Suy thượng thận mạn

Suy thượng thận mạn tính là một trong những bệnh lý về thận dễ gây ra nhiều biến chứng nếu người bệnh không được can thiệp, chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh như nào? Xin mời bạn đọc hãy tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Suy thượng thận mạn là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Suy thượng thận mạn tính là một tình trạng bệnh lý ở thận, trong đó, chức năng của tuyến thượng thận bị suy giảm, không tiết đủ hormon vỏ thượng thận để đáp ứng cho các quá trình chuyển hóa cơ bản trong cơ thể. Hậu quả là tình trạng sức khỏe của người bệnh suy giảm rõ rệt. Suy thượng thận có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

suy thuong than man
Suy thượng thận mạn tính là bệnh lý nội tiết có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào.

Các hormon vỏ thượng thận là androgen, glucocorticoid, aldosterol. Các chất này có vai trò quan trọng trong các phản ứng của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Sự thiếu hụt các hormon này lâu ngày sẽ làm suy giảm chuyển hóa cơ bản.

Suy thượng thận mạn tính sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Lâu ngày, cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, kiệt sức, gầy yếu, sụt cân, kém ăn, ăn không ngon miệng, tụt huyết áp kéo dài. Điều này rất nguy hiểm, bởi khi xuất hiện các yếu tố như nhiễm trùng, chấn thương… bệnh sẽ trở thành cấp tính. Lúc này sốc và trụy tim mạch có thể xảy ra. Nhiều trường hợp không điều trị kịp thời dẫn đến thận mất chức năng hoàn toàn và tử vong.

Nguyên nhân, triệu chứng suy thượng thận mạn

Suy thượng thận mạn tính có thể do các bệnh lý tại thận gây nên hoặc cũng có thể là hậu quả của các bệnh, hội chứng hoặc các rối loạn tổn thương tại các cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây suy thượng thận mạn

Nguyên nhân suy thượng thận tiên phát (do có tổn thương tại tuyến thượng thận)

  • Cơ chế tự miễn: Trong cơ thể bệnh nhân, vì một lý do nào đó (có thể xác định được hoặc không) khiến cho các tế bào của tuyến thượng thận bị tổn thương. Làm cho nó tự phá hủy thận và các cơ quan khác. Hậu quả là tuyến thượng thận không thể duy trì hoạt động chức năng bình thường. Tình trạng này lặp lại trong thời gian dài sẽ tiến triển thành bệnh lý suy thận mạn tính.
  • Bệnh lao thượng thận: Đây là bệnh lý ở thận do bệnh lao gây ra. Hiện nay, bệnh lao đã có thể kiểm soát từ giai đoạn sớm, nên bệnh suy thượng thận mạn tính do lao cũng giảm đáng kể. Ngoài ra suy thượng thận cấp không sớm điều trị kịp thời cũng có thể phát triển thành suy thượng thận mãn tính.
  • Tổn thương vật lý các tế bào tuyến thượng thận: Do can thiệp của các quá trình phẫu thuật khi điều trị bệnh khác. Ví dụ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận khi chữa bệnh Cushing.
  • Do bẩm sinh: Cơ thể một số bệnh nhân có tuyến thượng thận bị suy yếu từ khi mới sinh ra.
  • Một số bệnh lý khác như: Bệnh nhân có mắc các bệnh nhiễm vi khuẩn lậu, giang mai, nhiễm nấm, nhiễm virus, rối loạn đông máu do xuất huyết tuyến thượng thận. Hay các bệnh lý về nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm gây tắc mạch máu…
suy thuong than man
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy tuyến thượng thận mạn

Nguyên nhân suy thượng thận thứ phát (do tổn thương thần kinh trung ương)

  • Người bệnh có sử dụng glucocorticoid ngoại sinh kéo dài. Khi cơ thể quen dần với việc được cung cấp nguồn hormon từ ngoài thì các chức năng của tuyến thượng thận sẽ tự điều chỉnh giảm tiết lại. Sau một thời gian, tuyến thượng thận không thực hiện tốt chức năng và dẫn đến suy thượng thận mạn tính.
  • Các bệnh lý liên quan đến vùng dưới đồi: Tổn thương vùng dưới đồi, chấn thương sọ, tổn thương sọ hầu.
  • Các vấn đề liên quan đến đến tuyến yên: Viêm tuyến yên Lympho, u tuyến yên,.
  • Thiếu hụt ACTH, đây là một chất được tiết ra từ các tuyến của cơ quan trung ương, rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa.
  • Mắc các bệnh lý về nhiễm khuẩn lao, viêm nhiễm màng não, tế bào ung thư di căn đến tuyến thượng thận,….

Triệu chứng của bệnh

Suy thượng thận mạn tính thường ít có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Chỉ khi có các cơn suy thận cấp tính, người bệnh mới đến khám và được chẩn đoán có suy thượng thận mạn tính. Khi biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài, thường bệnh nhân đã mắc bệnh một thời gian khá lâu.

  • Mệt mỏi, uể oải: Đây là triệu chứng sớm của bệnh, thường xuyên gặp nhất nhưng cũng thường bị bỏ qua. Mệt mỏi được thể hiện cả qua thể trạng cơ thể cũng như vấn đề tinh thần, tình dục.
  • Sút cân, gầy yếu: Thường người mắc suy thượng thận mạn tính bị giảm ít nhất 3 kg trong vòng 1 tháng sau khi phát hiện. Tình trạng giảm cân nhanh là do cơ thể bị mất nước, đồng thời chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện ở dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sau khi ăn. Đồng thời có tình trạng buồn nôn và nôn. Nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn điện giải, giảm tiết dịch vị cơ thể khiến ăn uống không tiêu được.
suy thuong than man
Người bệnh suy thượng thận mạn tính thường hay đau bụng, buồn nôn

Chẩn đoán và phác đồ điều trị suy thượng thận mạn

Suy thượng thận mạn tính nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng không tốt cho cả sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị bệnh cũng dễ dàng và thuận tiện cho bệnh nhân hơn.

Chẩn đoán

Bước đầu tiên trong quá trình khám và điều trị bệnh là chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán bệnh chính xác thì mới xây dựng được phác đồ điều trị đúng, việc chữa bệnh mới hiệu quả.

Lâm sàng

Khi bệnh nhân đến gặp bác sĩ, sẽ cần phải cung cấp các thông tin cá nhân chung. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân các dấu hiệu mà cơ thể biểu hiện và người bệnh cảm nhận được. Căn cứ và các triệu chứng lâm sàng cùng các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng mà đưa ra chẩn đoán.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm cận lâm sàng thấy mức hormon cortisol không đủ cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm cortisol máu nền 8h nhỏ hơn 3 mcg/dl.

Mẹo dân gian chữa suy thượng thận mạn tính

Sử dụng mẹo dân gian chữa bệnh suy thượng thận mạn chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng. Bạn nên kết hợp với những phương pháp Đông, Tây y khác để là một cách để khắc phục nhược điểm đó.

Sử dụng cỏ xước

Cỏ xước lấy cả rễ và rửa sạch, phơi khô ở bóng râm. Sau đó đun cùng nước uống hàng ngày. Duy trì tối thiểu 2 tháng. Người bệnh sẽ nhận thấy giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng dây đau xương

Đây là một loại thảo dược phổ biến và dễ kiếm trong dân gian. Dược liệu này có tác dụng điều trị các bệnh lý về thận rất hiệu quả.

Dây đau xương rửa sạch, lấy một nắm nấu với khoảng 1 lít nước sạch. Để nguội nước và uống hàng ngày. Duy trì đều đặn trong thời gian 3 tháng để thấy được hiệu quả tác dụng.

Sử dụng dây tơ hồng xanh

Dây tơ hồng xanh được lấy và nấu cùng nước sạch. Uống khi nước còn ấm. Sau thời gian sử dụng (thường dùng liên tục trong 1 tháng), cơ thể người bệnh sẽ thay đổi rõ rệt đặc biệt là các trạng thái vô cảm, trầm cảm.

suy thuong than man
Uống nước đun từ dây tơ hồng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Các biện pháp Tây y điều trị suy thượng thận mạn

Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc suy thượng thận mạn tính tiến triển, việc sử dụng các mẹo dân gian hoặc đông y không thấy có hiệu quả. Lúc này, các biện pháp điều trị bằng Tây y vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.

Sử dụng glucocortisol ngoại sinh thay thế

  • Hydrocortisol sodium phosphat hoặc hydrocortisol succinat phosphat: Tiêm tĩnh mạch liều 100mg trong vòng 24h, cách 6h tiêm một lần.
  • Duy trì đến khi tình trạng bệnh nhân ổn định.
  • Nếu tình trạng ổn định thì giảm liều xuống còn 50mg/lần. Kéo dài điều trị trong 4 -5 ngày.
  • Nếu tình trạng diễn biến phức tạp, có các biến chứng khác liên quan, tăng liều điều trị lên 200-400mg/24h.

Theo dõi quá trình điều trị: Tiến hành theo dõi sát sao các chỉ tiêu huyết áp, đường máu, natri máu, rối loạn mất nước của bệnh nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều trị duy trì:

  • Hydrocortisol 15mg: Uống buổi sáng và hydrocortisol 10mg uống trước 5h chiều. Fludrocortison 0.1mg, uống vào sáng, trước 8h.
  • Theo dõi các chỉ tiêu về cân nặng, điện giải, huyết áp,…
  • Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thì tăng liều điều trị duy trì.

Chế độ ăn uống cho người bị suy thượng thận mạn

Chỉ sử dụng các thuốc để điều trị là chưa đủ đối với người bệnh suy thượng thận mạn tính. Cần phải có các biện pháp phối hợp để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể với bệnh tật. Trong đó, chế độ ăn uống của người bệnh đóng vai trò quan trọng. Cần chú ý một số loại thực phẩm sau có lợi cho điều trị bệnh:

  • Người bệnh cần bổ sung đầy đủ đường trong khẩu phần ăn. Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh là hạ đường huyết. Nếu bệnh nhân mắc một bệnh lý khác như tiêu chảy cấp, viêm nhiễm… rất dễ dẫn đến đột quỵ và trụy tim mạch. Do đó, người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ lượng đường theo nhu cầu của cơ thể.
  • Bệnh nhân suy thượng thận cần có chế độ ăn với lượng muối vừa đủ. Mỗi người bệnh cần bổ sung một lượng nhất định, tùy theo tình trạng bệnh. Tuy nhiên lượng muối tiêu thụ không nên quá 5mg/ ngày.
  • Uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ theo nhu cầu của cơ thể. Người bệnh suy thượng thận mạn thường bị tiêu chảy trong thời gian dài, gây tình trạng mất nước. Vì vậy để cơ thể hồi phục cần bổ sung lượng nước bị thiếu bằng việc uống nước.
  • Cần ăn nhiều trái cây mọng nước và rau xanh. Đây là nguồn tự nhiên cung cấp vitamin C và B1, B12… cho cơ thể. Nhờ đó, cơ thể có chất dinh dưỡng để phát triển và chống được bệnh tật.
  • Ăn các thực phẩm giàu đạm như cá, thịt bò, thịt gà, đậu các loại, trứng…. Chúng có tác dụng đem lại một sức khỏe tốt cho người bệnh.
suy thuong than man
Người bệnh luôn cần bổ sung nước, đặc biệt là nước lọc

Ngoài ra, người bệnh cũng cần cắt giảm các loại thực phẩm sau đây trong khẩu phần ăn của mình:

  • Các loại đồ ăn nhiều tinh bột tinh chế. Sử dụng nhiều ngũ cốc, bột mì xay nhỏ làm cơ thể hấp thụ tốt hơn, khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Điều đó làm phát động cơ chế đào thải thêm nhiều nước ra khỏi cơ thể. Từ đó, càng làm nặng thêm tình trạng suy thượng thận mạn của người bệnh.
  • Đồ biển và các chất gây kích thích khác như chè, cà phê… Đây đều là các chất có tác dụng kích thích gây viêm tại cơ thể. Do đó càng làm bệnh xấu đi nhanh chóng.
  • Đồ ăn cay nóng, các món ăn thêm gia vị như hạt tiêu, ớt…là thực phẩm cần tránh. Các món ăn này đều gây kích thích lên trung tâm điều nhiệt, làm cơ thể sinh nhiều nhiệt. Đây là yếu tố gây viêm, làm bệnh nặng hơn.
  • Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tăng kali máu. Khi đó cần tránh dùng các thực phẩm giàu kali như cam, chuối, bưởi, dưa lê, cà chua, nước dừa….

Suy thượng thận mạn tính là bệnh lý cần điều trị lâu dài. Trong quá trình điều trị cần kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc để có thể hiểu hơn về căn bệnh này.

Suy thận là một tình trạng nghiêm trọng khi chức năng lọc của thận bị suy giảm, đòi hỏi người bệnh phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Một trong…

Xem chi tiết

Bệnh suy thận là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới. Với nhiều người mắc bệnh,…

Xem chi tiết

Suy thận là tình trạng thận giảm khả năng lọc, bài tiết chất độc và nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Hiện nay, tỷ lệ người Việt mắc suy thận theo từng cấp độ…

Xem chi tiết

Suy thận mạn giai đoạn cuối là tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Đó là khi thận gần như ngừng hoạt động, không thực hiện được đúng vai trò của…

Xem chi tiết

Suy thận độ 3 là giai đoạn giữa trong bệnh suy thận mạn tính, khi chức năng thận đã suy giảm đáng kể. Điều này khiến nhiều người bệnh và gia đình lo lắng về…

Xem chi tiết

Phù nề là một trong những biểu hiện đáng lo ngại ở bệnh nhân suy thận, thể hiện sự mất cân bằng nghiêm trọng trong quá trình lọc và bài tiết của thận. Cơ chế…

Xem chi tiết

Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc thường được kê đơn để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp và một số tình trạng giữ nước trong cơ…

Xem chi tiết

Suy thận độ 2 là một trong những giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn tính, gây lo ngại cho nhiều người về sức khỏe và tuổi thọ. Khi được chẩn đoán mắc suy…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *