Mổ sỏi thận là gì? Các phương pháp phẫu thuật mổ nội soi
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMổ sỏi thận là một trong những cách thức điều trị bệnh sỏi thận được ứng dụng nhiều hiện nay. Phương pháp sẽ giúp người bệnh lấy được viên sỏi ra nhanh nhất, giảm cơn đau, biến chứng và tăng cường chức năng hoạt động của thận. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về phương pháp điều trị này.
Khi nào cần mổ sỏi thận?
Mổ sỏi thận đang là phương pháp điều trị tiên tiến hiện đại nhất được ứng dụng cho những người bị bệnh sỏi thận với viên sỏi từ kích thước nhỏ đến lớn. Vậy khi nào bệnh nhân được bác sĩ chỉ định mổ sỏi thận?
Mổ sỏi thận là hình thức bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật, tia laser hoặc ống soi để tác động vào viên sỏi, phá vỡ kết cấu của chúng đồng thời hút ra bên ngoài. Đây là phương pháp điều trị sỏi thận được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp không thể sử dụng thuốc để loại viên sỏi ra khỏi thận.
Ngoài ra những viên sỏi có kích thước từ 10 – 20mm hoặc hơn, chúng gây đau đớn, quặn thắt, nhiễm trùng tiểu kéo dài cũng sẽ được bác sĩ yêu cầu mổ để lấy sỏi. Trước khi mổ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra, khám lâm sàng tổng quát, đáp ứng được những yêu cầu nhất định thì mới được phép mổ.
Các phương pháp mổ chính hiện nay
Một số phương pháp mổ sỏi thận mới nhất hiện nay phải kể đến như tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật mổ mở,… Cụ thể những hình thức điều trị như sau:
Tán sỏi ngoài cơ thể
Phương pháp này ứng dụng cho những bệnh nhân bị sỏi thận có kích thước từ 2 – 6mm. Người thực hiện sẽ sử dụng sóng xung động hoặc laser tác động ở ngoài cơ thể tại vị trí có viên sỏi nằm ở thận. Sóng này xuyên qua da tác động và gây vỡ viên sỏi. sau đó, bệnh nhân sẽ được uống thuốc chuyên dụng để hòa tan và đẩy cặn sỏi ra ngoài.
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Đây là phương pháp áp dụng cho tất cả các loại sỏi ở niệu quản nhiều vị trí và nhiều kích thước khác nhau. Một ống soi niệu quản sẽ được đưa vào trong niệu đạo, qua bàng quang, vào niệu quản, đi đến vị trí chứa viên sỏi thận, dùng laser để phá vỡ cấu trúc viên sỏi rồi hút ra ngoài.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát trên màn hình để thực hiện. Phương pháp tán sỏi này rất được ưa chuộng bởi tỉ lệ thành công cao lại chăm sóc hậu phẫu rất dễ dàng, bệnh nhân sớm hồi phục.
Lấy sỏi thận qua da
Tán sỏi qua da là phương pháp người thực hiện sẽ tạo một đường hầm nhỏ có kích thước khoảng 6 – 10mm chạy từ ngoài da vào đến trong vị trí có viên sỏi. sau đó sử dụng nguồn năng lượng laser để phá vỡ viên sỏi rồi dùng ống hút chúng ra ngoài. Phương pháp này hiện nay mới chỉ được áp dụng cho những trường hợp sỏi bể và đài thận, không dùng cho sỏi niệu quản ở vị trí bể thận.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi
Nội soi lấy sỏi là phương pháp mà người thực hiện sẽ đưa ống nội soi vào vị trí có sỏi thận bằng cách đi qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc. Tuy nhiên hiện nay thì người ta thường lựa chọn đi vào sau phúc mạc để tránh đi vào ổ bụng.
Phương pháp này cũng chỉ áp dụng cho sỏi đoạn trên và sỏi bể thận là có thể thực hiện được. Ngày nay khi mà các phương pháp mổ sỏi thận khác ngày càng phát triển thì phương pháp này ít được thực hiện được.
Phẫu thuật mổ mở
Mổ mở là phương pháp phẫu thuật mổ lấy sỏi dành cho những bệnh nhân bị sỏi san hô, chúng gần như phá hủy hoàn toàn chức năng của thận. Hoặc những bệnh nhân đã từng thất bại khi thử những biện pháp tán sỏi khác nhưng không đạt hiệu quả cao. Cho nên bác sĩ sẽ ứng dụng phương pháp để người bệnh giảm bớt đau đớn, khó chịu, tỉ lệ tái phát là thấp nhất hiện nay.
Phẫu thuật mổ mở tương đối phức tạp yêu cầu người thực hiện phải có trình độ và chuyên môn nhất định để tránh những tai biến hoặc biến chứng không đáng có. Bác sĩ sẽ tiến hành nhiều đường mở, từ nhu mô thận và bể thận để lấy được viên sỏi san hô ra ngoài.
Phẫu thuật bằng robot
Phẫu thuật lấy sỏi thận bằng robot là phương pháp tiên tiến và hiện đại hiện nay, tuy nhiên phương pháp này ít khi được áp dụng hơn bởi chi phí rất cao. Bù lại, phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, khả năng tái phát là rất thấp, đồng thời ra viện ngay sau điều trị.
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Biến chứng sau mổ sỏi thận
Mổ sỏi thận là phương pháp bắt buộc cần thực hiện khi kích thước viên sỏi đã to và các phương pháp điều trị Đông y, sử dụng thuốc Tây đã không còn hiệu quả. Và người bệnh muốn giảm các cơn đau đớn, khó chịu do sỏi thận gây ra cần phải tiến hành phẫu thuật. Tùy từng trường hợp nhất định, tình trạng sức khỏe hiện tại và loại sỏi của bệnh nhân mà có phương pháp mổ khác nhau.
Hiện nay mổ sỏi thận đã không còn quá nguy hiểm nữa bởi vì trang thiết bị tại các bệnh viện ngày càng hiện đại, tiên tiến. Đồng thời cũng có nhiều bệnh pháp mổ an toàn khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê vẫn ghi nhận một số trường hợp gặp biến chứng sau khi mổ, bạn cần biết để phòng tránh hoặc chăm sóc người bệnh tốt hơn.
Chảy máu sau mổ
Trường hợp chảy máu sau thận thường xảy ra ở những người mổ nhu mô thận với phương pháp mổ mở để lấy sỏi san hô, bán san hô. Có hai trường hợp chảy máu sau mổ là:
Chảy máu ngay sau khi phẫu thuật, đó là do mổ sót bị tổn thương hoặc do người thực hiện cầm máu không kĩ. Ngoài ra cũng có thể là do khi vận chuyển bệnh nhân vào phòng hồi sức không cẩn thận, bệnh nhân cử động mạnh sau khi mổ,… Trong trường hợp này tùy từng nguyên nhân mà có cách khắc phục khác nhau như truyền dịch, kháng sinh, thuốc cầm máu,…
Chảy máu thứ phát: Trường hợp này xuất hiện muộn hơn thường từ 5 – 12 ngày sau khi mổ, ít xảy ra hơn nhưng vẫn có. Người bệnh gặp tình trạng này cần được quay lại và điều trị, theo dõi tại bệnh viện để có phương án khắc phục phù hợp nhất.
Viêm thận – bể thận cấp sau khi mổ
Viêm thận – bể thận cấp là một biến chứng do nhiễm khuẩn niệu không điều trị triệt để sau khi làm phẫu thuật. Tùy vào từng bệnh nhân có tình trạng này nặng hay nhẹ, những biểu hiện nhất định mà bác sĩ có phương án điều trị riêng biệt.
Rò nước tiểu
Biến chứng này có thể xảy ra sau phẫu thuật thường là do sót sỏi hẹp ở bể thận hoặc nhu mô thận bị hoại tử. Để tránh biến chứng này cần phải được dự phòng trước và ngay trong quá trình mổ.
Trước khi mổ cần giám sát tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, xác định đúng vị trí, kích thước của sỏi thận. Trong quá trình mổ, những đường rạch phải hết sức cẩn thận, không tổn thương đến các mạch máu. Nếu xảy ra bất cứ sự cố gì cần có phương án giải quyết nhanh chóng để phòng những biến chứng về sau.
Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu thì sinh hoạt bình thường?
Có hai trường hợp bệnh nhân sẽ được ở lại bệnh viện để theo dõi sau quá trình mổ đó là người bệnh có sức khỏe yếu và người dùng phương pháp mổ mở. Còn việc bệnh nhân mổ sỏi thận bao lâu được xuất viện thì còn phụ vào phương pháp mổ mà họ lựa chọn.
Với phương pháp mổ mở và tán sỏi sẽ mất thời gian lâu hơn vì họ phải chịu những cơn đau kéo dài. Vì thế họ cần ở lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra sức khỏe và theo dõi có xuất hiện biến chứng sau mổ hay không. Thời gian thường sẽ là khoảng 1 tuần.
Nếu những kiểm tra sức khỏe không có biểu hiện bất thường, không xảy ra biến chứng thì sẽ được xuất viện và bạn hoàn toàn có thể quay trở lại công việc, học tập và cuộc sống.
Còn với phương pháp mổ nội soi sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, thông thường người bệnh sẽ chỉ phải ở lại bệnh viện từ 2- 3 ngày là có thể xuất viện.
Trước khi ra viện, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cụ thể về chế độ ăn uống, chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ để giảm thiểu mức độ gặp biến chứng. Ngoài ra bạn sẽ được yêu cầu quay trở lại tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe để có phương án điều trị tiếp theo nếu như phẫu thuật trước đó không thành công.
Vậy mổ sỏi thận bao lâu thì lành? Trên thực tế mổ sỏi thận chỉ là những thủ thuận tương đối đơn giản, không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác. Đa số người bệnh phẫu thuật thành công, không gặp biến chứng, sỏi không quá to thì sẽ khỏe mạnh sau 2 – 3 ngày điều trị hoặc nghỉ ngơi tại nhà.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ sỏi thận
Cách chăm sóc sau mổ đặc biệt quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian lành bệnh cũng như hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ
Nguyên tắc để chăm sóc sau mổ sỏi thận chính là để bệnh nhân thường xuyên thay đổi tư thế và vận động cơ thể ngay khi hết đau để thận hoạt động tốt.
- Chăm sóc vết mổ: Lưu ý đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là chăm sóc vết mổ của bệnh nhân. Nếu bạn chăm sóc vết mổ tốt, nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn và quy định thì vết thương sẽ nhanh lành, tránh tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Với người thực hiện phương pháp tán sỏi qua da, hay mổ mở thì vết thương cần được thay bằng hằng ngày từ 1 – 2 lần. Nếu trong quá trình thay băng bạn thấy vết mổ bị chảy máu, một vài triệu chứng đi kèm như có mủ trắng, mệt mỏi, sốt,… bạn cần tiến hành nhập viện để điều trị kịp thời.
- Thời gian sử dụng ống thông: Hầu hết các bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận sẽ phải sử dụng ống thông từ 2 – 3 ngày. Riêng những người cao tuổi, người mổ mở sỏi thận thì cần thực hiện ống thông cho đến khi tự vận động được để tiểu tiện. Còn những người khác thời gian rút ống thông còn tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại của họ.
- Theo dõi hoạt động dẫn lưu: Người nhà bệnh nhân chăm sóc cần quan sát màu sắc nước, lượng nước tiểu, nước tiểu có xuất hiện mủ hay không. Nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng kiểm tra và điều trị cho phù hợp.
- Vận động sau mổ: Trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật bạn nên nằm yên một chỗ để vết mổ lành lại. Sau đó 2 – 3 ngày hoặc ngay sau khi hết những cơn đau, bạn bắt đầu có thể vận động nhẹ nhàng, đi lại. Tuy nhiên không nên thay đổi tư thế đột ngột, hạn chế va chạm mà gây tụt huyết áp hay ảnh hưởng đến vết mổ, ống thông. Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý khóa ống nối khi muốn ngồi dậy hay di chuyển để tránh dịch chảy ngược lại vào trong.
- Tích cực rèn luyện sức khỏe: Sau khi vết thương đã lành miệng, bạn tiến hành các bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa tăng cường sức khỏe vừa khôi phục khả năng hoạt động của thận. Đồng thời tăng cường tuần hoàn máu và hạn chế khả năng biến chứng và tái phát lại bệnh sau khi mổ.
Chế độ dinh dưỡng đối với người mổ sỏi thận
Ngoài việc quan sát vết mổ sau phẫu thuật và tình hình sức khỏe thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục, không tái phát bệnh cũng như không xuất hiện biến chứng của bệnh nhân.
Mổ sỏi thận nên ăn gì
Cung cấp những thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón có thể xảy ra hậu phẫu. Chất xơ có rất nhiều trong những thực phẩm như rau củ, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, nhóm đậu,…
Bổ sung thực phẩm giàu Canxi do chất này bị mất đi trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều người cho rằng việc bổ sung Canxi sẽ khiến bệnh sỏi thận tái phát nhanh hơn. Tuy nhiên thiếu Canxi và bạn không nạp vào cơ thể những loại thực phẩm giàu Canxi sẽ khiến Oxalat hấp thụ nhiều hơn ở ruột. Và đây sẽ nguyên nhân trực tiếp gây hình thành sỏi ở thận của người.
Do đó bạn cần bổ sung một lượng Canxi từ thực phẩm với số lượng nhất định hằng ngày khoảng 1000 – 2000mg/ ngày. Những thực phẩm giàu Canxi phải kể đến như: cá biển nạc, tôm, cua,sữa và những chế phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh,…
Uống nhiều nước. Đây là yêu cầu bắt buộc cần thực hiện không chỉ đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật, người đang điều trị sỏi thận mà cả những người khỏe mạnh. Nước giúp bài tiết và nâng cao khả năng hoạt động của thận tốt hơn. Mỗi ngày chúng ta cần nạp vào cơ thể một lượng tối thiểu từ 1.5 – 2 lít nước chia thành nhiều thời điểm trong ngày.
Người mới mổ sỏi thận nên uống sữa gì? – thì bạn có thể ưu tiên những loại sữa tươi, sữa không đường và sữa đậu nành. Bên cạnh nước lọc thì những loại nước uống này cũng nên được cung cấp một lượng nhất định vào cơ thể để tăng khả năng hồi phục vết thương, hạn chế tái phát bệnh. Trung bình từ 300 – 500ml/ ngày bất kỳ loại sữa nào đều được.
Mổ sỏi thận không nên ăn gì
Bên cạnh những thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng thì cũng có những thực phẩm bạn không nên dùng để tránh những tổn thương về thận hay khiến bệnh tái phát.
Những thực phẩm cứng, khó tiêu như thịt khô, sụn, các loại hạt cứng,… được xem là “khắc tinh” của những người sau mổ sỏi thận. Chúng không chỉ khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn mà còn ảnh hưởng đến thận vì lúc này chưa hồi phục khả năng hoạt động. Ngoài ra việc ăn những thực phẩm này yêu cầu dạ dày phải co bóp mạnh và khiến thận xuất hiện những cơn đau nhất định.
Sau khi làm phẫu thuật bất kỳ bệnh gì tại một vị trí nào chứ không chỉ mổ sỏi thì đều được khuyên không nên sử dụng những thực phẩm gây dị ứng, gây sẹo. Những thực phẩm đó phải kể đến như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng,…
Ngoài những thực phẩm trên đây thì một số các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đông lạnh, đồ lên men như dưa chua, cải muối, kim chi,… đều không nên dùng. Chúng sẽ khiến vết mổ chậm lành, lên mủ, nhiễm trùng từ bên trong. Bên cạnh đó những loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như bia, rượu, trà cũng được khuyến cáo không nên dùng.
XEM NGAY GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN ĐƯỢC NHIỀU BỆNH NHÂN TIN TƯỞNGNHẤT
Mổ nội soi sỏi thận hết bao nhiêu tiền? Ở đâu tốt tại Hà Nội, HCM?
Mổ sỏi thận giá bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào phương pháp mà bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dựa trên tình hình sức khỏe của họ. Ngoài ra còn tùy vào bệnh nhân có được hưởng chế độ bảo hiểm của nhà nước hay không. Dưới đây là chi phí mổ sỏi thận qua trừng phương pháp tại bệnh viện công:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Mức chi phí giao động từ 2 – 4 triệu đồng.
- Tán sỏi nội soi ngược dòng: Mức chi phí giao động từ 8 – 10 triệu đồng.
- Lấy sỏi thận qua da: Mức chi phí giao động từ 10 – 12 triệu đồng.
- Phẫu thuật nội soi để lấy sỏi: Mức chi phí giao động từ 5 – 7 triệu đồng.
- Phẫu thuật mổ mở: Mức chi phí giao động từ 3 – 5 triệu đồng.
- Phẫu thuật bằng robot: Mức chi phí giao động từ 20 – 30 triệu đồng.
Mổ sỏi thận ở đâu tốt nhất? Hiện nay trên cả nước có rất nhiều địa chỉ chuyên thực hiện mổ nội soi có tiếng và nhận được nhiều đánh giá tốt của bệnh nhân. Bạn có thể đến những bệnh viện công, tư để tiến hành điều trị, thăm khám và phẫu thuật. Một số địa chỉ phải kể đến như:
- Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Hà Nội.
- Bệnh viện Thanh Nhàn: Số 42 Thanh Nhàn, Hà Nội.
- Bệnh viện E Hà Nội: Số 87 – 89 Trần Cung, Hà Nội.
- Bệnh viện Trung ương quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM: 215 Hồng Bàng, TP. HCM.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, TPHCM.
- Bệnh viện nhân dân Gia Định: số 01 Nơ Trang Long, Tp. HCM.
- Bệnh viện Nhân dân 115: 527 Sư Vạn Hạnh, TPHCM.
- Bệnh viện Đà Nẵng: 124 Hải Phòng, TP. Đà Nẵng.
- Bệnh viện TW Huế: 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP. Huế.
Trên đây là một số thông tin về các phương pháp mổ sỏi thận chủ yếu hiện nay, cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Hi vọng với những thông tin này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết được hình thức điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Hai bên sỏi đều to thì mổ luôn 1 lần hay thế nào nhỉ
Tôi bị sỏi thận san hô đã từng đi mổ nhưng thời gian gần đây đi siêu âm thì phát hiện tái lại, tôi muốn chuyển sang uống thuốc đông y nhất nam tiêu thạch khang, xin tư vấn với
Chào bạn,
Nhất nam y viện của chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều người bệnh bị tái phát sỏi thận sau một thời gian phẫu thuật, sau khi điều trị và uống thuốc nhất nam tiêu thạch khang thì có 87% người bệnh khỏi hẳn sỏi thận trong 3 tháng, số còn lại hết sỏi sau 4 tháng điều trị. Để kiểm tra tình trạng sỏi và tư vấn cụ thể về phương pháp, liệu trình điều trị, mời bạn sắp xếp đến địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline (024) 8585 1102 nhé!
Thân ái!
Rốt cuộc là uống thuốc nhất nam xong thì có bị tái không, sợ mổ tái thì thuốc cũng không ăn thua
Bạn ơi tôi cũng bị tái sỏi thận sau mổ, trải qua nhiều đợt thuốc khác nhau để điều trị tiếp thì tôi được giới thiệu đến khám ở nhất nam y viện. Bác sĩ căn cứ vào kết quả siêu âm, tình trạng mổ sỏi trước đó và tình hình hiện tại để khám, chấn đoán và kê thuốc nhất nam tiêu thạch khang cho tôi. Tôi uống hơn 1 tháng thuốc thì không bị tiểu ra máu nữa, hết tháng thứ 2 thì đỡ đau mệt mỏi người, tiếp tục uống tháng thứ 3 là hết sỏi luôn. Tôi cũng sợ là tái phát lại nhưng sau hơn 1 năm điều trị bằng thuốc nhất nam này, tôi đã không còn đau người, mỏi mệt như trước nữa, kết quả kiểm tra sức khỏe cũng ổn, không có sỏi
Uống thuốc hay điều trị khỏi rồi thì bác phải uống ăn điều độ, cân bằng chất dinh dưỡng và sinh hoạt thì mới khỏe người và không tái bệnh nhé
Tôi thấy uống thuốc nhất nam này so ra rẻ hơn mổ đến, một lần mổ cũng vài triệu mà khả năng bị lại cao, còn uống thuốc nhất nam vừa tán sỏi vừa tăng miễn dịch với thanh nhiệt cơ thể nên ngăn ngừa tái bệnh tốt lắm, trị một lần cho đáng 1 lần luôn
Bài thuốc nhất nam trị sỏi thận nổi tiếng lắm các cụ ạ, công ty tui mấy người chữa đều khỏi cả, link cho cụ nào còn lăn tăn
Thuốc nhất nam này đơn giản, dễ uống mà hiệu quả gấp mấy lần thuốc khác, thảo dược đã qua kiểm duyệt nên an toàn cao nữa.
Bị sỏi thế này thì kiêng ăn cái gì cho đỡ đau, tiểu buốt nhỉ
Kiêng mấy đồ nóng, cay với dầu nhiều đó, hạn chế ăn muối với uống nước có ga, đồ chứa cồn
Bệnh này cứ uống nhiều nước vào là đi tiểu dễ thôi bác ạ, trừ nước ngọt các kiểu thì uống nước ép, nước lọc, nước hoa quả nguyên chất, vừa đảm bảo vừa giúp tan bớt sỏi