỏ, hoặc sau khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu đây là nguyên nhân khiến nước tiểu của có lẫn máu thì tình trạng này chỉ diễn ra trong 1-2 ngày, không kéo dài.

Vì vậy, nếu đi tiểu ra máu kéo dài, thậm chí các triệu chứng còn trầm trọng hơn thì có thể bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó, tuyệt đối không thể chủ quan.

Tiểu ra máu do bệnh lý ở bàng quang

Nước tiểu lẫn máu, thậm chí là tiểu buốt ra máu có thể là biểu hiện của bệnh về bàng quang, chẳng hạn như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, thậm chí là u bàng quang. Các bệnh lý này thường khiến bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện và chỉ được phát hiện qua siêu âm hoặc chụp X-Quang.

di tieu ra mau
Tiểu ra máu có thể do bệnh lý ở bàng quang gây nên

Tiểu ra máu do bệnh lý ở niệu đạo

Tình trạng đi tiểu ra máu ở nam giới thường do tăng sản tuyến tiền liệt, thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt gây nên. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lý về niệu đạo là: Tiểu rắt ra máu, khó tiểu, hình ảnh siêu âm cho kết quả tuyến tiền liệt bị phì đại lớn.

Còn ở nữ giới, tình trạng đi tiểu buốt và ra máu có thể do bệnh lý Polyp niệu đạo. Bệnh được phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng cũng như qua phương pháp nội soi niệu đạo.

Tiểu máu do phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là tuyến có kích thước và khối lượng tươi đối nhỏ, chỉ có ở nam giới. Tuyến này nằm ở vị trí phía dưới cơ bàng quang, ôm lấy phần niệu đạo tại khu vực nối với cổ bàng quang. Nhiệm vụ chính của tuyến tiền liệt là tiết dịch phục vụ cho hoạt động sinh sản, đồng thời ngăn không cho vi khuẩn, chất độc hại đi vào đường tiết niệu.

di tieu ra mau
Đi tiểu ra máu ở nam giới do phì đại tuyến tiền liệt

Khi các tế bào tuyến tăng sinh quá mức gây ra phì đại tuyến tiền liệt khiến niệu đạo bị chèn ép, khó khăn cho việc tiểu tiện. Khi đó, bàng quang phải liên tục co bóp để giải phóng nước tiểu làm vùng niêm mạc bị tổn thương và chảy máu, gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Biểu hiện thường thấy ở các bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt là tiểu són, tiểu ngắt quãng, thậm chí là nước tiểu có lẫn máu. Điều này gây nhiều bất cho đời sống sinh hoạt của bệnh nhân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tiết niệu nguy hiểm khác.

Đi tiểu ra máu do ung thư bàng quang

Giảm cân đột ngột, kèm theo biểu hiện đi tiểu ra máu, rối loạn tiểu tiện có thể là những biểu hiện của ung thư bàng quang di căn. Ở giai đoạn đầu của bệnh, ung thư bàng quang không phát ra nhiều “tín hiệu” cảnh báo. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là nước tiểu có lẫn máu.

Tình trạng tiểu máu ở bệnh nhân ung thư bàng quang có thể được phát hiện khi đi tiểu có lẫn các sợi máu. Tuy nhiên, ở một số người thì bệnh lý này chỉ được xác định thông qua các xét nghiệm hồng cầu trong nước tiểu.

Tiểu ra máu do ung thư tuyến tiền liệt

Tiểu ra máu cũng có thể là biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi phát, ung thư tuyến tiền liệt rất khó nhận biết vì gần như không có dấu hiệu nào. Khi đó, bệnh chỉ có thể được phát hiện bằng cách thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư.

di tieu ra mau
Tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới? Có thể là ung thư tuyến tiền liệt

Khi ung thư tuyến tiền liệt đã tiến triển đến mức độ nặng và ít nhiều tác động tới cơ thể sẽ gây ra tình trạng tiểu máu, tiểu ra máu buốt kèm theo các cơn đau âm ỉ ở vùng chậu và vùng lưng dưới.

Tiểu ra máu do các bệnh lý về thận

Các bệnh lý về thận có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho người bệnh đi tiểu ra máu. Có thể kể đến các bệnh lý liên quan như:

  • Sỏi thận: Là bệnh lý dễ khiến nước tiểu có máu nhất. Người bệnh có thể kiểm tra bằng cách đến bệnh viện và yêu cầu được chụp thận UIV hoặc siêu âm. Nếu kết quả kết luận trong thận có sỏi, chứng tỏ bạn đã bị sỏi thận.
  • Lao thận: Đa số các bệnh nhân bị lao thận thường bị đái ra máu dạng vi thể. Bệnh lý này thường đi cùng với tình trạng viêm bàng quang nên sẽ khiến người bệnh tiểu ra mủ, tiểu són, xét nghiệm nước tiểu cho thấy có hơn 10.000 hồng cầu/ml nước tiểu và có sự tồn tại của trực khuẩn lao. Nếu tiến hành chụp UIV sẽ cho kết quả chính xác với hình ảnh đài thận bị cắt cụt.
  • Ung thư thận: Có tới 70% số người bị ung thư thận đái ra máu. Khi gặp phải tình trạng này, ung thư thận đã tiến triển khá nặng, có thể hình thành khối u ở hố chậu phải. Kết quả chụp UIV còn cho thấy đài bể thận bị biến dạng hoặc khuyết thiếu một phần.
  • Thận đa nang: Bệnh lý này thường gây ra các cơn đau lưng kèm theo sự bất thường của nước tiểu về màu sắc, có lẫn máu.
  • Viêm cầu thận cấp: Đi tiểu buốt ra máu, kèm sốt, đau ê ẩm hai vùng thắt lưng có thể là biểu hiện của viêm cầu thận cấp.
  • Nhồi máu thận: Vùng thắt lưng đau đột ngột, nước tiểu ít và lẫn máu.
  • Viêm thận – bể thận: Thận phình to bất thường, gây đau đớn, nước tiểu ra ít và có lẫn máu, bệnh nhân đau buốt khi đi vệ sinh.
di tieu ra mau
Chứng tiểu máu có thể liên quan tới nhiều bệnh lý về thận

Do bệnh lý vùng chậu, vùng thắt lưng sau chấn thương

Các bệnh lý liên quan đến chấn thương vùng chậu, vùng thắt lưng cũng có thể khiến nước tiểu có lẫn máu. Khi mắc các bệnh lý này, người bệnh có thể đi tiểu ra máu ngay sau khi bơi, vận động mạnh, tham gia các trò chơi thể thao.

Đi tiểu ra máu do mắc các bệnh lý phụ khoa

Ở nữ giới, nếu tình trạng tiểu ra máu kéo dài mà không phải do chu kỳ kinh nguyệt hay tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thì có thể chị em đã mắc bệnh lý phụ khoa nào đó. Một số bệnh phụ khoa khiến nữ giới tiểu ra máu có thể kể đến như:

Viêm đường tiết niệu

Khi vi khuẩn, nấm xâm nhập và khiến niêm mạc niệu đạo sẽ gây ra hiện tượng viêm đường tiết niệu. Tình trạng này trực tiếp gây ra hiện tượng tiểu máu, tiểu buốt, vùng bụng dưới ê ẩm sau mỗi lần tiểu tiện.

Sở dĩ viêm đường tiết niệu khiến bệnh nhân đi tiểu ra máu là do các ổ viêm nhiễm bị lở loét, lượng hồng cầu có ở các khu vực viêm nhiễm này sẽ đi theo nước tiểu ra ngoài. Vì thế mà nước tiểu của người bệnh đục hơn, có lẫn máu.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khi viêm lộ tuyến cổ tử cung phát triển đến mức độ nặng cũng có thể khiến nữ giới tiểu ra máu, thậm chí là tiểu buốt ra máu. Bên cạnh đó, chị em cũng sẽ gặp tình trạng khí hư ra nhiều, có mùi hôi kèm theo ngứa ngáy, bụng dưới ê ẩm…

Mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, Chlamydia

Đây là các bệnh lý liên quan đến đường tình dục. Một trong những biểu hiện thường thấy của nhóm bệnh này là: Rối loạn tiểu tiện, tiểu lẫn máu,… lỗ niệu đạo ngứa ngáy, đau vùng thắt lưng, bệnh nhân luôn có cảm giác ớn lạnh.

Lạc nội mạc tử cung

Đái ra máu kèm theo các cơn đau dữ dội vùng bụng dưới là dấu hiệu thường thấy ở chị em bị lạc nội mạc tử cung.  Đây là bệnh lý gây tiểu ra máu ở phụ nữ phổ biến nhất. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng buồng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

di tieu ra mau
Các bệnh lý phụ khoa cũng có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu lẫn máu

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, đi tiểu ra máu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu là do nguyên nhân mang tính vật lý (do kinh nguyệt, do cơ thể phản ứng với một số loại thuốc kháng sinh, chất tạo màu từ thực phẩm), sẽ biến mất sau vài ngày thì không mấy quan ngại.

di tieu ra mau
Khi nước tiểu có màu sắc bất thường người bệnh không nên chủ quan

Tuy nhiên, trong trường hợp nước tiểu có lẫn máu, không phải do vấn đề sinh lý thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi đây có thể là cảnh báo bất thường về sức khỏe, cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng đi tiểu ra máu

Việc chẩn đoán nguyên nhân, bệnh lý gây tiểu ra máu không thể thực hiện bằng mắt thường. Để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm nước tiểu cũng như các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất. Cụ thể như dưới đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Đây là xét nghiệm bắt buộc nhằm xác định lượng hồng cầu trong nước tiểu, đồng thời phát hiện sớm các loại vi khuẩn tiết niệu, bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu có máu.
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Gồm các kỹ thuật sử dụng máy móc, thiết bị y tế hiện đại nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân khiến nước tiểu có biểu hiện bất thường. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng là chụp cắt lớp, siêu âm, MRI scan – chụp cộng hưởng từ.
  • Soi bàng quang: Biện pháp này giúp phát hiện những tổn thương của bàng quang (nếu có). Bằng việc quan sát trực tiếp bên trong bàng quang thông qua một màn hình lớn, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân khiến nước tiểu lẫn máu và các bệnh lý liên quan.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ chưa thể tìm ra nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu ra máu ngay lập tức. Khi đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm theo dõi, nhất là đối với bệnh nhân tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ bị ung thư bàng quang do có tiền sử hút thuốc lá, phơi nhiễm chất phóng xạ hoặc các hóa chất độc hại.

Phương pháp điều trị tiểu ra máu

Cách điều trị chứng đi tiểu ra máu như thế nào còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Song nguyên tắc chung trong điều trị tình trạng đái ra máu là loại bỏ tận gốc căn nguyên, trả lại trạng thái bình thường cho nước tiểu, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là phương pháp điều trị tiểu ra máu tại nhà, theo Tây y và Đông y đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

Điều trị tiểu ra máu tại nhà

Ngay sau khi nhận thấy nước tiểu có màu sắc bất thường, kèm theo màu đỏ lờ của máu hoặc nâu sẫm người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Ngừng uống các loại thuốc kháng sinh (nếu đang sử dụng).
  • Loại bỏ các loại đồ ăn chứa chất tạo màu hoặc rau củ có màu như củ dền, rau dền, củ cải đường… ra khỏi thực đơn hằng ngày.
  • Tạm dừng quan hệ vợ chồng và theo dõi tình trạng tiểu ra máu.
  • Nếu đã áp dụng đồng loạt các biện pháp trên trong khoảng 3 ngày mà tình trạng đi tiểu ra máu không được cải thiện thì có thể bạn đang gặp phải bệnh lý nào đó. Lúc này cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán cũng như điều trị bệnh (nếu có).

Điều trị tiểu ra máu bằng biện pháp Tây y

Các biện pháp được Tây y áp dụng trong điều trị tiểu ra máu thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tích cực. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.

Điều trị đi tiểu ra máu nội khoa bằng thuốc

Trong điều trị nội khoa, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau:

  • Thuốc uống giảm đau: Paracetamol, No – Spa…
  • Thuốc kháng sinh: Cephalosporin.
  • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid (có thể sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch).
  • Các loại thuốc tiêu viêm chuyên dùng cho bệnh nhân sỏi thận, bệnh về bàng quang, tuyến tiền liệt,…
  • Thuốc hóa – xạ trị (đối với bệnh nhân bị ung thư).
di tieu ra mau
Các loại thuốc nội khoa giúp giảm đau, hạn chế viêm cho bệnh nhân

Trường hợp bệnh nhân đái ra máu quá nhiều có thể được chỉ định dùng Tranexamic acid theo đường uống, thậm chí là truyền máu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc sử dụng thuốc nội khoa chỉ mang tính chất tạm thời, giúp bệnh nhân giảm đau đớn và ra máu theo đường tiểu. Đối với những bệnh nhân đi tiểu ra máu do sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang thể nặng cần phẫu thuật, việc dùng thuốc gần như không có tác dụng.

Điều trị tiểu ra máu bằng các can thiệp ngoại khoa

Biện pháp ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc, hoặc các loại thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, viêm mà không trị tận gốc chứng tiểu ra máu do mắc các bệnh lý về sỏi thận, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt… Hai hình thức can thiệp ngoại khoa được áp dụng phổ biến trong điều trị tình trạng đái ra máu hiện nay là:

  • Nội soi: Sử dụng máy móc, thiết bị tác động bên ngoài nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh (sỏi, tăng sinh tế bào tuyến…).
  • Mổ mở: Được áp dụng khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, không thể can thiệp bằng phương pháp nội soi. Mục đích của phương pháp này là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan (đối với ung thư thận, tuyến tiền liệt,…), loại yếu tố gây bệnh (đối với bệnh về sỏi). Hình thức mổ mở không được khuyến khích bởi có thể gây biến chứng và tổn hao sức khỏe bệnh nhân.

Bị đi tiểu ra máu nên ăn gì, kiêng gì?

Theo các bác sĩ, để điều trị chứng tiểu ra máu dứt điểm người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời xây dựng một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học.

Các bệnh nhân tiểu ra máu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Tinh bột từ các loại củ: Khoai lang, miến dong, sắn dây, khoai sọ… Bởi đây là những thực phẩm giàu tinh bột, đảm bảo cơ thể đủ chất nhưng không chứa quá nhiều đường.
  • Đạm có trong các loại thực vật, đạm từ cá nước ngọt: Cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể nhưng không gây tổn thương cho các ổ viêm nhiễm, hạn chế ra máu theo đường tiểu.
  • Chất béo thực vật: Dầu đậu nành, dầu oliu, tận dụng chất béo từ quả bơ, lạc, vừng đen, thậm chí là mỡ cá.
  • Các loại rau, củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin: Thường có trong các loại rau củ có màu như rau muống, cà rốt, ớt chuông, bắp cải tím…
di tieu ra mau
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nước tiểu

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe và hạn chế đi tiểu ra máu, người bệnh cũng cần nói KHÔNG với nhóm các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ: Xúc xích, gà rán, thịt hộp, khoai tây chiên, phomai,…
  • Các loại đồ ăn mặn, nhiều muối: Muối khiến lượng natri trong nước tiểu tăng, gây ra nhiều vấn đề về tiết niệu, trong đó có tiểu ra máu. Do vậy người bệnh cần kiêng ăn mặn cũng như hạn chế nạp vào cơ thể các thực phẩm giàu natri như tôm, cua, sò biển, trứng…
  • Rượu bia, các loại đồ uống có ga: Đây vốn là những thức uống không có lợi cho sức khỏe, đối với người bị tiểu buốt ra máu còn nguy hại hơn. Do vậy, bệnh nhân nên tránh xa rượu bia, các loại nước uống giải khát có ga,…

Biện pháp phòng tránh đi tiểu ra máu

Để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa tiểu ra máu và các bệnh lý liên quan mỗi người cần thực hiện tốt một số việc sau:

  • Xây dựng một thực đơn khoa học: Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thay vào đó là tăng cường chất xơ, các loại rau củ, sử dụng dầu thực vật để chế biến các món ăn. Đồng thời nên cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để tránh các bệnh về đường tiết niệu và nguy cơ tiểu ra máu do những bệnh này.
  • Uống đủ nước: Mỗi người cần uống 2 lít nước lọc/ngày. Cũng có thể bổ sung thêm 1-2 cốc sinh tố rau củ, trái cây vào thực đơn hằng ngày để vừa làm đẹp da, vừa tăng cường sức đề kháng.
  • Có lối sống lành mạnh: Không thức quá khuya, ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Tuyệt đối tránh xa rượu bia, cafe, đồ uống độc hại, chất kích thích.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao: Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền,… hoặc đảm bảo đi bộ khoảng 2km mỗi ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Các bác sĩ luôn khuyến khích việc khám sức khỏe định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/lần. Việc thăm khám thường bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm chẩn đoán hình ảnh,… Điều này giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe, kịp thời có biện pháp can thiệp ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Đi tiểu ra máu đôi khi không đơn thuần là tình trạng sinh lý mà nó có thể là dấu hiệu bất thường của một bệnh lý nào đó, thậm chí là ung thư. Do vậy, nếu gặp phải tình trạng này người bệnh nên chủ động tìm đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phụ hợp (nếu có bệnh). Tuyệt đối đừng vì tâm lý chủ quan, coi nhẹ các “tín hiệu” từ cơ thể mà gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Hiện nay, không ít phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai. Tình trạng này khiến các chị em vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Để có…

Xem chi tiết

Tiểu rắt ở trẻ em là chứng bệnh thường gặp. Dù không đe dọa tới tính mạng nhưng bệnh có thể liên quan tới chức năng hoạt động của thận, bàng quang,... Do trẻ còn…

Xem chi tiết

Mất ngủ do tiểu đêm là một triệu chứng phổ biến hiện nay. Khi mắc phải bệnh này bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi…

Xem chi tiết

Tiểu buốt ra máu ở nữ báo hiệu cơ thể bạn đã gặp phải vấn đề rắc rối về sức khỏe. Bệnh do các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Để chữa…

Xem chi tiết

Sức đề kháng của trẻ em yếu hơn hẳn so với người lớn. Chính vì vậy nếu ăn uống không điều độ, ăn uống không đủ chất, thời tiết thay đổi, trẻ có nguy cơ…

Xem chi tiết

Tiểu không tự chủ ở nam giới là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và…

Xem chi tiết

Triệu chứng tiểu buốt đau bụng dưới khá thường gặp ở cả nam và nữ gây không ít mệt mỏi và phiền toái. Hai dấu hiệu này tiềm ẩn khá nhiều bệnh lý nguy hiểm…

Xem chi tiết

Tiểu đêm là căn bệnh phổ biến xuất hiện nhiều ở nữ giới do bàng quang bị rối loạn. Bệnh cần phải được theo dõi và điều trị sớm để không gây nên các biến…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên gia

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn