Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì vừa an toàn, vừa nhanh hết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì để nhanh hết mà vẫn đảm bảo an toàn cho làn da là điều mà các bậc phụ huynh rất quan tâm. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm được mẹo xử lý bệnh cho con ngay tại nhà hữu ích nhất. 

Trẻ bị nổi mề đay có nên tắm nước lá hay không?

Nổi mề đay là bệnh ngoài da xuất hiện các nốt sần, sưng đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh nhất bởi hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu khó chống lại với tác nhân gây bệnh.

tre bi noi me day tam la gi
Trẻ bị nổi mề đay có nên tắm nước lá không

Theo quan niệm dân gian, khi bị mề đay người bệnh phải kiêng gió, kiêng nước để tránh triệu chứng lây lan. Chính điều này đã khiến không ít phụ huynh thắc mắc khi bị nổi mề đay có tắm được không. Theo góc nhìn Tây y, các bác sĩ đã khẳng định người mắc bệnh có thể tắm với nước ấm mỗi ngày 1 lần không quá 15 phút để cơ thể được làm sạch, quá trình hồi phục tốt hơn. 

Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc dùng nước ấm vệ sinh cơ thể, người bệnh bị mề đay có thể nấu nước lá để tắm, giúp cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng ngoài da. 

Trong tự nhiên có nhiều loại lá có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm sạch da, giảm cảm giác sưng ngứa, mẩn đỏ và loại bỏ dị nguyên biểu bì mà không làm tổn hại làn da. 

Do đó các bậc phụ huynh có thể yên tâm sử dụng tắm cho bé. Cơ thể sạch sẽ giúp bé được thoải mái hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm do bụi bẩn và ký sinh trùng tích tụ trên da. Đặc biệt, tắm nước lá còn hỗ trợ giảm ngứa, đau rát, sưng tấy và thúc đẩy quá trình hồi phục của da.

Như vậy, trẻ bị nổi mề đay có tắm được không chúng tôi đã giúp phụ huynh tìm hiểu kỹ qua phần nội dung trên. Tuy nhiên, biện pháp khắc phục này chỉ có thể áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên với các triệu chứng đang ở cấp độ nhẹ. Trường hợp nặng, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và khắc phục đúng cách.  

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh hết?

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì để mang đến tác dụng tích cực, cải thiện các triệu chứng lâm sàng? Dưới đây là những loại thảo dược thường được sử dụng và cách thực hiện chúng tôi đã tổng hợp lại để phụ huynh tham khảo thêm: 

Tắm nước lá chè xanh khắc phục nổi mề đay

Chè xanh là một loại thảo dược quen thuộc của người Việt có thể dùng để giải quyết nhiều bệnh da liễu. Trong sách Đông y ghi lại, loại thảo dược này có vị chát, đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tiêu viêm và sát khuẩn tốt. Do đó, nếu đang bị mề đay mẩn ngứa hoặc có nốt sần sử dụng trà xanh có thể giảm nhanh triệu chứng. 

Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã tìm thấy trong chè xanh có nhiều chất chống oxy hóa như EGCG, quercetin hay flavonoid giúp làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm viêm, hồi phục những tế bào bị tổn thương. 

Do đó khi trẻ bị nổi mề đay, các mẹ có thể nấu nước lá chè xanh để tắm cho bé theo cách sau đây; 

  • Chuẩn bị 1 lượng lá chè xanh vừa đủ dùng, còn non, không úa vàng, không bị dập nát. 
  • Làm sạch dược liệu rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn. 
  • Làm sạch lá trà thêm 2 đến 3 lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo. 
  • Đun sôi 2 lít nước với lá chè trong 15 phút sau bỏ phần bã đi. 
  • Hòa thêm nước lạnh vào phần nước chè thu được để tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần. 

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? – Sử dụng lá ngải cứu

Trẻ bị nổi mề đay các mẹ có thể sử dụng ngải cứu để nấu nước cho con tắm. Loại thảo dược này có độ lành tính, an toàn cao nên phụ huynh có thể yên tâm sử dụng. 

tre bi noi me day tam la gi
Lá ngải cứu giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do các bệnh về da

Trong ngải cứu có chứa một lượng lớn chất kháng sinh giúp làm sạch nấm, vi khuẩn và các loại virus. Ngoài ra các tinh dầu trong thảo dược này còn giúp tiêu sưng, chống cảm giác ngứa ngáy, làm dịu và mát da. 

Cách nấu nước tắm mề đay cho trẻ từ ngải cứu được thực hiện khá đơn giản theo cách sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi đã được làm sạch sau đó ngâm rửa nước muối loãng trong 15 phút. 
  • Nấu lá ngải cứu cùng 3 lít nước sôi trong khoảng thời gian 5 đến 10 phút rồi tắt bếp. 
  • Bỏ phần bã, sử dụng nước để tắm cho trẻ mỗi ngày một lần các triệu chứng viêm đỏ, ngứa ngáy sẽ được cải thiện nhanh. 

Ngoài dùng để nấu nước tắm, mẹ có thể sử dụng ngải cứu nấu canh hoặc cháo cho trẻ ăn để xử lý nổi mề đay do dị ứng hải sản với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nấu nước lá khế loại bỏ nổi mề đay để trẻ tắm

Nói đến các loại thảo dược dân gian đẩy lùi bệnh mề đay tốt người ta không thể không nhắc đến lá khế. Dược liệu này có vị chua, tính bình với các công dụng giảm ngứa, tiêu viêm và làm se da nhanh chóng. 

Sử dụng lá khế để nấu nước tắm các triệu chứng nổi mề đay sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên cách làm này vẫn chưa được kiểm chứng khoa học nên các mẹ cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho con. 

Cách nấu nước lá khế cho trẻ tắm bị bệnh mề đay thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 2 nắm lá khế tươi đã làm sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Vò xát nhẹ lá khế rồi cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước trong thời gian 15 phút. 
  • Cho hỗn hợp đã nấu vào thau, hòa thêm ít nước lạnh rồi cho bé tắm mỗi ngày 1 lần. 

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì- Lá kinh giới

Lá kinh giới ngoài tác dụng sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm thì còn có thể cải thiện triệu chứng bên ngoài của viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa. 

tre bi noi me day tam la gi
Trẻ bị mề đay tắm lá gì – Mẹ nên nấu nước lá kinh giới để tắm cho bé

Theo các nhà khoa học trong lá kinh giới có chứa hoạt chất menthol racemic và d-menthol giúp chống viêm, giảm ngứa, sát trùng, cải thiện nhanh vùng da đang bị tổn thương. Do đó nếu chưa biết trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì các mẹ có thể sử dụng loại thảo dược này để nấu nước tắm cho con, giúp giảm nhanh các triệu chứng nóng rát, nổi mẩn, phát ban, ngứa ngáy. Dưới đây là cách nấu nước lá kinh giới xử lý mẩn ngứa cho trẻ: 

  • Chuẩn bị 200g lá kinh giới mang đi làm sạch, để ráo nước. 
  • Nấu sôi 2 lít nước sau đó cho thảo dược vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. 
  • Cho nước ra thau, hòa thêm một ít nước lạnh rồi cho trẻ tắm. Phần bã có thể dùng để chà xát nhẹ lên da giúp giảm ngứa và cải thiện vùng viêm đỏ. 

Tắm nước lá mướp đắng

Mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng giảm nhanh vết viêm đỏ, phù nề, đau nhức và ngứa ngáy do mắc bệnh da liễu. 

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu về công dụng cải thiện bệnh mề đay của mướp đắng. Nhờ chứa nhiều khoáng chất và vitamin, dược liệu này sẽ giúp hồi phục nhanh các vùng da bị tổn thương đồng thời hỗ trợ tiêu viêm, giảm kích ứng, kiểm soát cơn ngứa ngáy. Do vậy các mẹ có thể sử dụng để loại bỏ bệnh da liễu cho con tại nhà bao gồm nổi mày đay mẩn ngứa. 

Cách nấu nước mướp đắng như sau: 

  • Chuẩn bị một lượng lá mướp đắng non đủ dùng, có thể sử dụng thêm phần quả để tăng công hiệu xử lý. 
  • Làm sạch dược liệu, ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo. 
  • Đun sôi 2 lít nước cùng thảo dược đã chuẩn bị trong thời gian 5 đến 10 phút sau đó tắt bếp. 
  • Hòa thêm nước mát vào nước lá mướp đắng để tắm cho trẻ ngày 1 lần, áp dụng liên tục đến khi các triệu chứng thuyên giảm. 

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì – Rau sam

Rau sam là một loại cây dại mọc khá phổ biến tại những nơi ẩm ướt như bờ sông suối, bờ ruộng… Chúng thường được sử dụng làm thực phẩm để nấu năn với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Theo các tài liệu y học cổ truyền ghi chép lại, rau sam là loại dược liệu có vị chua, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn và tiêu viêm. Chính vì vậy mà chúng thường xuyên được xuất hiện trong các mẹo dân gian hỗ trợ xử lý các bệnh lý ngoài da thường gặp, trong đó có mề đay.

Theo y học hiện đại, trong loại rau này còn có chứa nhiều loại hợp chất như Phytoestrogen, Flavonoid, Acid xitric… có khả năng chống viêm và chống oxy hoá rất tốt. Ngoài ra các vitamin, khoáng chất có trong rau sam còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại nhiều loại bệnh lý khác.

tre bi noi me day tam la gi
Tắm nước lá rau sam để xử lý mề đay cho trẻ

Do đó nếu vẫn chưa biết trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho tốt, các mẹ có thể sử dụng rau sam nấu nước theo cách sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm rau sam làm sạch sau đó ngâm nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn còn bám lại. 
  • Nấu nước sôi rồi cho thảo dược vào đun trong 5 phút rồi đổ ra thau, hòa thêm nước lạnh để tắm cho bé. 
  • Hoặc các mẹ có thể giã nát rau sam để lấy nước cốt thoa đều lên da bị bệnh cho con. 

Tắm nước lá trầu không cho trẻ bị nổi mề đay, mẩn ngứa

Sử dụng lá trầu không là một trong những đáp án quan trọng của câu hỏi trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh hết. Theo các nhà khoa học, trầu không ngoài dùng để ăn thì còn có tác dụng xử lý bệnh nhờ vào đặc tính tán hàn, khu phong, chống ngứa ngáy do nổi mề đay. 

Do đó nếu trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa, các mẹ có thể sử dụng lá trầu để nấu nước tắm cho bé theo cách sau: 

  • Chuẩn bị 1 lượng lá trầu không vừa đủ dùng làm sạch thật kỹ rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo. 
  • Nấu lá trầu không với 2 – 3 lít nước sạch trong thời gian 5 – 10 phút. 
  • Cho nước ra thau, pha thêm nước lạnh đảm bảo vừa ấm rồi cho bé tắm. Phần bã có thể dùng để xoa lên vùng da đang bị nổi mề đay. 
  • Cho trẻ tắm nước lá trầu không mỗi ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ được giảm đi trông thấy. 

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì – Lá đơn tướng quân

Lá đơn tướng quân còn được biết đến với tên gọi khác là đơn đỏ. Dược liệu này có vị đắng, tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm đau và lợi tiểu rất tốt. Do đó khi trẻ bị nổi mề đay, ba mẹ có thể sử dụng dược liệu này để giảm nhanh các triệu chứng tại nhà. 

tre bi noi me day tam la gi
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì – Mẹo dân gian từ lá đơn đỏ mẹ nên biết

Hướng dẫn nấu nước lá đơn đỏ để tắm loại bỏ nổi mề đay như sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ rửa thật sạch sau đó cho vào nước muối pha loãng để ngâm sau đó vớt ra để ráo.
  • Vò nát thảo dược rồi cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước trong 5 phút. 
  • Tắt bếp, cho thêm ½ thìa cà phê muối sau đó cho ra thau cùng ít nước lạnh để tắm cho bé. 
  • Mẹ dùng nước lá đơn đỏ để tắm cho bé mỗi ngày đến khi hết bệnh là được. Lưu ý, nước phải ấm tránh để quá nóng hay quá lạnh. 

Tắm nước lá ổi cho bé bị nổi mề đay

Theo các nhà khoa học, chiết xuất của lá ổi có tác dụng hạn chế và hạn chế sự phát triển của Staphylococcus aureus – một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh da liễu, trong đó có nổi mề đay.

Lượng tinh dầu được tìm thấy trong lá ổi còn có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện nhanh các vấn đề về da, giảm ngứa, giảm sưng rát và tiêu mụn nước nhanh chóng. 

Hướng dẫn cách nấu nước lá ổi cho bé tắm tại nhà đầy lùi nổi mề đay: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non, rửa sạch thật kỹ rồi cho vào nước muối loãng để ngâm trong thời gian 15 phút. 
  • Đun lá ổi cùng 2 lít nước lạnh trên lửa nhỏ 10 phút rồi cho ra thau để tắm. 
  • Mẹ nên pha nước ấm để tắm cho bé, phần bã có thể dùng để xoa nhẹ lên vùng da đang bị mề đay. 

Lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm lá đẩy lùi nổi mề đay cho con

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện đưa ra lời khuyên với các mẹ khi sử dụng lá tắm trừ mề đay cho con, cần lưu ý một số vấn đề sau:     

  • Tác dụng của phương pháp tắm lá tương đối chậm, bởi thành phần dược tính trong các lá cây không cao. Do vậy, cha mẹ nên kiên trì thực hiện cho bé trong thời gian dài.
  • Cần lựa chọn loại là tắm phù hợp với cơ địa của trẻ, không dùng lá mà trẻ đã hoặc có thể bị dị ứng để nấu nước tắm, sẽ khiến phản ứng dị ứng bị kích hoạt, làm cho tình trạng nổi mề đay nghiêm trọng hơn.
  • Nên ưu tiên chọn các loại lá tươi, chứa nhiều tinh dầu để xử lý bệnh. Đồng thời chọn những lá được trồng trong vườn, không phun thuốc sâu, không mọc ở những nơi môi trường ô nhiễm độc hại.
  • Trước khi nấu nước tắm cho trẻ, cha mẹ nên rửa sạch lá với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám quanh.
  • Trước khi tắm nước lá, cha mẹ nên tắm qua cho trẻ bằng nước ấm để làm sạch người, loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi trên cơ thể, giúp lỗ chân lông thông thoáng mang lại tác dụng tích cực hơn.
  • Cha mẹ nên chú ý tới nhiệt độ của nước lá khi tắm. Không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ảnh hưởng không tốt đến con nhỏ.
  • Sau khi tắm xong với nước lá, cần cho trẻ tắm lại một lần nữa với nước ấm để loại bỏ cặn bã dược liệu còn bạn lại trên cơ thể. Đồng thời dùng khăn sạch, vải mềm lau khô cơ thể trước khi cho trẻ mặc quần áo.
  • Sau khi tắm bằng nước lá vài lần mà không thấy tác dụng, hoặc bất cứ khi nào thấy cơ thể trẻ có triệu chứng bất thường thì nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được thăm khám và hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Cha mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp tắm nước lá cho trẻ trên 5 tuổi bị mề đay ở mức độ nhẹ. Nếu bé có triệu chứng nặng thì nên dùng các biện pháp xử lý y tế theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng nước lá tắm để xử lý mề đay cho trẻ trong các trường hợp trẻ có vết thương hở hoặc nổi mụn nước, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da và khiến tình trạng da nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn chăm sóc và ngừa bệnh nổi mề đay cho trẻ

Mề đay có thể bùng phát nếu các bậc phụ huynh chăm sóc sai cách và không được khắc phục tích cực. Do đó, để hạn chế nguy cơ tái nhiễm cha mẹ nên chủ động bảo vệ cho bé theo các hướng dẫn sau đây: 

  • Nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, vệ sinh da đúng cách, không sử dụng các loại xà phòng tắm hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa cao. Nên chuẩn bị cho bé các loại sữa tắm riêng, dành cho trẻ em, không dùng chung sữa tắm dành cho người lớn của bố mẹ.
  • Tránh để bé tiếp xúc với nắng nóng hoặc gió lớn, trong các trường hợp thời tiết không thuận lợi cha mẹ nên đóng kín cửa sổ và hạn chế để trẻ ra ngoài nếu không cần thiết.
  • Nếu da trẻ dễ kích ứng thì không nên để trẻ nằm trong phòng điều hòa quá lâu, cha mẹ nên chuẩn bị các loại máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
  • Tránh để con cào gãi lên các vùng da có vết thương hở, điều này có thể gây xước da, hình thành các vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Chọn các trang phục thoáng mát, phù hợp với thời tiết cho trẻ, chọn loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi. Hạn chế mặc quần áo có hoạ tiết sặc sỡ để tránh màu nhuộm vải hoặc làm từ các chất liệu dễ bị kích ứng.
  • Trong gia đình nếu có người đang mắc bệnh mề đay thì cần theo dõi, thăm khám sức khỏe của bé thường xuyên để kịp thời phát hiện và có các phương án phù hợp.
  • Cha mẹ cần vệ sinh da cho con ngay khi con tiếp xúc với các hoá chất hoặc môi trường có nguy cơ gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật, màu nước, mạt bụi…
tre bi noi me day tam la gi
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với chó, mèo nếu bị dị ứng mề đay
  • Nếu bé đang mắc phải các tình trạng như suy giảm chức năng gan, thận, tuyến giáp thì cần được thăm khám và xử lý kịp thời. Tránh tạo nguy cơ mắc bệnh mề đay hoặc khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cần giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài, nhất là vào mùa đông khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, tập thể dục thể thao để cơ thể được khỏe mạnh.

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì nhanh hết nội dung bài đọc trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng. Tuy nhiên trước khi áp dụng tại nhà các mẹ vẫn nên cân nhắc kỹ lưỡng bởi không phải bài thuốc dân gian nào cũng an toàn, có tác dụng cao. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng da cũng như hướng dẫn phương pháp xử lý phù hợp cho trẻ bị nổi mề đay, các bậc phụ huynh hãy liên hệ theo thông tin sau.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Nổi mề đay có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ bề ngoài và khiến người bệnh liên tục ngứa ngáy. Do những phiền toái mà căn bệnh mang lại, do vậy, nhiều người…

Xem chi tiết

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng không hiếm gặp. Khác với những loại dị ứng thông thường, nổi mề đay do thức ăn nguy hiểm hơn nhiều với hàng loạt biểu…

Xem chi tiết

Nổi mề đay sưng môi thường xảy ra do dị ứng thức ăn, thời tiết, hóa - mỹ phẩm, thậm chí là yếu tố di truyền. Tuy không phải bệnh da liễu nguy hiểm, đe…

Xem chi tiết

Trẻ bị nổi mề đay là một bệnh lý thường gặp mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Khi nổi mề đay sức khỏe và việc sinh hoạt của bé đều bị ảnh hưởng.…

Xem chi tiết

Theo quan niệm dân gian, người bị mề đay cần kiêng gió vì đây là tác nhân có thể khiến mề đay nặng hơn. Thực hư quan niệm trên như thế nào? Nổi mề đay…

Xem chi tiết

Mề đay có lây không là thắc mắc của nhiều người khi mắc bệnh. Một số người nghĩ rằng mề đay cũng như một số bệnh ngoài da khác có khả năng lây lan khi…

Xem chi tiết

Nổi mề đay khắp người có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của bệnh nhân. Trong bài đọc này chúng tôi…

Xem chi tiết

Nổi mề đay có được tắm không là câu hỏi thường gặp ở những người bị nổi mề đay. Theo quan niệm dân gian thì người mề đay cần phải kiêng cữ khá nhiều thứ…

Xem chi tiết