Cam thảo trị bệnh gì? Có nên sử dụng hàng ngày hay không?
Cam thảo được biết tới là vị thuốc quý có từ ngàn xưa. Tác dụng của cam thảo được nhắc tới trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chữa ho, chống viêm loét dạ dày, làm lành vết thương,… Bài viết dưới đây gửi tới bạn đọc thông tin về dược liệu, đặc điểm, công dụng, cách dùng, kiêng kỵ, giá bán,… giúp quý bạn sử dụng thảo dược hiệu quả nhất.
Cam thảo là gì, có mấy loại?
Cam thảo là loại dược liệu thuộc họ Đậu hoặc họ Cánh bướm. Một số địa phương gọi thảo dược này với tên gọi khác như: sinh cam thảo, quốc lão,… Dược liệu cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch.
Dựa theo đặc điểm mà người ta có thể chia dược liệu thành 3 loại:
- Cây cam thảo bắc: Thuộc giống thân thảo có kích thước dao động từ 1 – 1,5m; phân nhánh, thời gian sống lâu năm. Lá cây là lá kéo có hình bầu dục, dài chừng 2 – 2,5m, mặt lá khá nhẵn. Cây thường ra hoa vào mùa hè hoặc vào đầu mùa thu. Hoa của loại này có hình cánh bướm, màu phớt tím khá bắt mắt. Quả có hình cong như lưỡi liềm, màu nâu và có nhiều lông.
- Cây cam thảo đất: Còn được gọi là cây cam thảo nam, chiều cao của loại dược liệu này dao động từ 40 – 80cm. Lá cây mọc đối xứng, đơn lẻ hoặc mọc theo từng vòng gồm 3 lá trở lên. Phiến lá có hình lưỡi mác có chiều dài từ 1,5 – 3cm; cuống hơi ngắn và mép có răng cưa. Hoa của cây thường nở vào mùa hạ có màu trắng; quả nhỏ, hình cầu bên trong thấy nhiều hạt nhỏ. Rễ cây mọc thành từng chùm và có kích thước lớn.
- Cam thảo dây: Còn có tên gọi khác là tương tư đằng, dây chi chi,… Đây là loại cây thuộc thân leo, nhiều cành nhỏ và có nhiều xơ. Lá cây có hình gần giống lông chim, chiều dài dao động từ 15 – 24cm, phiến lá dài chừng 0,5 – 2cm. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ và có màu hồng ngọc.
Tìm hiểu dược liệu cam thảo
Mặc dù được chia thành 3 loại tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, ban biên tập xin đưa ra những thông tin về cam thảo bắc – vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Địa điểm phân bố: Người ta có thể tìm thấy vị thuốc ở các tỉnh thành phía Bắc như: Hà Giang, Sơn La, Điện Biên,…
Cả rễ và thân cây cam thảo bắc đều có thể được sử dụng làm dược liệu. Thời điểm thu hái để dược liệu có thể tổng hợp hoạt chất tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 8 dương lịch.
Tùy theo từng mục đích sử dụng mà dược liệu có thể được bào chế theo 3 cách dưới đây:
- Sấy khô: Sau thu hái, phần rễ và phần thân cây sẽ được rửa sạch sau đó thái thành từng lát mỏng dày chừng 1 – 2mm, phơi dưới nắng già hoặc sấy khô ở nhiệt độ 70 – 80 độ C.
- Tán bột: Sau khi dược liệu được phơi khô sẽ tán thành bột mịn để sử dụng trong bài thuốc phù hợp.
- Tẩm mật: Người ta có thể ngâm thảo dược khô với mật ong theo tỷ lệ: 1kg dược liệu: 200ml mật ong: 200ml nước.
Bảo quản dược liệu bằng lọ thủy tinh kín, tránh không khí, bụi bẩn lọt vào.
Cây cam thảo có tác dụng gì trong Y học?
Dược liệu cam thảo được chứng minh công dụng trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Cụ thể:
Công dụng trong Y học cổ truyền
Trong YHCT, dược liệu là một trong những vị thuốc quen thuộc góp mặt trong nhiều bài thuốc. Công dụng của cam thảo dược liệu gồm có:
- Ôn trung, chỉ khát, giải độc bách dược, thông kinh mạch
- Trị chứng bội lực, trưởng cơ nhục, kiên gân cốt
- Dưỡng khí, an hồn, ích tinh, định phách
- Ích khí, hoãn cấp, đả thông kinh mạch
- Thanh nhiệt, giải độc, bổ trung, chỉ thống
Tác dụng của dược liệu theo Y học hiện đại
Cho đến ngày nay, cam thảo cũng vẫn được đánh giá mang tới nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe:
- Điều hòa huyết áp: Các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất trong dược liệu hoạt động gần giống corticoid. Hoạt chất này có khả năng bù muối NaCl, giữ nước, loại bỏ Kali gây phù nề, giúp huyết áp điều hòa, ổn định.
- Thanh nhiệt, khử độc: Các thành phần hóa học có trong cam thảo giữ nhiệm vụ loại bỏ toàn bộ độc tố do physostigmin, histamine, barbituric, pilocarpin,…
- Bảo vệ gan: Hoạt chất Glycyrrhizin được tìm thấy trong vị thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ tự động trở thành hàng rào bảo vệ gan tránh khói những tác nhân gây viêm nhiễm, tổn thương gan. Ngoài ra Glycyridin còn mang tới tác dụng làm giảm hàm lượng độc tố Stibium, Atropin có trong cơ thể.
- Chỉ khái hóa đờm: Tác dụng tiêu đờm, kích thích hầu họng, khí quản xuất tiết giúp làm loãng đờm.
- Chống viêm loét hệ thống tiêu hóa: Dược tính của cam thảo có khả năng tốt trong việc chống viêm loét, làm giảm dịch tiết axit.
- Giảm mỡ: Glycyrrhizin có trong cam thảo có thể giảm lượng mỡ thừa nhất định trong cơ thể.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm ra những công dụng khác của dược liệu như: tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.
Một số tác dụng của cây cam thảo đất
Mặc dù không phải là vị thuốc thường được sử dụng nhiều tuy nhiên cây cam thảo đất cũng có một số tác dụng như:
- Hỗ trợ làm giảm lượng đường huyết
- Hỗ trợ tăng hồng cầu
- Giảm lượng mỡ thừa không tốt cho cơ thể
- Kích thích quá trình làm liền da, tái tạo tế bào da
Cam thảo trị bệnh gì, gợi ý một số cách dùng phổ biến nhất
Sở hữu rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cả Đông y và Tây y, cây cam thảo được sử dụng trong các bài thuốc khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra những cách dùng tham khảo phổ biến nhất:
- Trị viêm loét dạ dày: Người bệnh có thể sử dụng cao lỏng được chiết xuất từ cam thảo hòa cùng nước ấm để sử dụng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 15 – 20ml, dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy cải thiện đáng kể.
- Trị bệnh ho lâu ngày: Sơ chế đơn giản bằng cách nướng cam thảo sau đó tán bột mình. Mỗi ngày lấy 4g bột hòa cùng nước ấm; mỗi ngày 3 – 4 lần, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. Người bệnh cũng có thể sử dụng 3g cam thảo bắc kết hợp 9g mỗi loại tử uyển, bách bộ, cát cánh, bạch tiền, kinh giới; thêm 6g trần bì. Mỗi ngày đem sắc uống 1 thang khi ấm có tác dụng tiêu đờm, trị ho hiệu quả.
- Trị cho trẻ em bị cấm khẩu: Nấu khoảng 12g thảo dược ở dạng khô cùng 1 chén nước. Để lửa nhỏ liu riu cho tới khi trong ấm còn 8 phân thì tắt bếp. Cha mẹ chắt lấy nước cốt cho con uống khi còn ấm nóng. Khi con nôn được hết đờm ra ngoài, mẹ hãy nhanh chóng nhỏ vào miệng con một vài giọt sữa.
- Trị viêm tắc tĩnh mạch: Sắc 50g thảo dược ở dạng tươi cùng 3 bát nước, đun lửa nhỏ trong 2 tiếng tới khi trong ấm còn khoảng 1 bát con. Chia phần thuốc thành 3 phần, sử dụng trước 3 bữa ăn Sáng – Trưa và tối.
- Chữa viêm tuyến vú: Sử dụng xích thược, cam thảo mỗi vị 30g; đem hỗn hợp sắc uống mỗi ngày 1 thang, sử dụng liên tục trong 1 – 3 tháng.
- Trị tâm phế suy nhược, không thở được: Bài thuốc kết hợp các nguyên liệu gồm 12g cam thảo, 8g nhị sâm và 10g đương quy. Đem hỗn hợp trên sấy khô rồi tán thành bột mịn, bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi lần lấy 4g bột mịn hòa cùng nước ấm, sử dụng mỗi ngày 3 – 4 lần.
- Chữa mụn nhọt: Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 1 – 2 thìa cao mềm chiết xuất từ cam thảo. Kiên trì sử dụng ít nhất 1 tuần sẽ thấy kết quả.
- Trị nước tiểu màu nhạt: Mỗi ngày chỉ cần uống bột cam thảo, có thể hãm cùng trà để dễ sử dụng hơn.
- Chữa ngứa, viêm da: Tìm mua các loại sản phẩm có chứa 1 – 2% thành phần là rễ cam thảo; mỗi ngày dùng 3 lần, sử dụng liên tục ít nhất 15 ngày.
- Liều thuốc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm cam thảo 12g; nhị sâm 8g; đương quy 10g. Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn; mỗi lần sử dụng lấy khoảng 3g pha cùng nước ấm. Sử dụng hàng ngày sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn.
- Trị ăn uống, tiêu hóa kém ở người già: Nguyên liệu gồm 2g cam thảo, 10g hà thủ ô, 5g đại táo, 3g trần bì, 2g thanh bì, 3g sinh khương. Đem hỗn hợp sắc cùng 600ml nước; để lửa nhỏ liu riu tới khi trong ấm cạn còn 250ml thì tắt bếp; chia thuốc đều uống 3 – 4 lần trong ngày.
Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng cam thảo bắc trong việc xử lý ngộ độc thực phẩm bằng cách: Sử dụng từ 10 – 15g cam thảo sắc với nước rồi chia phần đó ra làm 3 phần. Người bệnh cần sử dụng hết lượng thuốc đó trong 2 giờ,
Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng dược liệu
Sau khi biết được cam thảo bắc có tác dụng gì, người dùng và quý bạn đọc cũng cần phải lưu lại một số lưu ý QUAN TRỌNG dưới đây để sử dụng thảo dược đạt hiệu quả tốt nhất:
- Đối tượng KHÔNG NÊN dùng
Mặc dù là thảo dược tự nhiên, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng dược liệu này. Hoạt chất glycyrrhiza có trong cam thảo có thể gây hại tới sự hoàn thiện và phát triển não bộ của thai nhi, tăng khả năng sinh non, dọa sảy. Vì vậy, phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ không nên sử dụng thảo dược này.
Ngoài ra những đối tượng sau đây cũng không nên sử dụng dược liệu: người bị đầy hơi, trướng bụng; người có tiền sử bị dị ứng với cam thảo, thuốc nhuộm; người bị ốm yếu, kiệt sức. Trước khi phẫu thuật, bạn cũng nên ngưng sử dụng dược liệu ít nhất 2 tuần.
- Một số loại thuốc tương tác
Nếu bạn đang sử dụng một trong số những loại thuốc sau đây sẽ CHỐNG CHỈ ĐỊNH sử dụng dược liệu: thuốc lợi tiểu, thuốc tăng huyết áp, thuốc hạ kali, thuốc ngừa thai, nhóm thuốc hormon, nhóm thuốc làm loãng máu. Người bệnh muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần hỏi kỹ bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn.
Không sử dụng cây cam thảo bắc cùng nguyên hoa, cam toại, đại kích, hải tảo.
- Uống cam thảo hàng ngày có tốt không?
Mặc dù là thảo dược nhưng việc sử dụng dược liệu này trong thời gian quá dài là điều không nên bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh huyết áp cao hoặc thiếu hụt kali trong máu. Ngoài ra mỗi ngày người bệnh không nên sử dụng quá 5g dược liệu bởi có thể gây rối loạn nhịp tim, bồn chồn, mất ngủ.
- Không nên kết hợp thảo dược cùng nhân trần
Hầu hết mọi người đều biết tới hai loại thảo dược quen thuộc là: nhân trần và cam thảo trong ẩm thực dưỡng sinh giải khát vào mùa hè.
Tuy nhiên sự kết hợp này được các chuyên gia dược liệu đánh giá không tốt, vô hình chung lại tạo ra tác dụng ngược. Cam thảo có đặc tính giữ nước, trong khi nhân trần lại có nhiệm vụ đào thải. Vì vậy khi kết hợp 2 thảo dược này với nhau không những không mang lại lợi ích gì mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý gây hại cho sức khỏe.
Cam thảo giá bao nhiêu, mua ở đâu đảm bảo uy tín, chất lượng?
Hiện nay giá cam thảo bắc dạng khô đang được bán trên thị trường với mức giá dao động từ 200.000 – 400.000 vnđ/kg; dạng bột có gia dao động từ 200.000 – 250.000vnđ/kg. Đây chỉ là mức giá tham khảo bởi giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm khác nhau.
Người dùng có thể mua dược liệu trên các sàn thương mại điện tử, các cửa hàng thuốc Đông y, thậm chí có thể mua của các thương lái bày bán tại chợ thuốc,… Để tìm mua thảo dược chữa bệnh với mức giá tốt nhất, đảm bảo chất lượng nhất, người dùng cần dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, từ đó tìm địa chỉ “chọn mặt gửi vàng”.
Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển dược liệu Vietfarm được biết tới là đơn vị uy tín số 1 cung cấp, phân phối nguồn dược liệu sạch đạt chuẩn CO – CQ, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Trong đó dược liệu cam thảo bắc Vietfarm được biết tới là sản phẩm chất lượng, người dùng có thể an tâm khi lựa chọn.
Cam thảo Vietfarm được trồng tại vùng dược liệu sạch do Trung tâm canh tác và phát triển. Quy trình chăm sóc, thu hái, đóng gói đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO. Trước khi đưa tới tay người dùng, dược liệu phải trải qua quá trình kiểm nghiệm gắt gao qua nhiều công đoạn. Được biết, sản phẩm được áp dụng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại theo công nghệ Nhật Bản nhằm giữ lại 100% dược chất tinh túy và mạnh mẽ nhất.
Dược liệu được đóng gói đẹp mắt bằng túi zip dễ dàng sử dụng và bảo quản. Trên bao bì có hướng dẫn cách sử dụng đồng thời có mã QR giúp quý khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ. Hiện nay, cam thảo Vietfarm đang được bán trên thị trường với mức giá: 220.000 vnđ/500g
ĐẶC BIỆT: Đơn hàng từ 500.000 VNĐ sẽ được MIỄN PHÍ SHIP toàn quốc
Trên đây là những thông tin về dược liệu cam thảo – vị thuốc quen thuộc ngàn xưa với nhân dân Việt. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc có thêm thông tin quý giá về vị thuốc, cây thuốc, từ đó ứng dụng thành công trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe mỗi ngày.