Bệnh Tổ Đỉa Ở Trẻ Em

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng bệnh viêm nhiễm ở lớp thượng bì của da. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu đi kèm ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc, ảnh hưởng cả đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Vậy bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Hãy cùng Nhất Nam Y Viện đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là gì?

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng viêm da đặc biệt không lây truyền. Biểu hiện cơ bản nhất của bệnh là hiện tượng nổi mụn nước nhỏ li ti chỉ khoảng từ 1-2 mm trên các ngón tay, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

to dia o tre em
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng viêm da đặc biệt

Thông thường, tổ đỉa sẽ kéo dài khoảng 3 tuần, gây ra những cơn ngứa không ngừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí, ngay cả khi mụn đã khô, chúng cũng hình thành vảy thô ráp trên da gây mất thẩm mỹ. Bị bệnh lâu dần sẽ khiến sức đề kháng của trẻ có thể bị thuyên giảm nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây nên những bệnh lý khác cho cơ thể.

Nguyên nhân gây xuất hiện bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa ở trẻ em. Tuy nhiên, trong số đó chúng ta không thể không kể đến những nguyên nhân chính như sau:

  • Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu thực tế, có đến 50% trường hợp trẻ mắc bệnh tổ đỉa là do yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Do nhiễm khuẩn: Trẻ em nếu thường xuyên tiếp xúc gần với vi khuẩn trong đất hay nước bẩn, các hoá chất sinh hoạt như mỹ phẩm, bụi bẩn, phấn hoa,… sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm gây mắc bệnh tổ đỉa.
  • Do cơ địa: Thông thường, nếu trẻ bị mắc bệnh hen suyễn hay có sức đề kháng yếu,… thì rất có thể bị biến chứng sang bệnh tổ đỉa.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Hiểu đơn giản là tình trạng tăng tiết mồ hôi trên tay hoặc chân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tổ đỉa.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ em nếu lạm dụng thuốc điều trị bệnh có thể khiến hàng rào bảo vệ da tổn thương, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ

Khi trẻ em mắc bệnh tổ đỉa, khởi đầu sẽ ngứa rất nhiều kèm theo triệu chứng nóng rát ở vùng lòng bàn chân, vùng da ở ngón chân hoặc các kẽ ngón chân. Theo thời gian, trên da của bé sẽ xuất hiện những mụn nước li ti, trong mụn có chứa các dịch lỏng như nước.

to dia o tre em
Khi bị bệnh, trẻ sẽ mọc những mụn nước nhỏ ở lòng bàn chân, kẽ ngón chân hoặc bàn tay

Trong những trường hợp bé mắc bệnh tổ đỉa mức độ nặng, mụn sẽ có kích thước lớn hơn và bị lan ra nhiều nơi trên cơ thể. Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tổ đỉa nặng lên và lan rộng là do các bé gãi vùng da tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn đi vào cơ thể gây bội nhiễm. Khi bệnh trở nặng, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi màu sắc dịch bên trong mụn nước. Trong một vài trường hợp, dịch mủ này sẽ bị vỡ và chảy ra bên ngoài, kèm theo hiện tượng sưng, nóng đỏ hoặc sốt cao.

Nếu không bị bội nhiễm thì bệnh của bé sẽ có thể giảm dần sau 3 – 4 tuần nhưng sẽ tái phát lại ngay sau đó. Bởi những hạt mụn nước này thường mọc ở chân – bộ phận chịu sự tỳ đè lớn của cơ thể đồng thời phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, nên bệnh sẽ mất nhiều thời gian để lành.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có thực sự nguy hiểm không?

Da của trẻ em mỏng hơn da của người lớn rất nhiều, nên khi bị tổn thương do bệnh tổ đỉa, trẻ lại càng dễ bị bội nhiễm. Bệnh tổ đỉa ở người lớn là một căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì ngược lại, bệnh có thể kéo theo một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổ đỉa bội nhiễm: Da của trẻ có thể bị ứ mủ, sưng tấy nặng và đau nhức không ngừng. Lâu dần sẽ dẫn đến các triệu chứng toàn thân như sốt cao, nổi hạch bạch huyết, co giật,…
  • Biến dạng móng: Nếu mụn nước do tổ đỉa mọc ở ngón chân, ngón tay thì rất có thể khiến móng bị biến dạng hoặc nứt mẻ.
  • Lichen hóa: Biến chứng xuất hiện do trẻ thường xuyên chà xát mạnh lên vùng da tổn thương, khiến da bị dày sừng, thâm nhiễm và nổi cộm. Biến chứng này sẽ gây ảnh hưởng đến ngoại hình và khiến trẻ bị tự ti.

Tổ đỉa ở trẻ em có chữa khỏi được không?

Tổ đỉa là một căn bệnh da liễu và các triệu chứng chỉ xuất hiện ở ngoài da. Thông thường, bệnh sẽ có thể tự giảm sau khoảng 3-4 tuần. Vậy nên, mục đích chính của việc điều trị tổ đỉa ở trẻ em là giúp bé giảm bớt được những triệu chứng khó chịu của bệnh và hạn chế viêm nhiễm. Những phương pháp dùng để chữa bệnh tổ đỉa có thể kể đến là:

Chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng thuốc Tây

Thuốc Tây là phương pháp điều trị tổ đỉa hiệu quả nhất ở trên cả trẻ em hay người lớn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên áp dụng phương pháp này cho trẻ dưới 5 tuổi nếu chưa được chỉ định trực tiếp từ phía chuyên gia y tế.

to dia o tre em
Dùng thuốc Tây là cách nhanh nhất để chấm dứt bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Một số loại thuốc Tây hay được dùng để điều trị tổ đỉa cho trẻ bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là những loại thuốc có tác dụng chống dị ứng do dị nguyên và giảm ngứa. Thuốc kháng Histamin dùng đường uống tương đối an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Thuốc bôi Corticoid: Khi mụn nước đã xẹp và ngừng rỉ nước, cha mẹ có thể bôi Corticoid bên ngoài để chống dị ứng, chống viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này là thuốc kê đơn, cần dùng đúng liều để tránh gây mỏng da, teo da, giãn mao mạch, hoại tử da,….
  • Dung dịch sát khuẩn: Khi mụn nước mới nổi, phụ huynh nên dùng các dung dịch sát khuẩn ngoài da như hồ nước, dung dịch bạc nitrat hoặc cồn BSI,… để làm dịu da, đồng thời sát khuẩn vùng da tổn thương. Các loại thuốc này hiện chưa ghi nhận gây tác dụng phụ cho làn da của trẻ.
  • Dung dịch Milian: Là dung dịch có tác dụng ức chế vi khuẩn và phòng ngừa bội nhiễm. Trong trường hợp mụn nước trên da bé bị vỡ, gây chảy dịch bên trong thì cha mẹ nên sử dụng loại thuốc Milian.
  • Thuốc kháng sinh chống nấm: Có thể sử dụng dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da, chỉ sử dụng khi có nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp bé dưới 5 tuổi, dùng thuốc Tây khá rủi ro bởi có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, nhiều phụ huynh thường áp dụng những mẹo dân gian, dùng các loại thảo dược có trong tự nhiên để điều trị tổ đỉa cho bé. Một số mẹo hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo đó là:

to dia o tre em
Tắm lá trà xanh là một mẹo dân gian có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả
  • Dùng lá trà xanh: Trà xanh từ lâu đã được biết đến rộng rãi với tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, giúp vết thương mau lành. Mỗi ngày, mẹ hãy dùng 1 nắm lá trà xanh đun sôi với nước, pha ấm để tắm cho bé.
  • Dùng lá lốt: Mỗi ngày cha mẹ có thể dùng một nắm lá lốt tươi rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cho bé uống 3 lần/ngày. Sau đó có thể dùng phần bã này đun nước để ngâm chân tay.
  • Dùng tỏi tươi: Mẹ hãy chuẩn bị 2 củ tỏi, bóc vỏ, sau đó đem ngâm cùng với 300ml rượu trắng trong 1 tuần. Khi rượu tỏi đã ngâm xong, mẹ có thể dùng để xoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch cho bé.
  • Dùng lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi đun sôi khoảng 10 phút. Đợi cho nước nguội bớt thì lấy ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa, mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần cho bé. Phần bã lá trầu không có thể dùng để đắp lên vùng da tổn thương cho mau lành.
  • Dùng gừng tươi: Chuẩn bị gừng tươi đem đi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng, sau đó cho vào nước đun sôi. Để nước gừng nguội bớt thì lấy để ngâm và rửa tay chân cho bé.
  • Dùng dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp là một loại tinh dầu có độ an toàn cao và phù hợp với làn da của trẻ nhỏ trẻ nhỏ. Mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp, pha đều và ngâm tay, chân cho bé trong khoảng 15 – 20 phút.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ em bị tổ đỉa

Trong quá trình chăm sóc trẻ em bị tổ đỉa, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:

  • Giữ vệ sinh cho bé thật tốt, đồng thời cha mẹ nên cách ly trẻ với những tác nhân gây bệnh như các loại hoá chất, mỹ phẩm sinh hoạt như xà phòng, sữa tắm, hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, đất cát, côn trùng, nguồn nước bẩn,…
  • Chú ý không để bé sờ tay lên những vùng da xuất hiện mụn, đồng thời nên cắt móng tay hoặc mang bao tay cho trẻ để hạn chế cào gãi làm vỡ mụn nước.
to dia o tre em
Bổ sung cho bé nhiều chất xơ để giúp mau lành vết thương
  • Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý, điều độ. Nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm nhiều kẽm như ngũ cốc, yến mạch, các loại rau củ nhiều chất xơ, nhiều vitamin E,… Hạn chế cho bé ăn hải sản có mùi tanh, thịt gà, các loại đồ ngọt nhiều đường hoặc đồ ăn cay nóng,…
  • Cha mẹ cũng có thể khuyến khích bé vận động hoặc chơi cùng con các môn thể thao để nâng cao sức đề kháng.
  • Nên cho bé mặc quần áo có chất liệu mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và chọn cho bé những loại giày dép thoáng mát, có lỗ thông khí và vừa kích cỡ.
  • Khi thấy làn da của bé có xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, điều trị theo phác đồ từ bác sĩ.

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến bệnh tổ đỉa ở trẻ em cũng như cách điều trị và các lưu ý khi chăm sóc cho bé. Ngay khi phát hiện các triệu chứng, cha mẹ nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh để xuất hiện biến chứng khó điều trị.

Bệnh tổ đỉa là một bệnh da liễu thường xuyên bắt gặp trên mọi đối tượng, với triệu chứng cơ bản là mọc mụn ở tay hoặc ở chân, gây nứt nẻ trên da và…

Xem chi tiết

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, trong bao lâu khỏi hẳn là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực tế, khả năng khỏi bệnh và thời gian điều trị ngắn hay dài…

Xem chi tiết