Mụn Bọc Không Đầu

Mụn bọc không đầu không phải là tình trạng quá hiếm gặp mà đây còn là một trong những loại mụn da liễu phổ biến. Loại mụn này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến da bạn xuất hiện sẹo lõm hoặc hiện tượng rỗ. Dưới đây là thông tin chi tiết về tình trạng mụn này mà các bạn nên nắm rõ. 

Thông tin về mụn bọc không đầu

Mụn bọc không đầu chính là dạng mụn bọc không có nhân. Đây là một loại mụn trứng cá bọc bị viêm ở bên trong, sưng to, ửng đỏ bên ngoài gây ra tình trạng đau đớn trên da. Các nốt mụn này khi sờ sẽ cứng hơn so với thông thường.

Loại mụn bọc không có nhân sẽ nằm ẩn sâu bên trong lớp biểu bì da. Khi mụn đã mềm lại sẽ có mủ ở bên trong nhưng vẫn không xuất hiện đầu nên không quan sát được mủ. Do đó, đây là loại mụn rất khó điều trị. Khi mụn đã già, các bọc mủ sẽ vỡ ra gây viêm nhiễm nốt mụn cùng với vùng da xung quanh.

mun boc khong dau
Mụn bọc không đầu chính là dạng mụn bọc không có nhân rất thường gặp

Nguyên nhân xuất hiện mụn bọc không đầu

Mụn bọc không có đầu thường xuất hiện khi da chúng ta bị vi khuẩn xâm nhập hoặc mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Cụ thể:

  • Do rối loạn nội tiết: Tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Cùng với đó, lớp bụi bẩn trên da có thể gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi.
  • Do vệ sinh da sai cách: Da mặt chúng ta chịu rất nhiều tác động từ bụi bẩn, bã nhờn và các lớp trang điểm. Khi bạn làm sạch da không đúng cách, lớp cặn này có thể làm bít tắc lỗ chân lông phát sinh ra hiện tượng viêm, từ đó hình thành các nốt mụn.
  • Nổi mụn do thói quen sờ tay lên mặt: Tay của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn vì phải tiếp xúc nhiều đồ vật mỗi ngày. Do vậy, khi đưa tay lên mặt chính là bạn đã đưa vi khuẩn lên da, khiến vi khuẩn lây lan hình thành mụn hoặc làm cho tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, tình trạng mụn còn có thể xảy ra nếu bạn bị áp lực, làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi và ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng.

Các triệu chứng thường gặp

Với những nguyên nhân trên, mụn bọc không đầu có thể xuất hiện trên da của bạn bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện ra các nốt mụn này thông qua những triệu chứng sau:

  • Khi mụn vừa mới hình thành, trên bề mặt da của bạn sẽ xuất hiện những chấm đỏ, có cảm giác hơi sưng và cứng, có thể bị đau nhức nhẹ tại các chấm này.
  • Sau từ 1 đến 2 ngày, các nốt mụn sẽ lớn dần lên, có triệu chứng đỏ và sưng to. Cảm giác đau khi đó sẽ lan rộng từ nốt mụn sang cả những vùng da xung quanh. Nhân mụn lúc này nằm ẩn bên dưới lớp biểu bì da nên không thể nhìn thấy.
  • Bạn có cảm giác cứng, sưng, ngứa ở vùng da có mụn.
  • Trong vòng từ 3 đến 5 ngày, các nốt mụn sẽ bị ứ mủ, không xuất hiện các dầu mụn.
  • Tình trạng mụn bọc trên trán, má, cằm,… có thể kéo dài rất dai dẳng, rất khó điều trị và dễ để lại sẹo.

Mụn không đầu là tình trạng thường thấy, gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy tình trạng và cơ địa mà mụn có thể nhiều – ít, to – nhỏ khác nhau, gây nên những ảnh hưởng tới làn da và sức khỏe người bệnh. 

Xem thêm : Có Nên Nặn Mụn Bọc? Cách Lấy Mụn An Toàn, Không Lo Để Lại Sẹo

Cách trị mụn bọc không đầu an toàn

Việc xử lý mụn bọc không đầu cần bạn hết sức chú ý. Đối với loại mụn này, bạn không được nặn vì sẽ gây bội nhiễm hoặc hình thành sẹo thâm, sẹo lõm trên da. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách xử lý mụn bọc sau đây.

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây sẽ được các bác sĩ chỉ định cho bạn trong trường hợp mụn nặng. Việc dùng thuốc cần thông qua chỉ định của bác sĩ để tránh nguy hại đến da cũng như sức khỏe của bạn. Trong trường hợp bị mụn bọc nặng, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

mun boc khong dau
Sử dụng thuốc Tây sẽ được các bác sĩ chỉ định cho bạn trong trường hợp mụn nặng
  • Thuốc bôi tại chỗ: Một số loại kem, thuốc bôi sẽ có tác dụng trực tiếp lên các nốt mụn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, thấm sâu vào nang lông làm thoáng lỗ chân lông. Các loại thuốc này thường chứa thành phần axit azelaic, benzoyl peroxide, Erythromycin…
  • Thuốc uống: Trong trường hợp thuốc bôi tại chỗ không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc đường uống như isotretinoin, clindamycin hoặc thuốc kháng hormone.
  • Dùng viên uống vitamin: Viên bổ sung khoáng chất và vitamin cũng có thể được sử dụng để cải thiện mụn, làm đẹp da. Đây là xu hướng chăm sóc da hiện đại và tiện lợi, có hiệu quả tốt.
  • Bắn laser: Đây là phương pháp kết hợp ánh sáng, sóng âm để phá vỡ cấu trúc mụn, giúp mụn tiêu biến tốt, giảm viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, khi bắn laser, da có thể sản xuất được collagen tự nhiên và giảm nguy cơ hình thành sẹo.

Tìm hiểu: TOP 10 Loại Thuốc Trị Mụn Bọc Bị Chai An Toàn, Hiệu Quả Tốt Nhất

Trị mụn bọc không đầu tại nhà

Các phương pháp trị mụn tại nhà có thể được áp dụng với những trường hợp mụn nhẹ, số lượng mụn không nhiều. Đây là phương pháp dùng các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng giảm sưng viêm và giảm đau rất tốt. Cụ thể:

Dùng tinh dầu tràm trà

Trong tinh dầu tràm trà có hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm, sát khuẩn cao. Do vậy, bạn có thể giảm hiện tượng viêm sưng, cải thiện mụn bọc rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần rửa mặt sạch sẽ.
  • Lấy tăm bông để thấm tinh dầu tràm trà và chấm trực tiếp lên vùng da viêm, sưng của bạn.
  • Áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày để cải thiện mụn.

Sử dụng mật ong và tỏi

Tỏi có chứa các hoạt chất chống viêm, có thể làm giảm viêm sưng, làm xẹp mụn bọc, giảm nhiễm trùng da, ức chế hoạt động của vi khuẩn rất tốt. Cùng với đó, mật ong có nhiều vitamin, bổ sung được dưỡng chất cho da.

Cách thực hiện:

  • Tiến hành làm sạch, bỏ vỏ tỏi rồi giã nhuyễn.
  • Trộn tỏi và mật ong để có hỗn hợp sệt.
  • Đắp hỗn hợp này lên da, để trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch.

Lá tía tô trị mụn bọc không đầu

Nhờ có hoạt chất axit linoleic có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và trao đổi chất rất tốt, bạn có thể dùng lá tía tô để diệt vi khuẩn, làm sạch nang lông và khô cồi mụn.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể rửa sạch, giã nhuyễn lá tía tô rồi đắp trực tiếp lên các nốt mụn.
  • Hoặc nấu nước lá tía tô với muối để xông mặt đẩy mụn, khô cồi mụn nhanh chóng.
mun boc khong dau
Dùng lá tía tô trị mụn tại nhà

Những lưu ý cần biết khi bị mụn bọc

Mụn bọc, nhất là các loại mụn bọc không có nhân thường gây đau đớn, khó chịu, kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để phòng tránh cũng như hỗ trợ cải thiện mụn một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý:

  • Luôn đảm bảo các chu trình chăm sóc da khoa học, làm sạch da kỹ càng và dưỡng ẩm cho da để tránh hiện tượng nổi mụn khi da khô.
  • Khi bị mụn, bạn không nên dùng nhiều mỹ phẩm trang điểm, nên dùng các sản phẩm chăm sóc da mỏng, nhẹ để tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Uống đủ nước, bổ sung nhiều rau củ quả cho da khỏe từ bên trong.
  • Khi xuất hiện mụn, bạn có thể sử dụng các biện pháp cải thiện mụn nhưng tuyệt đối không nặn mụn bọc, gãi, cào mụn khiến da bị viêm nhiễm.
  • Trong trường hợp bị mụn quá nặng, bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng mụn bọc không đầu. Có rất nhiều chị em đang gặp phải phiền toái với vấn đề này có thể tìm hiểu các thông tin trên để cải thiện da của mình một cách phù hợp nhất.

THÔNG TIN MỞ RỘNG

Mụn bọc sưng không đầu là loại mụn vô cùng đáng sợ, không chỉ tạo cảm giác nhức nhối mà chúng còn gây mất thẩm mỹ và khó điều trị dứt điểm. Vậy làm sao…

Xem chi tiết

Mổ mụn bọc bị chai ở đâu an toàn và hiệu quả là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi không may gặp phải vấn đề da liễu khó điều trị này. Mổ mụn…

Xem chi tiết

Mụn bọc là một trong những loại mụn rất thường gặp, khó điều trị và dễ gây bội nhiễm cho da. Khi mụn vỡ, các vi khuẩn trong nhân mụn có thể tấn công sang…

Xem chi tiết

Mụn bọc thường rất cứng đầu, khó điều trị và gây ra nhiều phiền toái cho làn da của bạn. Ngoài các phương pháp trị mụn thường gặp, các chị em có thể sử dụng…

Xem chi tiết

Mụn bọc bị chai là một thể của mụn trứng cá và gây nên những khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Cụ thể mụn không chỉ làm làn da…

Xem chi tiết

Mụn bọc là một loại mụn trứng cá gây đau đớn, khó chịu cũng như nhiều phiền toái cho người mắc bệnh. Chính vì thế nhiều người có thói quen nặn mụn bọc. Thế nhưng…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *