Tổ Đỉa Ở Tay
Tổ đỉa ở tay khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và dễ tái phát. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và tính thẩm mỹ của bàn tay. Vậy nguyên nhân gây tổ đỉa tay là gì? Nhận biết bệnh này qua dấu hiệu nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc trả lời những câu hỏi trên!
Tổ đỉa ở tay là bệnh gì? Đáng lo ngại không?
Tổ đỉa ở tay là tình trạng mụn nước màu trắng nhỏ xuất hiện trong lòng bàn tay, rìa ngón tay, mu bàn tay kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh tổ đỉa ở tay thường kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, thậm trí trở thành bệnh mãn tính, cản trở hiệu quả điều trị và gây mất thẩm mỹ cho bàn tay.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh, tổ đỉa ở tay được chia thành 4 thể gồm:
- Thể giản đơn: Ở thể này, mức độ gây tổn thương của bệnh tổ đỉa vừa và nhẹ.
- Thể nhiễm khuẩn: Triệu chứng tương tự thể giản đơn nhưng ở thể này, các vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập vào da và hình thành mủ.
- Thể bọng nước: Vùng da của tay bị tổn thương xuất hiện những bọng nước to.
- Thể khổ: Với thể này, tay không xuất hiện mụn nước, thay vào đó là đỏ rát và tróc vảy.
Vậy mức độ nguy hiểm của bệnh tổ đỉa ở tay như thế nào? Mặc dù, đây chỉ là bệnh ngoài da nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách và dứt điểm có thể sẽ tiến triển nặng hơn. Khi lan rộng, các nốt mụn nhỏ sẽ phát triển lớn dần, phồng rộp rồi vỡ khiến người bệnh đau rát. Nếu để lâu hơn thì bệnh tổ đỉa ở tay sẽ chuyển nặng, phải mất nhiều thời gian và chi phí để điều trị. Không những thế, tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ tự ti khi giao tiếp và tâm lý bị ảnh hưởng.
[pr_middle_post]
Các dấu hiệu của tổ đỉa ở tay
Người bị bệnh tổ đỉa ở tay có dấu hiệu đặc trưng là các mụn nước hình tròn, màu trắng, kích thước chỉ khoảng 1mm và sờ vào có cảm giác chắc chắn, khó vỡ. Những nốt này chủ yếu tập trung thành từng chùm ở lòng bàn tay, rìa ngón tay, mu bàn tay và không bao giờ vượt quá cổ tay.

Đa số những mụn này sẽ không tự vỡ mà xẹp dần và ngả vàng rồi tự bong ra, để lộ vùng da màu hồng có hình tròn hoặc đa cung có viền vảy xung quanh. Ngoài ra, người bị tổ đỉa ở tay sẽ ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt khi lượng mồ hôi tay tiết ra nhiều.
Theo các chuyên gia, bệnh này thường kéo dài khoảng 2-4 tuần, bong vảy rồi tự lành nhưng sẽ tái phái sau đó. Với trường hợp mụn nước vỡ nhưng không được xử lý sớm, mụn ở vùng da tổn thương bị đục màu, sưng đỏ, kèm theo sưng hạch bạch tuyết ở vùng lân cận. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị sốt cao cũng như các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe khác.
[pr_middle_post]
Nguyên nhân bị tổ đỉa ở tay
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh tổ đỉa ở tay vẫn chưa rõ. Dưới đây là một vài yếu tố được cho là tác nhân gây tổ đỉa ở bàn tay, bạn đọc có thể tham khảo:
- Di truyền: Khả năng trẻ sơ sinh mắc tổ đỉa ở tay cao khi có bố hoặc mẹ bị bệnh này. Theo thống kê có đến 50% ca bệnh tổ đỉa liên quan đến tính di truyền.
- Dị ứng: Người bị dị ứng với những chất hóa học trong các sản phẩm tắm gội, chăm sóc da,…. sẽ dễ mắc bệnh tổ đỉa hơn so với những người bình thường.

- Nhiễm khuẩn: Nếu thường xuyên tiếp xúc với đất, nước, không khí bẩn thì da sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này kéo dài, nấm và vi khuẩn gây bệnh càng tích tụ nhiều trên da và phát triển mạnh mẽ khi gặp điều kiện phù hợp.
- Tác dụng phụ của thuốc: Quá lạm dụng thuốc điều trị, mỹ phẩm,… khiến da bạn yếu hơn, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây bệnh thâm nhập.
- Tiết nhiều mồ hôi tay: Tay nhiều mô hôi tạo môi trường ẩm ướt cho nấm gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
Ngoài những tác nhân thường gặp kể trên, stress, căng thẳng, sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu cũng là những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở tay.
Cách điều trị tổ đỉa ở tay an toàn, hiệu quả
Tổ đỉa ở tay khiến người bệnh khó chịu và mong muốn tìm được phương pháp phù hợp để điều trị. Tuy nhiên, bệnh khó điều trị dứt điểm bởi rất dễ tái phát nếu có sự ảnh hưởng trực tiếp của các tác nhân như chất tẩy rửa, xà phòng,…. Chính vì vậy, nếu muốn điều trị dứt hẳn bệnh thì ngoài việc hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bạn nên dùng thuốc hoặc mẹo dân gian đối với mức độ nhẹ. Cụ thể:
Cách trị tổ đỉa ở tay bằng mẹo dân gian
Với những trường hợp bị tổ đỉa ở tay nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để tự điều trị tại nhà:
- Dùng lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch, giã nát rồi cho nước vào đun sôi. Để nguội rồi ngâm tay trực tiếp vào nước khoảng 10-15 phút, sau đó lấy bã trầu bôi vào vùng da tay tổn thương. Thực hiện đều đặn ngày 1-2 lần cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện.

- Lá lốt: Lấy một nắm nhỏ lá lốt rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
- Tỏi kết hợp rượu trắng: Ngâm hỗn hợp này khoảng 7 ngày rồi lấy bôi lên vùng da tay bị tổ đỉa. Lưu ý, chỉ để khoảng 10 phút rồi rửa sạch để tránh gây tổn thương da.
- Dùng muối: Rang khoảng 2 thìa muối hạt trong vòng 10 phút. Để bớt nguội rồi gói vào khăn mỏng sạch, đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm thì dừng lại.
Lưu ý, tất cả nguyên liệu sử dụng phải đảm bảo được rửa sạch sẽ và các thao tác thực hiện đúng cách, tránh xảy ra tình trạng bội nhiễm.
Điều trị tổ đỉa ở tay bằng thuốc
Ngoài mẹo dân gian, người bệnh có thể đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ tư vấn. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị tại vùng da bị tổn thương hoặc điều trị toàn thân.
Với điều trị tại chỗ, người bệnh sẽ sử dụng dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000 có màu hồng để ngâm tay. Trong trường hợp chỉ đơn thuần là mụn nước, người bị tổ đỉa tay có thể dùng thuốc chấm BSI 1-3% để điều trị. Còn nếu tình trạng bệnh nặng hơn, tổ đỉa ở tay bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ hoặc bóng nước to thì người bệnh nên chích rồi dùng thuốc kháng khuẩn như eosine hoặc milian bôi trực tiếp.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị toàn thân bằng thuốc Tây. Một số loại thuốc chống nấm được bác sĩ chỉ định dùng gồm ketoconazole và clotrimazol.
Ngoài ra, với người cơ địa dị ứng nên dùng kết hợp với một số loại thuốc chống dị ứng như nhóm thuốc corticoid, cetirizine, chlopheniramine,…. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều dùng, tránh biến chứng ngoài ý muốn do tác dụng phụ của thuốc.
[pr_middle_post]
Những lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa ở tay
Để điều trị tổ đỉa ở tay đạt hiệu quả cao, tránh tái phát, người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những thứ dễ gây hại cho da tay như xăng dầu, thuốc tẩy rửa, xà phòng,…. Khi giặt quần áo, rửa bát hoặc bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, bạn nên sử dụng găng tay.
- Lựa chọn dầu gội, sữa tắm có độ tẩy rửa ít.
- Hạn chế sử dụng những thức ăn gây dị ứng như hải sản, đồ tanh vì chúng chứa lượng lớn histamin dễ gây ngứa và nổi mụn ở tay.
- Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C, PP và B6 vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời, hạn chế ăn đồ, đồ uống chứa chất kích thích.
- Khi thời tiết thay đổi, bạn nên dùng các biện pháp bảo vệ đôi tay. Chẳng hạn, bị dị ứng gió lạnh, bạn nên đeo găng tay giữ ấm vào mùa đông.
- Không bóc vảy, chích hoặc gãi khiến mụn vỡ để tránh bị bội nhiễm và luôn giữ lòng bàn tay khô ráo.
Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tổ đỉa ở tay và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, hạn chế khả năng tái phát của bệnh.