Suy thượng thận cấp

Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết, có chức năng quan trọng trong sản xuất và điều hòa hormone cơ thể. Khi tuyến bị suy giảm cấp tính về mặt chức năng, cơ thể sẽ phải đối diện với nguy cơ xuất hiện các bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vậy suy thượng thận cấp là gì? Nguyên nhân do đâu gây bệnh và biểu hiện ra sao, cùng đi tìm hiểu câu trả lời.

“Suy tuyến thượng thận cấp” là gì? Có nguy hiểm không?

Tuyến thượng thận nằm ngay phía trên thận và được chia thành hai phần: Vỏ và tủy. Đây là cơ quan nội tiết nhỏ, điều hòa trực tiếp chức năng của cơ thể thông qua việc sản sinh các hormon: Catecholamine và corticosteroid.

suy thuong than cap
Suy tuyến thượng thận cấp là khi bộ phận này suy giảm chức năng hoạt động

Khi tuyến thượng thận bị suy khiến các hormon điều hòa huyết áp, chức năng tim mạch và sinh dục bị giảm nồng độ do quá trình sản xuất bị “trì trệ”. Bên cạnh đó các chu trình chuyển hóa cũng bị rối loạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể.

Suy thượng thận cấp có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, tùy vào thời gian và giai đoạn mắc bệnh mà đối tượng sẽ có biểu hiện và biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, để tăng tỷ lệ điều trị dứt điểm thì người bệnh nên được điều trị ngay khi thấy bất thường về các chỉ số trong cơ thể.

Các biến chứng nguy hiểm mà suy thượng thận cấp có thể xảy ra như:

  • Suy thượng thận mạn tính: Biến chứng gần nhất và cũng dễ phát triển nhất chính là tình trạng suy thượng thận mạn tính. Lúc này chức năng hoạt động của cơ quan ngày càng suy giảm và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Đường huyết hạ đột ngột: Biến chứng này thường thấy ở đối tượng trẻ nhỏ, ít gặp ở người lớn tuổi. Khi bệnh nhân bị suy thượng thận cấp sẽ cản trở quá trình dung nạp thức ăn và đặc biệt là tinh bột, nếu kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết.
  • Thần kinh bất ổn định: Bệnh nhân sẽ tiến dần đến trạng thái vô ý thức và có biểu hiện mơ màng, không tỉnh táo, những kích thích thần kinh bất thường. Lúc này bác sĩ và người thân phải chuẩn bị những phương án ứng phó nếu bệnh nhân có cơn co cứng hoặc động kinh để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xương khớp viêm nặng: Do bị suy tuyến thượng thận cấp, lượng hormon corticosteroid suy giảm nhanh và mạnh, dẫn tới thúc đẩy quá trình viêm nhanh chóng. Trong đó có viêm xương khớp, kèm theo đau dữ dội.
  • Mất khả năng sinh dục: Bệnh nhân suy thượng thận cấp tính sẽ không sản sinh được testosterone cho cơ thể, gây teo tinh hoàn hoặc rối loạn cương dương. Đối tượng phụ nữ gặp những thay đổi nghiêm trọng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như mất kinh và lãnh cảm.

Nguyên nhân, triệu chứng suy thượng thận cấp

Để điều trị suy thượng thận cấp hiệu quả, trước hết người bệnh phải nhận biết được các triệu chứng liên quan và nguyên nhân điển hình của tình trạng này. Bên cạnh đó, cần thường xuyên xét nghiệm chỉ số gan – thận khi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhận biết nguy cơ mắc bệnh từ sớm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây suy thượng thận cấp thường gặp như:

  • Tổn thương tuyến thượng thận: Các tình trạng nhiễm trùng, thực hiện phẫu thuật thực thể hoặc ăn nhạt kéo dài…sẽ dẫn tới hình thành tổn thương thực thể, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến suy thượng thận cấp.
  • Xuất huyết tuyến thượng thận: Xuất huyết tuyến thượng thận là những thương tổn nặng, thường liên quan đến tình trạng rối loạn khả năng đông máu. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các cục máu tụ rải rác trong lòng mạch, dẫn tới tắc nghẽn và ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Đặc biệt là khi sử dụng OP’DDD và các thuốc chống đông.
  • Rối loạn tổng hợp hormon: Đây là nguyên nhân bẩm sinh và thường gặp ở đối tượng nhũ nhi, cơ chế thường liên quan đến việc ức chế men 21-hydroxylase. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
  • Lạm dụng nhóm chất corticosteroid: Lạm dụng nhóm chất corticosteroid là nguyên nhân thường gặp dẫn tới suy tuyến thượng thận cấp. Các chất này có cấu trúc tương tự hormon tuyến thượng thận và khi dùng thường xuyên sẽ ức chế chức năng sản xuất. Ngoài ra thuốc nhóm này còn tăng nguy cơ suy tủy xương và ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của gan.
  • Nguyên nhân từ hệ trục dưới đồi – tuyến yên: Một số nguyên nhân từ hệ trục dưới đồi – tuyến yên như: Phẫu thuật u thượng thận – tuyến yên, hội chứng sheehan, chấn thương, viêm màng não, phình vỡ động mạch cảnh, xuất huyết tuyến yên… Trong những trường hợp này, bệnh nhân nên được điều trị ngay lập tức.
suy thuong than cap
Lạm dụng nhóm chất corticosteroid là nguyên nhân dẫn tới suy tuyến thượng thận cấp

Triệu chứng

Bệnh nhân khi mắc bệnh suy thượng thận cấp sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như sau:

  • Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, kèm theo chán ăn và suy nhược cơ thể trầm trọng.
  • Người bệnh có biểu hiện thất thường liên quan đến thần kinh như: Mơ hồ, lúc nhớ lúc quên, thẫn thờ,…
  • Cảm giác chóng mặt bất thường, buồn nôn và nôn nhiều, kèm theo rối loạn tiêu hóa.
  • Xuất hiện những cơn đau thất thường ở vùng lưng dưới và chi chân, có thể thấy tê bì hoặc khó vận động.
  • Đối tượng mắc bệnh có thể sẽ xuất hiện thêm các cơn sốt cao, nhịp tim nhanh và huyết áp thấp.
  • Cơ thể nóng lạnh thất thường và đổ mồ hôi trộm nhiều.

Khi xuất hiện các triệu chứng như vậy, bệnh nhân không nên thực hiện điều trị tại nhà, nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý cấp tính.

suy thuong than cap
Người bệnh có biểu hiện thất thường như: Mơ hồ, lúc nhớ lúc quên, thẫn thờ,…

Chẩn đoán và các bước điều trị suy thượng thận cấp

Để điều trị suy thượng thận cấp hiệu quả, trước hết bệnh nhân phải được xác định rõ bệnh qua các chẩn đoán và tiên lương của bác sĩ. Quá trình này yêu cầu nhân viên y tế phải cẩn thận, tỉ mỉ và sự hợp tác của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán suy thượng thận cấp được thực hiện như sau:

Thăm khám tại chỗ

Bệnh nhân bị suy thượng thận cấp thường nhập viện khi ý thức suy giảm, bác sĩ phải tiến hành xác định nhanh các triệu chứng lâm sàng và nhận thêm thông tin về triệu chứng từ người nhà. Trong trường hợp người bệnh vẫn còn nhận thức được, nhân viên y tế nên hỏi trực tiếp và tiến hành các thủ tục xét nghiệm tiếp theo.

Thực hiện xét nghiệm

Để phục vụ cho quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chỉ số máu để xác định nồng độ cortisol trong máu, cụ thể là:

suy thuong than cap
Thực hiện xét nghiệm chỉ số máu để xác định bệnh
  • Xét nghiệm chỉ số kali trong huyết thanh để kiểm tra nồng độ chuẩn.
  • Xét nghiệm chỉ số natri.
  • Xác định chỉ số đường huyết dựa vào test tích hợp 12 phản ứng.
  • Xét nghiệm hormon tuyến thượng thận và nồng độ của chúng trong máu.

Sau khi thực hiện thăm khám và các xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tiến hành điều trị bằng các biện pháp Đông – Tây y.

Mẹo dân gian điều trị cơn suy thượng thận cấp

Các mẹo dân gian hỗ trợ cơn suy thượng thận cấp được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân còn ý thức và đang đợi các điều trị trực tiếp từ bệnh viện. Biện pháp này có cách thực hiện đơn giản, giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng cấp tính. Tuy nhiên cần phối hợp với Tây y để tránh nguy hiểm cho bệnh nhân.

suy thuong than cap
Mẹo dân gian giúp bệnh nhân giảm triệu chứng tức thời hiệu quả

Dùng cỏ xước

Nguyên liệu: Cỏ xước 500g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Cỏ xước được giữ nguyên cây, rửa sạch qua nước và phơi khô.
  • Sau khi phơi, cho cỏ xước vào ấm sắc thuốc, thêm 1000mL nước rồi tiến hành đun sôi.
  • Chắt lấy phần nước, cho bệnh nhân sử dụng dạng nóng để giảm nhanh triệu chứng cấp tính.

Dược liệu dây đau xương

Nguyên liệu: Dây đau xương 300g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Dùng nước rửa sạch dây đau xương, sau đó cho vào ấm sắc thuốc cùng 1 lít nước.
  • Thực hiện sắc trong khoảng thời gian 25 phút và chắt bỏ bã.
  • Để nước nguội và cho bệnh nhân sử dụng ngay 1 chén.

Dược liệu dây tơ hồng

Nguyên liệu: Dây tơ hồng 200g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Dây tơ hồng sau khi chuẩn bị được mang đi rửa sạch, để héo một chút và tiến hành sắc thuốc cùng 500mL nước.
  • Sau khi sôi, cho vào một bát nhỏ và để bệnh nhân uống.

Tây y chữa suy thượng thận cấp

Điều trị Tây y luôn mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng, tuy nhiên cần thận trọng khi phối hợp các phương pháp điều trị này để giảm nguy cơ nhiễm độc, xảy ra tác dụng phụ và biến chứng trên cơ thể.

Thuốc Tây

Điều trị suy thượng thận cấp bằng thuốc tây được tiến hành theo quy trình sau:

  • Bù điện giải và nước: Bệnh nhân được truyền tĩnh mạch muối đẳng trương với tốc độ 1 lít/4 – 6 giờ. Trong trường hợp bị trụy mạch, tốt nhất nên sử dụng dịch truyền có trọng lượng phần tử lớn hoặc dung dịch máu toàn phần, đồng thời kiểm soát áp lực trên tĩnh mạch trung ương.
  • Sử dụng dạng hormon thay thế: Đó là hydrocortison hemisuccinat hoặc desoxycorticosteron acetat theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt. Tất nhiên liều lượng nên được hướng dẫn và căn chỉnh trực tiếp bởi bác sĩ nội khoa.
  • Sử dụng thêm các dạng vitamin hoặc chất giải độc gan để giảm tác dụng phục của các dòng thuốc trên.

Đồng thời với quá trình sử dụng thuốc, bác sĩ phải theo dõi lâm sàng theo giờ các tình trạng mất nước, nhiệt độ, tri giác, lượng nước tiểu và mạch đập của bệnh nhân. Đồng thời tiến hành xét nghiệm: Máu, đường huyết, protein toàn phần…sau 4 – 6 giờ điều trị để có những thay đổi phù hợp.

suy thuong than cap
Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp thường được sử dụng

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu được sử dụng sau thời gian điều trị cấp tính, khi mà bệnh nhân đã bắt đầu lấy lại nhận thức. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp châm cứu, giãn cơ toàn thân, massage để người bệnh hồi phục chức năng vận động.

Phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với nội khoa và có tiến triển nặng ngay từ khi nhập viện. Lúc này nhân viên y tế sẽ sử dụng các biện pháp xâm lấn ngoại khoa để tác động trực tiếp vào tuyến thượng thận nhằm giảm triệu chứng. Tùy vào điều kiện kinh tế của bệnh nhân mà lựa chọn phương pháp phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa suy thượng thận cấp

Suy thượng cấp là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu kết hợp điều trị hợp lý, phòng ngừa và hỗ trợ chăm sóc thì bệnh nhân hoàn toàn có thể bình phục và tránh được nguy cơ tái phát. Để phòng ngừa suy thượng thận cấp, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên thực hiện những lưu ý sau:

  • Bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhất. Đặc biệt tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa protein – lipid hợp lý từ: Cá, sữa, lòng trắng trứng, thịt gia cầm, các loại hạt và dầu thực vật để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Bên cạnh đó cũng hạn chế được nguy cơ thừa cân và béo phì, gây ra các bệnh lý liên quan khác.
  • Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C là cách để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Đặc biệt là các loại hoa quả như: Cam, chanh, nho, ớt chuông, cải xanh…
  • Các thực phẩm chứa vitamin nhóm B hỗ trợ giảm dị cảm, các tình trạng đau và khó chịu cho bệnh nhân, bên cạnh đó còn hỗ trợ hồi phục chức năng tuyến thượng thận. Một số thực phẩm nhóm B bao gồm: rau súp lơ, bắp cải, cà chua…
  • Sử dụng muối hợp lý trong thời gian điều trị và phục hồi tại nhà. Nếu không tự căn chỉnh sẽ dễ gây tái phát bệnh và tiến triển các thể trạng khác của bệnh thận.
  • Tránh sử dụng các dạng thực phẩm chứa nhiều natri và kali như: Dưa muối, cà muối, cá khô…sẽ dễ gây tăng huyết áp và vấn đề tim mạch liên quan.
  • Sử dụng nhiều uống để tăng đào thải độc tố và chuyển hóa cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc và sử dụng các dạng chất kích thích như cafein, bia rượu, thuốc lá…gây tương tác đáng kể với các thuốc điều trị nội khoa.
  • Tái khám thường xuyên để điều trị ngay khi có triệu chứng bất thường.
  • Không tự ý sử dụng các thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng.

Suy thượng thận cấp là bệnh lý phổ biến, có tỉ lệ mắc bệnh cao và thường dẫn tới các biến chứng khó lường nếu không được điều trị sớm. Do vậy, để phòng ngừa bệnh, đối tượng có nguy cơ nên thực hiện thăm khám định kỳ và điều trị khi có các triệu chứng điển hình xuất hiện để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Suy thận nhẹ hay còn gọi là suy thận giai đoạn đầu, là tình trạng chức năng thận bắt đầu suy giảm nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. Đây là một vấn đề sức khỏe…

Xem chi tiết

Suy thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết sớm các nguyên nhân dẫn đến suy thận đóng vai…

Xem chi tiết

Chỉ số Creatinin trong suy thận là một thuật ngữ rất quen thuộc trong y khoa và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến bệnh thận nói chung. Creatinin sẽ phản ánh chính…

Xem chi tiết

Suy thận cấp, mãn tính là tình trạng bệnh chung phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Bệnh ở những giai đoạn đầu còn có thể điều trị và chữa khỏi được nhưng…

Xem chi tiết

Suy thận là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để giảm nguy cơ mắc bệnh…

Xem chi tiết

Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc thường được kê đơn để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp và một số tình trạng giữ nước trong cơ…

Xem chi tiết

Suy thận là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải của cơ thể. Việc phát hiện sớm suy thận thông qua các xét nghiệm y…

Xem chi tiết

Suy thận mạn giai đoạn cuối là tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Đó là khi thận gần như ngừng hoạt động, không thực hiện được đúng vai trò của…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *