Chữa vảy nến bằng lá lốt – Hướng dẫn chi tiết đúng cách từng bước
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChữa vảy nến bằng lá lốt là một trong những mẹo dân gian hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, hỗ trợ làm da dịu mát và sát khuẩn. Bạn có thể dùng lá lốt theo cách rửa ngoài da, đắp trực tiếp lên da hoặc nấu nước uống hàng ngày.
Công dụng của lá lốt trong việc chữa trị vảy nến
Lá lốt được biết đến là một loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực của người Việt Nam. Lá lốt có vị hơi cay, tính ấm và mùi thơm nồng đặc trưng làm cho các món ăn thêm ngon miệng hơn. Bên cạnh tác dụng chính này, lá lốt còn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt loại thực vật này được áp dụng vào khá nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da như vảy nến, mề đay, mẩn ngứa…
Theo Đông y
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm chỉ ra rằng lá lốt có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Lá lốt được coi là một loại dược liệu, sử dụng để điều trị các chứng bệnh như phong hàn, tê bì chân tay, đau đầu, đau răng, đau bụng.
Lá lốt cũng được đánh giá là có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn tốt nên còn có thể làm giảm được tình trạng sưng đỏ, phù nề da. Tính ấm và tác dụng sát khuẩn của lá lốt là cơ sở để làm nên các mẹo dân gian – bài thuốc nam điều trị bệnh vảy nến từ loại dược liệu này.
Tuy nhiên chỉ nên áp dụng cách chữa vảy nến bằng lá lốt với người bệnh nhẹ, chưa có tình trạng lở loét, tróc lở da hay mưng mủ.
Theo Tây y
Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, trong thành phần lá lốt có chứa acid amin thực vật tên khoa học là ancaloit có tác dụng đẩy nhanh quá trình tự chữa lành của vết thương trên da.
Tinh dầu lá lốt có chứa beta-caryophylen và benzylaxetat – dưỡng chất có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da, giảm kích ứng, ngứa da. Bên cạnh đó, khi dùng với một liều lượng phù hợp, 2 hoạt chất này còn mang lại hiệu quả giảm sưng tấy và khắc phục tình trạng bong tróc, bong vảy da do bệnh vảy nến.
Thêm một ưu điểm nữa khiến lá lốt được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da nói chung và cách chữa vảy nến bằng lá lốt được ưa chuộng nói riêng đó là nhờ tính an toàn.
Cây lá lốt có sức sống rất mãnh liệt, không cần bón phân, không cần chất kích thích cũng sinh trưởng rất nhanh. Và khi trồng cây lá lốt, gần như không bao giờ xảy ra hiện tượng sâu bệnh do lá chứa hàm lượng tinh dầu lớn. Vì vậy khi chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt, bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn, không lo ngại có dư lượng hóa chất làm hại da.
Hướng dẫn chi tiết các cách chữa vảy nến bằng lá lốt
Tại bất cứ đâu ở Việt Nam bạn cũng có thể tìm mua được hoặc thu hái được lá lốt. Với người bị bệnh vảy nến, nếu áp dụng các cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt thường xuyên thì có thể tự trồng trong vườn nhà để đảm bảo an toàn và tiện lợi. Một số cách chữa vảy nến từ lá lốt theo kinh nghiệm dân gian mang lại hiệu quả đã được kiểm chứng đều rất dễ thực hiện.
Hướng dẫn cách nấu nước lá lốt tắm chữa vảy nến
Đây là cách chữa vảy nến bằng lá lốt bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Nấu nước lá lốt tắm hoặc rửa vùng da bị vảy nến mang lại hiệu quả điều trị lâu dài.
Các hoạt chất có lợi cho sức khỏe trong loại dược liệu này được thẩm thấu qua da người bệnh, làm giảm bớt tình trạng bong tróc da, làm mềm da, giảm kích thích gây ngứa. Đặc biệt cách này còn có thể áp dụng khi bệnh nhân bị vảy nến có xuất hiện tình trạng nứt da rớm máu hoặc đau rát.
Chuẩn bị: 100 – 200g lá lốt tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước. Để cẩn thận hơn bạn có thể rửa lá lốt với nước muối loãng rồi rửa lại 2, 3 lần nước sạch để loại bỏ hết tạp chất và bụi bẩn.
- Cho lá lốt vào nồi rồi đổ khoảng 2l nước vào đun sôi lên
- Khi nước sôi được 10 – 15 phút thì tắt bếp, mở vung cho nguội bớt
- Bỏ phần bã, chỉ lấy phần nước lá lốt đã đun và pha thêm nước nguội vào để vừa nhiệt độ tắm.
- Nếu người bệnh vảy nến chỉ bị ở chân hoặc tay thì nên ngâm chân, tay vào chậu nước, ngâm ngập vùng da bị tổn thương trong nước từ 15 – 20 phút.
- Còn với những người bệnh bị vảy nến ở những vị trí khó ngâm như cổ, ngực, lưng, đùi thì chỉ cần tắm hoặc thoa nước lá lốt trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Bạn có thể dùng bã lá lốt đã đun để chà nhẹ lên da bị vảy nến để tăng hiệu quả.
- Với cách chữa vảy nến bằng lá lốt như thế này, bạn có thể thực hiện thường xuyên, hàng ngày mà không lo ngại tác dụng phụ.
Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt đắp trực tiếp lên da
Bằng cách này, các tinh chất, vitamin, khoáng chất từ lá lốt sẽ thẩm thấu trực tiếp vào da của người bệnh. Theo kinh nghiệm của những người bị vảy nến á sừng thì cách này mang lại hiệu quả nhanh chóng. Đắp lá lốt tươi giã nát trực tiếp lên vùng da bị bệnh sẽ mang lại tác dụng tốt nhất cho những trường hợp cần điều trị khẩn cấp với triệu chứng nóng rát da, bong tróc nhiều và ngứa ngáy khó chịu.
Chuẩn bị: 10 – 15 lá lốt tươi, lượng lá lốt có thể tăng lên tùy theo diện tích da bị vảy nến; muối ăn
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi rửa lại với 2 – 3 lần nước sạch.
- Để ráo lá lốt, cho vào cối giã hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Đắp trực tiếp cả bã và nước cốt lá lốt đắp lên khu vực da bị vảy nến. Có thể dùng gạc sạch băng lại để cố định tốt hơn
- Đắp liên tục trong vòng 20 – 30 phút để mang các tinh chất từ lá lốt thấm được vào da
- Sau đó bỏ bã lá lốt ra, dùng nước sạch rửa lại
Chữa vảy nến bằng lá lốt theo cách này chỉ nên thực hiện 1 lần/ngày hoặc thực hiện cách ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 2 – 3 tuần. Nếu không thấy hiệu quả tích cực thì nên dừng lại.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Uống nước lá lốt chữa bệnh vảy nến
Hiện có khá nhiều người bị bệnh vảy nến uống nước lá lốt hàng ngày để hỗ trợ điều trị duy trì bệnh. Thực tế nếu chỉ riêng cách này sẽ không mang lại hiệu quả tích cực mà cần phải thực hiện kèm theo 1 trong 2 cách trên.
Chuẩn bị: 50 – 100g lá lốt tươi
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch với nước muối ấm, để ráo nước
- Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố với 1 cốc nước ấm rồi xay nhuyễn
- Lọc lấy nước cốt lá lốt, loại bỏ phần bã
- Chia nước xay lá lốt thành 2 phần, uống vào sáng và chiều tối sau khi ăn.
Khi áp dụng chữa vảy nến bằng lá lốt theo cách này, bạn cần kiên trì thực hiện ít nhất 2 tuần mới có thể thấy được hiệu quả. Với khả năng thúc đẩy quá trình tự chữa lành vết thương, uống nước lá lốt sẽ giúp các tổn thương da do bệnh vảy nến gây ra được phục hồi nhanh hơn, tái tạo tế bào da mới.
Một số lưu ý khi chữa vảy nến bằng lá lốt
Nhìn chung các cách chữa vảy nến bằng lá lốt kể trên đều rất đơn giản và bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Thậm chí với những người bình thường không mắc bệnh vảy nến cũng có thể sử dụng để làm sạch da, thanh lọc cơ thể. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý thêm những điều sau đây:
- Làm sạch vùng da bị vảy nến trước khi thực hiện đắp lá lốt lên để tránh tình trạng bội nhiễm da.
- Nên tự trồng lá lốt hoặc mua ở những nguồn uy tín, tránh trường hợp nhiễm tạp khuẩn từ lá lốt được trồng ở những nơi bị ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước
- Chỉ nên uống nước đun từ lá lốt tối đa 3 – 4 tuần, không nên uống nhiều hơn vì có thể gây ra tác dụng phụ như: nóng trong, phát ban, khó tiêu, táo bón.
- Sau khi đắp hoặc tắm nước lá lốt, nên rửa sạch lại với nước và bôi kem dưỡng ẩm dành riêng cho bệnh nhân bị vảy nến để tăng hiệu quả tái tạo và làm mềm da.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!