Tiểu Đêm

Tiểu đêm là một trong những điều bình thường mà ai trong chúng ta cũng đôi lúc gặp phải. Tuy nhiên, hiện tượng này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu nhiều về đêm là gì? Và làm thế nào để phòng tránh tình trạng tiểu nhiều về đêm?

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu trên 2 lần thường xuyên vào ban đêm, với lượng nước tiểu vượt quá 1/4 hoặc xấp xỉ lượng nước tiểu ban ngày.

tieu dem
Tiểu đêm là gì?

Triệu chứng

Đi tiểu nhiều vào ban đêm khiến người bệnh phải thức dậy nhiều lần, có thể lên đến năm hoặc sáu lần đối với tình trạng nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến mà người mắc chứng tiểu nhiều về đêm có thể gặp phải bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Cảm thấy muốn đi tiểu ngay.
  • Lượng nước tiểu rất ít.
  • Cơ thể suy nhược.
  • Chán ăn.
  • Mệt mỏi.
  • Da xanh xao.
  • Dễ cáu gắt, nổi giận.

Nguyên nhân

Tiểu nhiều về đêm là tình trạng bệnh lý có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dựa vào đặc điểm, các nguyên nhân này được chia ra thành 2 loại cụ thể là nguyên nhân do bệnh lý (sỏi thận, suy thận, bệnh viêm và xơ tuyến tiền liệt ở nam giới, tiểu đường tuýp 2) và nguyên nhân không phải do bệnh lý (do tâm lý, do tuổi tác, do mang thai hoặc chế độ ăn uống). Cụ thể:

  • Suy thận: Suy thận khiến quá trình lọc nước tiểu diễn ra nhanh hơn bình thường, gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
  • Sỏi thận: Sỏi trong thận là tác nhân gây kích ứng đường tiết niệu và cản trở ống dẫn nước tiểu khiến bàng quang phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến tiểu nhiều lần. Người bị sỏi thận sẽ gặp phải các triệu chứng như tiểu nhiều về đêm, tiểu rắt, tiểu ra máu và căng tức bọng đái.
  • Bệnh viêm và xơ tuyến tiền liệt ở nam giới: Viêm và xơ tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị phình to ra, từ đó chèn ép bàng quang và ống dẫn nước tiểu, gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
  • Tiểu đường tuýp 2: Lượng đường dư thừa trong máu thường có xu hướng di chuyển về phía thận, kéo theo lượng nước trong cơ thể tăng lên. Và điều này khiến người bệnh dễ mắc chứng đái đêm.
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo lắng hoặc mọi tình trạng bất ổn về tâm lý sẽ khiến người bệnh gặp phải tình trạng tiểu đêm.
tieu dem
Tiểu nhiều về đêm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, công việc, sức khỏe và hạnh phúc gia đình của người bệnh
  • Mang thai: Khi mang bầu, quá trình thai nhi phát triển sẽ khiến bàng quang ngày càng bị chèn ép, từ đó khiến số lần tiểu vào ban đêm tăng lên.
  • Tuổi tác: Người càng cao tuổi càng dễ mắc tiểu đêm bởi khi ấy, chức năng thận suy giảm dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều lần hơn.
  • Chế độ ăn uống: Các chất kích thích và đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê… có thể thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu, gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị cao huyết áp, sưng, phù như thuốc Hydrochlorothiazide và thuốc Lasix thường mang tính chất lợi tiểu và gây ra vấn đề tiểu nhiều lần về đêm.

Tiểu đêm ảnh hưởng như thế nào?

Tiểu nhiều về đêm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, công việc, sức khỏe và hạnh phúc gia đình của người bệnh.

tieu dem
Đi đái nhiều vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi
  • Ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người bệnh, khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Thiếu ngủ sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, da khô, sạm và suy giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật.
  • Chứng tiểu nhiều về đêm gây rối loạn giấc ngủ của người bệnh, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không đủ năng lượng để tỉnh táo và làm việc.
  • Khi thức dậy đi tiểu vào ban đêm, người bệnh đột ngột ngồi dậy nên dễ gây ra phản ứng tăng huyết áp, khiến hệ thống mạch máu và các cơ quan khác không kịp thích nghi, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
  • Tiểu nhiều về đêm là dấu hiệu của một số bệnh lý như thận yếu, viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt… Đây đều là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng yếu sinh lý ở nam giới. Đồng thời, giấc ngủ bị ảnh hưởng cũng làm giảm hormone testosterone, từ đó khiến nam giới dễ bị yếu sinh lý.
  • Đặc biệt, đối với người cao tuổi, chứng tiểu nhiều về đêm có thể làm tăng khả năng chấn thương và té ngã khi đi tiểu vào ban đêm.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, tiểu nhiều về đêm là dấu hiệu tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm như suy thận mãn tính, tiểu đường, suy tim sung huyết, tuyến tiền liệt mở rộng. Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Cách điều trị đái nhiều vào ban đêm

Điều trị tiểu nhiều về đêm phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh. Chính vì vậy, người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Áp dụng các mẹo đơn giản

Các mẹo đơn giản tại nhà có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu của người bệnh bởi lành tính và khá hiệu quả. Để mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Người mắc chứng tiểu nhiều về đêm để có thể tham khảo một số mẹo điều trị dưới đây:

  • Bưởi: Trong bưởi chứa nhiều hoạt chất detoxes, có tác dụng chống oxy hóa, thanh lọc máu và giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, từ đó hạn chế tối đa hiện tượng tiểu nhiều về đêm. Người bệnh có thể uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi trực tiếp để chữa tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Rau bầu đất: Rau bầu đất có tính bình, vị ngọt, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và lợi tiểu. Người bị tiểu đêm có thể sử dụng 100g bầu đất sắc lấy nước hoặc nấu canh ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng đái đêm.
  • Giá đỗ: Giá đỗ chứa nhiều khoáng chất, kẽm và vitamin, giúp tăng cường testosterone cho nam giới. Vì vậy, đây cũng là bài thuốc nam trị tiểu nhiều về đêm do phì đại tuyến tiền liệt và viêm hệ tiết niệu hiệu quả. Bạn có thể luộc 500g giá đỗ rồi ăn cả cái lẫn nước thay rau hoặc pha nước giá luộc với một ít đường trắng rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày để trị đái đêm.
tieu dem
Trong bưởi chứa nhiều hoạt chất detoxes, có tác dụng chống oxy hóa, thanh lọc máu và giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng các loại thuốc Tây giúp làm giảm các triệu chứng của tình trạng tiểu nhiều về đêm nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc trị tiểu đêm để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Đồng thời, mọi dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc cần báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý ngay. Những loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị tiểu nhiều vào ban đêm có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng Acetylcholin, Cholinergic có tác dụng làm giãn cơ trơn ở bàng quang, từ đó cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
  • Nhóm Antimuscarinic (Darifenacin, Solifenacin và Oxybutynin) chứa chất kháng thụ thể Muscarinic Acetylcholine, giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
  • Thuốc chẹn Alpha-1 được chỉ định nhằm ngăn chặn sự tăng trương cơ lực, giúp cổ bàng quang mở ra dễ dàng, từ đó cải thiện vấn đề rối loạn tiểu tiện và giúp người bệnh thoải mái hơn.
  • Thuốc an thần có tác dụng làm giảm thiểu các triệu chứng mất ngủ do tiểu đêm, giúp giảm thiểu số lần đái đêm.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số loại thực phẩm chức năng trị đái đêm giúp tăng cường lưu thông máu tới bàng quang và thận, giảm số lần đái đêm.

Lưu ý khi bị tiểu đêm

Điều trị tình trạng đái đêm sớm sẽ giúp người bệnh phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình chữa bệnh, để mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể cải thiện tiểu đêm thông qua một số phương pháp như:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Uống ít nước trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu nhiều lần về ban đêm, đồng thời tránh để cơ thể rơi vào tình trạng làm việc quá sức, mệt mỏi, một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tốt cho sức khỏe như rau cải, rau ngót, bưởi… Bên cạnh đó, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt hoặc quá béo.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối: Béo phì cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu nhiều về đêm. Chính vì vậy, nếu đang thừa cân thì bạn cần giảm cân theo phác đồ điều trị khoa học của bác sĩ và duy trì trọng lượng cân đối cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Một trong những bài tập được các chuyên gia khuyên nên luyện tập để điều trị đái đêm là Kegel, giúp tăng cường sức khỏe bàng quang, các cơ sàn chậu, giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Tiểu đêm không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến công việc, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh mà còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm trong một số trường hợp. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, tốt nhất là nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị chính xác và phù hợp.

“Tiểu buốt có tự hết được hay không" là thắc mắc của nhiều người? Để trả lời được câu hỏi này bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về triệu chứng và nguyên…

Xem chi tiết

Sức đề kháng của trẻ em yếu hơn hẳn so với người lớn. Chính vì vậy nếu ăn uống không điều độ, ăn uống không đủ chất, thời tiết thay đổi, trẻ có nguy cơ…

Xem chi tiết

Tiểu đêm là căn bệnh phổ biến xuất hiện nhiều ở nữ giới do bàng quang bị rối loạn. Bệnh cần phải được theo dõi và điều trị sớm để không gây nên các biến…

Xem chi tiết

Tiểu không tự chủ ở nam giới là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và…

Xem chi tiết

Tiểu buốt ra máu xuất hiện ở một số đối tượng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống học tập và làm việc hàng ngày. Nhiều người khi gặp phải tình trạng này cảm…

Xem chi tiết

Tiểu buốt tiểu rắt là hai trong những bệnh lý phổ biến về đường tiểu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người bệnh cũng như đe dọa dẫn tới những…

Xem chi tiết

Bị tiểu rắt có thai không phải là dấu hiệu thường gặp. Có thể đây chỉ là dấu hiệu thay đổi nội tiết khi mang bầu nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ…

Xem chi tiết

Tiểu rắt ra máu là biểu hiện bất thường của hệ bài tiết gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *