Tiểu buốt sau sinh
Phụ nữ thường gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, cơ thể suy nhược và tiểu buốt sau sinh. Trong đó, tiểu buốt sau sinh là tình trạng phổ biến mà các chị em gặp phải. Rất nhiều phụ nữ sau sinh đã đặt ra câu hỏi rằng chứng tiểu buốt có nguy hiểm không? Có chữa được không? Để có câu trả lời chính xác nhất, mời các bạn cùng tìm hiểu các thông tin trong bài viết này.
Tiểu buốt sau sinh là gì?
Tiểu buốt sau sinh là hiện tượng đi tiểu bị đau buốt và nóng rát, cùng với đó, các chị em có thể bị khó tiểu, tiểu rắt hoặc tiểu nhiều lần. Có người bị tiểu buốt sau sinh mổ và có người sau sinh thường cũng bị tiểu buốt. Tuy vậy, chứng tiểu buốt thường xuất hiện ở phụ nữ sinh mổ nhiều hơn. Tiểu buốt có thể kéo dài từ 5 – 6 tuần.
Nguyên nhân bị tiểu buốt là gì?
Theo sự phân tích đánh giá từ các chuyên gia y tế, tiểu buốt xảy ra là do: Ở thời điểm cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới và tạo áp lực chèn lên bàng quang. Sau sinh, cơ thể người mẹ chưa phục hồi kịp sẽ gặp phải hiện tượng tiểu buốt.
Ngoài ra, đối với phụ nữ sinh mổ, bác sĩ sẽ phải rạch mổ ở phần tử cung để lấy bào thai, việc này gây ảnh hưởng đến tiết niệu. Phụ nữ sinh mổ vì vậy dễ bị chứng tiểu buốt. Còn với phụ nữ sinh thường, tầng sinh môn bị cắt làm các chị em đau rát sợ đi tiểu. Nhịn tiểu lâu ngày dẫn tới trạng thái tiểu buốt sau sinh.
Ngoài các nguyên nhân trên, chứng tiểu buốt sau sinh cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến bàng quang, niệu đào. Cụ thể gồm các bệnh:
Dính bàng quang
Đây là trường hợp phổ biến ở phụ nữ sau sinh mổ, hoặc người thực hiện các phẫu thuật ở vùng bụng. Khi các mô sẹo hình thành ở vị trí mổ, các mô có thể dính lại với nhau gây ra tình trạng dính bàng quang.
Sau các ca mổ, y bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách ngăn ngừa tình trạng dính bàng quang. Khi bàng quang của người bệnh vẫn bị dính, bệnh nhân cần thực hiện thêm một ca phẫu thuật nội soi để loại bỏ hoàn toàn phần mô dính này.
Sa bàng quang
Có thể bạn chưa biết, sa bàng quang là tình trạng bàng quang bị phình to đồng thời lọt vào âm đạo. Phụ nữ sau sinh có không ít người gặp phải tình trạng này. Do các cơ hỗ trợ ở giữa bàng quang và âm đạo bị yếu làm bàng quang lọt vào trong âm đạo.
Bên cạnh đó, chứng sa bàng quang còn có thể xảy ra do người bệnh: Cắt tử cung, nội tiết tố estrogen bị suy giảm mạnh hoặc phụ nữ đã lớn tuổi. Chứng sa bàng quang không chỉ làm bạn bị tiểu buốt mà còn có triệu chứng tiểu rắt và đau bụng.
Bàng quang bị tổn thương
Phải nói rằng, bàng quang là cơ quan dễ bị tổn thương nhất ở phụ nữ sau sinh. Khi các chị em sinh mổ, khu vực niệu đạo sẽ có 1 lỗ nhỏ. Lỗ rò này làm xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu mất kiểm soát và nặng hơn là làm tổn thương tới bàng quang.
Khi người bệnh gặp phải tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh một cách triệt để.
Bàng quang co thắt
Một nguyên nhân nữa gây ra chứng tiểu buốt sau sinh ở phụ nữ là sự co thắt ở bàng quang. Trong cơn đau đẻ, bàng quang của các bạn bị tác động rất lớn. Khi các cơ trong bụng co bóp mạnh một cách đột ngột sẽ làm bàng quang có thắt.
Quá trình co thắt tại bàng quang làm chúng ta có cảm giác muốn đi vệ sinh, nhưng khi tiểu sẽ thấy khá buốt và kèm theo đau rát.
Viêm đường tiết niệu
Tiểu buốt sau sinh còn có thể xuất phát từ việc đường tiết niệu của bạn bị viêm nhiễm. Phụ nữ sau sinh tiết ra khá nhiều sản dịch, cộng với việc vệ sinh sai cách sẽ rất dễ làm đường tiết niệu bị viêm nhiễm.
Đặc biệt ở phụ nữ sinh mổ, vết mổ để nhiễm trùng sẽ là cơ hội cho các loại vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Viêm đường tiết niệu làm người phụ nữ đi tiểu bị đau buốt, cơ thể ớn lạnh, sốt, mệt mỏi và nước tiểu luôn có màu sẫm.
Niệu đạo kích ứng
Kích ứng niệu đạo là tình trạng xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật đặt ống thông tiểu để bàng quang không chứa đầy nước trong suốt ca mổ. Khi tháo ống sẽ làm kích ứng nhẹ ở vùng niệu đạo.
Niệu đạo kích ứng làm các chị em bị tiểu buốt sau sinh. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát ở vùng kín và có cảm giác khá đau buốt.
Viêm nhiễm âm đạo
Khi sinh con, tử cung của người mẹ bị rạch một vết khá sâu để đưa thai nhi ra ngoài. Cùng với đó là những kiêng cữ động nước của các chị em theo quan niệm từ xưa sẽ có khả năng làm vết mổ không được vệ sinh đúng cách. Sản dịch tiết nhiều và vết mổ không được vệ sinh sạch sẽ làm âm đạo viêm nhiễm. Người mắc viêm âm đạo chắc chắn không thể tránh khỏi tình trạng tiểu buốt sau sinh.
Phụ nữ sau sinh bị tiểu buốt có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết?
Tiểu buốt sau sinh là triệu chứng gây ảnh hưởng tới cả tâm lý, sức khỏe và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan tới âm đạo, bàng quang. Vì vậy, chứng tiểu buốt ở phụ nữ sau sinh con là triệu chứng “nguy hiểm”.
Các chị em thấy có hiện tượng tiểu buốt kèm nóng rát, đau, tiểu rắt, hãy nhanh chóng đến các bệnh viện để được kiểm tra kịp thời. Khi bị tiểu buốt sau sinh, các bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị về việc mình mới sinh con. Từ đó các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc phù hợp để không làm ảnh hưởng tới việc người mẹ cho con bú.
Nếu phụ nữ bị tiểu buốt sau sinh do hiện tượng sinh lý bình thường, triệu chứng này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn, tùy thuộc vào sức khỏe người mẹ. Nhưng nếu đây là triệu chứng của các bệnh lý khác, người mẹ cần nhiều thời gian hơn để chữa trị triệt để.
Cách chữa tiểu buốt sau sinh hiệu quả nhanh chóng
Để có thể chấm dứt tình trạng tiểu buốt sau sinh an toàn, hiệu quả, các chị em cần biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ các nguyên nhân phát sinh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp nhất để không làm ảnh hưởng đến quá trình chị em chăm sóc con.
Cách trị tiểu buốt sau sinh bằng Tây y
Tây y là hướng lựa chọn của nhiều bệnh nhân bị tiểu buốt sau sinh hiện nay. Trong quá trình điều trị, chủ yếu các bạn sẽ dùng những loại thuốc gồm:
- Nhóm thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề gây áp lực lên bàng quang
- Nhóm thuốc thúc đẩy sự co bóp bình thường tại bàng quang
- Thuốc bôi Capocaine giúp bệnh nhân làm tê vùng bị ảnh hưởng
- Một số loại vitamin để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
Việc sử dụng thuốc sẽ do các bác sĩ chỉ định. Bởi có những loại thuốc người bình thường có thể sử dụng. Nhưng phụ nữ dùng sau sinh sẽ làm ảnh hưởng tới con thông qua việc cho con bú. Các bác sĩ cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ lựa chọn những loại thuốc phù hợp.
Các chị em không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà sẽ làm ảnh hưởng tới con cũng như làm tình trạng tiến triển xấu hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ, sử dụng hết liệu trình để bệnh chấm dứt hoàn toàn.
Phương pháp chữa tiểu buốt trong dân gian
Phụ nữ bị tiểu buốt sau sinh cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh tiểu buốt tại nhà để cải thiện tình trạng này. Chúng ta có thể tận dụng một số nguyên liệu khá quen thuộc như sau:
Bí xanh
Là thực phẩm quen thuộc của mọi gia đình, bí xanh còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị chứng tiểu buốt sau sinh.
Cách sử dụng: Các chị em gọt vỏ, rửa sạch bí đao và xay cùng 250ml nước để uống mỗi ngày 2 lần. Hoặc chúng ta có thể luộc bí để ăn trong các bữa cơm, phần nước bí luộc có thể dùng để uống như nước lọc.
Bột sắn dây
Bột sắn dây phát huy tốt khả năng điều tiết tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu nhiều lần. Bên cạnh đó, bột sắn dây còn giúp chúng ta thanh nhiệt giải độc vô cùng hiệu quả.
Cách sử dụng: Các bạn chuẩn bị 3 thìa bột sắn dây pha với 300ml nước ấm. Mỗi ngày người bệnh có thể uống 2 lần để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Lưu ý cho phụ nữ sau sinh bị tiểu buốt
Vì chứng tiểu buốt là triệu chứng rất dễ gặp ở phụ nữ sau sinh. Vì vậy, các chị em cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
- Các chị em cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tích cực sử dụng các loại rau xanh, đồ ăn dễ tiêu hóa. Chúng ta hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng và chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Việc chăm sóc kỹ lưỡng cho vết mổ sau sinh là rất cần thiết, các chị em chú ý không vận động mạnh, vệ sinh khử trùng cẩn thận. Nếu vết mổ bị sưng đỏ, các chị em cần sớm đến bệnh viện thăm khám.
- Khi nằm nghỉ, bạn nên nằm nghiêng và dùng gối kê phía sau lưng để làm giảm đau cho vết thương. Các cơ quan ở đường tiết niệu cũng được giảm tác động chèn ép.
- Ngoài ra, các chị em không nên nhịn tiểu vì cảm giác đau rát. Càng nhịn tiểu sẽ càng làm bệnh chuyển biến nặng hơn.
Tiểu buốt sau sinh có nguy hiểm hay không, chữa trị ra sao đều đã được chúng tôi giải đáp. Để chắc chắn rằng sức khỏe không gặp vấn đề, các chị em cần đến bệnh viện để được thăm khám cẩn thận. Mong rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp các chị em hiểu rõ hơn về chứng tiểu buốt sau sinh đẻ.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!