Suy tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất và cân bằng hormone trong cơ thể. Nếu cơ quan này bị ảnh hưởng hoặc suy giảm chức năng có thể khiến cơ thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh suy tuyến thượng thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải ở cơ quan này.

Suy tuyến thượng thận là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ có vị trí nằm trên thận. Tuyến thượng thận được cấu tạo gồm 2 phần: phần tủy và phần vỏ.

Nhiệm vụ chính của tuyến thượng thận là sản xuất hormone nội tiết cho cơ thể. Trong đó, phần tủy tiết ra hormone catecholamine để điều hòa nhịp tim và duy trì huyết áp. Phần vỏ tuyến có tác dụng tiết hormone corticosteroid.

suy tuyen thuong than
Suy tuyến thượng thận là bệnh lý xảy ra khi cơ quan này sản xuất quá ít cortisol

Suy tuyến thượng thận là bệnh lý xảy ra khi cơ quan này sản xuất quá ít cortisol gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan khác. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả đối tượng là trẻ em hay người lớn.

Các triệu chứng của suy tuyến thượng thận khá rõ ràng và dễ dàng chẩn đoán. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và suy nhược cơ thể.
  • Có thể gặp phải những rối loạn về tâm thần.
  • Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, nôn mửa và có cảm giác buồn nôn.
  • Có những cơn đau đột ngột vùng lưng hoặc dưới chân.
  • Người bệnh có những cơn sốt thường xuyên, huyết áp thấp và nhịp tim cao.
  • Cơ thể bị lạnh và đổ mồ hôi.

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên gây bệnh và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy tuyến thượng thận trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau đây:

  • Người bệnh dùng thuốc glucocorticoid không đúng cách dẫn tới ức chế hoạt động tuyến thượng thận.
  • Tuyến thượng thận hoạt động không bình thường, bị tổn thương khi sang chấn tâm lý hoặc căng thẳng trong thời gian dài khiến tuyến thượng thận không thể sản xuất hormone cho cơ thể.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng nặng do nấm hoặc virus, bị khối u ở tuyến thượng thận.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu quá liều gây ra chảy máu tuyến thượng thận.
  • Suy tuyến thượng thận có thể là tình trạng bệnh bẩm sinh do di truyền nhiễm sắc thể.

Bên cạnh những nguyên nhân gây ra suy tuyến thượng thận, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng này:

  • Người bệnh bị Addison có nguy cơ bị suy tuyến thượng thận cao hơn.
  • Người có tiền sử tổn thương ở tuyến yên hoặc đã từng phẫu thuật ở tuyến thượng thận.
  • Người bệnh bị chấn thương nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần.
  • Khi cơ thể mất nước nghiêm trọng cũng có thể gây ra tình trạng suy tuyến thượng thận.
suy tuyen thuong than
Căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm

Chẩn đoán và điều trị suy tuyến thượng thận

Bệnh suy tuyến thượng thận có thể gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể bị sốc, co giật hoặc rơi vào tình trạng hôn mê dẫn tới tử vong nếu bị suy tuyến thượng thận cấp.

Chính vì thế, người bệnh cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Khi được điều trị đúng cách, người bệnh có thể khỏe mạnh và sống bình thường, tuổi thọ trung bình cao.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm máu để đo nồng độ adrenocorticotropic và mức cortisol trong máu kết hợp với một số xét nghiệm đánh giá thận sau:

  • Xét nghiệm kali huyết thanh để kiểm tra nồng độ kali.
  • Xét nghiệm natri.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói để xác định lượng đường trong máu.
  • Thử nghiệm mức cortisol trong máu và và xét nghiệm hormone vỏ tuyến thượng thận.

Cách điều trị

Sau khi đã chẩn đoán suy tuyến thượng thận và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời bằng các phương pháp sử dụng thuốc ngăn ngừa suy tuyến thượng thận và thay thế chức năng của cơ quan này.

  • Phương pháp điều trị duy trì và thay thế glucocorticoid bằng cách sử dụng hydrocortison 25-30 mg/ngày thông qua đường uống và sử dụng liều glucocorticoid 1 lần hoặc chia nhỏ thành 3 lần mỗi ngày.
  • Điều trị bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận tiên phát cần sử dụng mineralcorticoid thay thế với Fludrocortisone với liều dùng 0,05 – 0,2 mg hàng ngày qua đường uống.
  • Người bệnh cần theo dõi thường xuyên và có thể sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng khác.

Lưu ý khi bị suy tuyến thượng thận

Tuy là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời và kết hợp với các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa sẽ giúp bệnh nhân khỏe mạnh bình thường và duy trì ổn định trong cuộc sống. Đặc biệt, người bệnh thận cần có chế độ ăn uống khoa học.

Người suy tuyến thượng thận nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị bệnh thận nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là những thực phẩm có thể bổ sung trong thực đơn cho những người bị mắc căn bệnh suy tuyến thượng thận:

  • Cần ăn nhiều chất đạm và các chất béo lành mạnh. Sử dụng nhiều cá, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu và trứng. Nên dùng chất béo từ các loại cá hoặc hạt có nhiều dầu như bơ, ô liu và quả hạch.
  • Người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng sức đề kháng. Nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Các loại quả tốt cho người bệnh là: xoài, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin nhóm B đặc biệt là B5 giúp tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận, giúp cơ thể sản sinh năng lượng.
  • Tăng lượng muối vừa phải: Muối là khắc tinh đối với bệnh lý về thận. Tuy nhiên ở người bị suy tuyến thượng thận có thể bổ sung muối ở mức độ vừa phải theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cân bằng điện giải.
  • Người bệnh cần kiểm soát lượng protein dung nạp vào cao thể hàng ngày. Hạn chế dung nạp chất béo khó tiêu hóa.
  • Cần kiêng những thực phẩm nhiều natri, kali và phốt pho bởi những khoáng chất này có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày để cân bằng nước trong cơ thể.
suy tuyen thuong than
Người bệnh thận cần có chế độ ăn uống kiêng khem

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cần tránh các thực phẩm có nguy cơ gây viêm nhiễm hoặc có thể gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế.

Lưu ý trong sinh hoạt

Để phòng ngừa và phát hiện sớm tình trạng bệnh này, người bệnh cần chú trọng tới các lưu ý sau đây trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Không được hút thuốc lá hoặc sử dụng các loại chất có cồn, có chứa chất kích thích.
  • Người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra khi có dấu hiệu bệnh.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần có một thói quen sinh hoạt khoa học, tăng cường vận động và tránh làm việc quá sức.
  • Người bệnh cần có thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để tăng thải, hỗ trợ hoạt động của thận.
  • Giữ ổn định tâm lý, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài hoặc những chấn động tâm lý.
  • Cần thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh.

Bệnh suy tuyến thượng thận là bệnh lý thường gặp, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, mọi người không được chủ quan, hãy quan sát những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể để đến bệnh viện kiểm tra và được điều trị một cách tốt nhất.

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng hiện nay. Không chỉ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý…

Xem chi tiết

Lọc màng bụng là một phương pháp điều trị quan trọng trong quản lý suy thận mạn tính, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân cần thay thế chức năng thận. Phương pháp này…

Xem chi tiết

Khi bị suy thận việc quản lý lượng nước uống hàng ngày là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe. Suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng…

Xem chi tiết

Suy thận là một tình trạng nghiêm trọng khi chức năng lọc của thận bị suy giảm, đòi hỏi người bệnh phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Một trong…

Xem chi tiết

Suy thận giai đoạn đầu là tình trạng suy giảm chức năng thận ở giai đoạn sớm. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng…

Xem chi tiết

Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn tính, khi chức năng thận bắt đầu suy giảm nhưng vẫn còn khá tốt. Nhiều người khi được chẩn đoán mắc suy…

Xem chi tiết

Suy thận là một tình trạng y tế nghiêm trọng mà nếu không được phát hiện hay điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.…

Xem chi tiết

Chỉ số Creatinin trong suy thận là một thuật ngữ rất quen thuộc trong y khoa và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến bệnh thận nói chung. Creatinin sẽ phản ánh chính…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *