Cây Rau Mương: Thành Phần, Các Bài Thuốc Và Lưu Ý Sử Dụng
Rau mương là một loại thực vật mọc dại, phổ biến ở khu vực nông thôn. Loại cây này thường được người dân sử dụng để chữa nhiều bệnh lý như tiêu chảy, tiểu đường, viêm họng và đặc biệt là đau dạ dày. Để hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng của cây rau mương, độc giả có thể tham khảo những thông tin trong bài viết này.
Cây rau mương là cây gì? Mô tả chung
Rau mương là loại cây rất quen thuộc với người dân nông thôn với những đặc điểm nhận diện đặc trưng.
Đặc điểm sinh thái
Cây rau mương tại nhiều địa phương còn có tên gọi là rau lục. Đây là loại cây thuộc bộ Sim và họ dừa nước. Cây có các đặc điểm nhận diện như sau:
- Chiều cao: Cây có chiều cao trung bình khoảng 25 – 50cm tùy thuộc vào độ ẩm của khu vực sống.
- Hình dạng: Cây mọc thường mọc thẳng đứng, có phân nhánh, hình dạng thân và cành sẽ có 4 góc tù.
- Lá cây: Lá của cây mang màu xanh lục, thuôn dài và nhọn ở phần đuôi. Hoa: Hoa thường mọc thành cụm, không có cuống và có màu vàng đặc trưng, thường mọc ở vị trí nách lá.
- Quả: Quả có hình trụ, nhẵn và hơi phồng lên ở phần đỉnh. Mỗi quả cây rau mương có thể dài tới 2 – 3cm.
Phân bố
Rau mương thường phân bố nhiều ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Philippin, Việt Nam và ở châu Mỹ như Brazil. Đây đều là những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.
Ở nước ta, loại cây này thường mọc chủ yếu ở khu vực ẩm ướt, nhiều nước như ở bờ ruộng, hồ nước,….Nó được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Lào Cai, Quảng Trị, Huế hay các tỉnh miền Nam như Tây Nguyên, ĐBSCL,…
Bộ phận dùng – thu hái – sơ chế
Tất cả các bộ phận của rau mương đều có có thể sử dụng để điều chế thuốc. Thân, lá, hoa và quả của cây khi thu hái về có thể dùng trực tiếp lúc tươi hoặc phơi khô lên để bảo quản sử dụng lâu dài.
Rau mương là loại cây mọc dại tuy nhiên, chúng ta cũng có thể trồng chúng bằng ngay tại nhà để có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, tốt nhất chúng ta nên thu hoạch cây này vào vụ hè thu để đảm bảo dược tính trong cây qua đó giúp gia tăng công dụng chữa bệnh.
Để bảo quản, rau mương cần đem rửa sạch rồi cắt nhỏ thành từng khúc bằng đốt tay sau đó phơi hoặc sấy khô. Dược liệu nên buộc kín bằng túi bóng, để nơi khô mát, tránh ẩm thấp và cả ánh nắng mặt trời.
Cây rau mương có mấy loại
Trong tự nhiên, cây rau mương có nhiều loài khác nhau, nhưng phổ biến nhất ở Việt Nam là hai loại chính:
Rau mương lá lớn (Ludwigia octovalvis):
- Loại rau mương này có lá to, dài khoảng 4-8 cm, rộng 1-2 cm.
- Thân cây mọc thẳng đứng, cao từ 1-2 mét, và có hoa màu vàng nhỏ.
- Thường được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm nhiễm và các bệnh về đường tiêu hóa.
Rau mương lá nhỏ (Ludwigia hyssopifolia):
- Loại này có lá nhỏ hơn, dài khoảng 2-5 cm, rộng 0.5-1 cm.
- Thân cây thường mọc bò trên mặt đất hoặc mọc đứng nhưng thấp hơn, chỉ cao khoảng 0.5-1 mét.
- Cũng có hoa màu vàng, nhưng nhỏ và ít hơn so với loại lá lớn.
- Được sử dụng tương tự trong y học cổ truyền, nhưng ít phổ biến hơn so với rau mương lá lớn.
Cả hai loại đều có công dụng tương tự nhau trong y học cổ truyền, nhưng sự khác biệt về hình thái giúp phân biệt rõ ràng hai loại cây này.
Cây rau mương có tác dụng gì? cây rau mương trị bệnh gì?
Theo y học cổ truyền hay y học hiện đại thì cây rau mương mang nhiều tác dụng chữa bệnh như viêm họng, viêm amidan, tiêu chảy hay đau dạ dày.
Tác dụng theo y học cổ truyền
Từ xa của, người dân một số địa phương đã dùng phần đọt non của rau mương để chế biến thành món ăn, nhất là nấu canh. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Theo ghi chép từ y học cổ truyền, cây rau mương có vị ngọt nhẹ, tính mát, mang nhiều tác dụng trong việc thanh nhiệt, tiêu độc, trừ thấp, tiêu viêm, tiêu thũng. Đặc biệt nó cũng hữu ích cho người mắc các bệnh lý phổ biến như tiêu chảy hay kiết lị.
Chính vì vậy, dân gian thường dùng rau mương để chữa các bệnh như:
- Sốt, cảm mạo ở cả trẻ em và người lớn.
- Trị viêm họng, viêm amidan.
- Chữa viêm ruột do nguyên nhân tiêu chảy.
- Chữa bệnh lý đau dạ dày do vi khuẩn HP gây nên.
- Trị mụn nhọt sưng đau.
Để chữa một số bệnh lý kể trên, người ta thường sử dụng cây rau mương tươi hoặc khô để sắc lấy nước uống. Trong nhiều trường hợp, nó cũng có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để gia tăng hiệu quả trị bệnh.
Rau mương có tác dụng gì theo y học hiện đại
Y học hiện đại cũng đã có những nghiên cứu về công dụng của cây rau mương trong điều trị bệnh dạ dày, ung thư hay tiểu đường. Cụ thể:
- Bệnh viêm dạ dày do sự xâm nhập của vi khuẩn HP
Các nhà nghiên cứu đến từ Đài Loan đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm sàng lọc ra các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng chống vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đáng chú ý, cây rau mương (tên khoa học là Ludwigia octovalvis) cũng được lựa chọn bởi nó có khả năng tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn HP.
- Bệnh ung thư
Nghiên cứu từ y học hiện đại đã chỉ ra, 3 triterpen thuộc loại oleanane mới mang nguồn gốc tự nhiên đã được phân lập từ cây rau mương. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quang phổ để phân tích kỹ cấu trúc của chúng.
Tất cả 3 triterpen mới này đều có tác dụng đáng kể trong việc ức chế sự sinh trưởng của hai dòng tế bào khối u ở người. Cụ thể là ung thư biểu mô ở tế bào miệng (KB) và ung thư biểu mô ở đại trực tràng (HT-29).
- Bệnh tiểu đường
Các nhà nghiên cứu Đài Loan cũng đã chứng minh được rằng: Chiết xuất từ cây rau mương có khả năng ổn định đường huyết và trí nhớ đối với loài chuột mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, nó có thể là một trong những thảo dược tự nhiên có thể áp dụng làm nguyên liệu để điều chế thuốc cho bệnh nhân tiểu đường trong tương lai gần.
Cách sử dụng cây rau mương
Từ những thông tin trên, có thể nói cây rau mương là loại thảo dược mang nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nắm rõ được cách dùng sao cho chính xác thì mới đảm bảo an toàn và hiệu quả trị bệnh.
Cây rau mương chữa đau dạ dày
Cây rau mương thường được nhiều người áp dụng để thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày. Đây cũng được xem là một bài thuốc dân gian vừa đơn giản, tiết kiệm lại mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Bởi các thành phần có trong loại dược liệu này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori – Nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về dạ dày.
Cách dùng cây rau mương chữa bệnh đau dạ dày được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 50g cây rau mương khô (đã rửa sạch và cắt thành khúc), nước lọc, ấm sắc thuốc.
- Cây rau mương khô đã chuẩn bị cho vào ấm sắc cùng với 1,5 lít nước lọc sạch. Bật bếp nhỏ lửa đun sôi thuốc cho đến khi nước cạn còn một nửa thì mới tắt bếp.
- Bắc thuốc ra khỏi bếp, để nguội và chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi khăn bữa chính 15 phút để đảm bảo hiệu quả trị bệnh đau dạ dày.
- Kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Cây rau mương chữa trào ngược dạ dày
Dưới đây là cách sử dụng cây rau mương để chữa trào ngược dạ dày:
Nguyên liệu:
- Rau mương tươi: 30-50 gram (có thể sử dụng lá, thân và rễ).
- Nước sạch: Khoảng 500 ml.
Cách dùng:
Chuẩn bị rau mương:
- Rửa sạch rau mương để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Nếu cần, ngâm rau mương trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút để diệt khuẩn.
- Sau khi rửa sạch, để rau mương ráo nước.
Chế biến:
- Cho rau mương vào nồi, đổ nước vào và đun sôi.
- Khi nước sôi, giảm lửa và đun nhỏ lửa thêm 10-15 phút để các dưỡng chất trong rau mương ngấm vào nước.
- Lọc lấy nước, bỏ bã.
Cách sử dụng:
- Chia nước rau mương đã đun thành 2-3 lần uống trong ngày.
- Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để giúp làm dịu dạ dày và giảm các triệu chứng trào ngược.
Dùng cây rau mương hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Để điều trị bệnh tiểu đường, y học cổ truyền cũng thường sử dụng cây rau mương. Tuy nhiên bài thuốc sẽ kết hợp cùng với một số dược liệu khác để tăng hiệu quả trị bệnh như chuối hột, cây lục bình hay dây mây,…
Với chữa tiểu đường bằng cây rau mương, người bệnh sẽ cần kiên trì thực hiện liên tục trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Bởi cách làm này có nguyên liệu tự nhiên, lành tính và tác dụng chậm, cần thời gian để thẩm thấu vào cơ thể qua đó phát huy tác dụng chữa bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị cây rau mương khô, chuối hột, lục bình, dây mây khô mỗi loại 15g; 20g mướp đắng khô, 10g cam thảo và vú sữa tím; dụng cụ sắc thuốc và nước lọc.
- Các nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước to. Bật bếp đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn ⅔ thì mới tắt bếp.
- Chia chỗ thuốc vừa sắc được thành 2 lần uống trong ngày vào mỗi buổi sáng và chiều.
Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp bằng cây rau mương
Cao huyết áp là căn bệnh ngày càng phổ biến, nhất là với người trung niên và cao tuổi. Đây là căn bệnh cần được điều trị trong thời gian dài bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc hay thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt.
Theo y học dân gian, muốn thuyên giảm triệu chứng của bệnh cao huyết áp thì có thể sử dụng cây rau mương khô. Cách làm cụ thể như sau.
- Cây rau mương tươi đem về rửa sạch, chặt nhỏ bằng đốt tay sau đó phơi khô rồi đem bảo quản nơi thoáng mát.
- Mỗi ngày, sử dụng 1 nắm rau mương khô sao thơm lên rồi dùng để pha trà uống.
- Việc làm này sẽ giúp cơ thể được thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp ở mức ổn định.
Dùng cây rau mương chữa viêm họng, viêm amidan
Các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng nhất là viêm amidan hay viêm họng rất dễ gặp phải ở nhiều đối tượng vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, môi trường sống nhiễm nhiều khói bụi, khí thải độc hại hay điều kiện sinh hoạt kém… cũng là những tác nhân dẫn tới những bệnh lý vừa kể trên.
Khi gặp tình trạng viêm họng, viêm amidan, chúng ta có có thể sử dụng lá cây rau mương để thuyên giảm triệu chứng sưng đau vùng họng. Ngoài ra loại cây này cũng tương đối an toàn để điều trị nghẹt mũi ở trẻ em hiệu quả. Bởi loại cây này có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm, sưng vô cùng tốt.
Người bệnh có thể áp dụng cách chữa viêm amidan, viêm họng bằng lá rau mương vô cùng đơn giản như sau:
- Hái 1 nắm lá rau mương tươi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
- Ăn trực tiếp lá rau mương chấm cùng một ít muối trắng. Lưu ý khi ăn nên nhai lâu và kỹ để các hoạt chất có đủ thời gian thẩm thấu vào niêm mạc họng đang bị sưng viêm.
- Mỗi ngày áp dụng cách làm này đều đặn một lần vào buổi tối trước giờ ngủ. Kiên trì thực hiện như vậy cho đến khi triệu chứng viêm amidan, viêm họng thuyên giảm hoàn toàn thì dừng.
Cách dùng rau mương trị đau khớp
Để làm giảm đau sưng do viêm khớp, thoái hóa khớp đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý liên quan đến khớp gây ra, nhiều người cũng đã áp dụng bài thuốc dân gian từ cây rau mương.
Theo y học cổ truyền, loại cây này mang công dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giảm viêm sưng, trừ phong thấp hiệu quả. Chính vì vậy cây rau mương thường là nguyên liệu chính trong các bài thuốc chữa trị tình trạng đau nhức xương khớp.
Cách dùng cây rau mương trị đau khớp thực hiện như sau:
- Rau mương hái về đem rửa sạch với nước muối rồi vớt lên để ráo nước.
- Thái nhỏ rau mương đã rửa rồi xay hoặc giã nhuyễn sau đó đổ lượng bia vừa đủ vào.
- Lọc lấy phần nước rau mương và bia để uống. Bạn nên sử dụng loại nước thuốc này đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả trị đau nhức khớp tốt nhất.
Trị mụn nhọt, viêm da, lở loét tay chân bằng cây rau mương
Chính bởi đặc tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm mà cây rau mương còn có thể áp dụng để điều trị mụn nhọt và các bệnh lý phổ biến về da như viêm da cơ địa, lở loét tay chân,… Cách thực hiện như sau:
- Ngọn rau mương hái về rửa sạch rồi vớt lên để ráo nước.
- Cho nguyên liệu vào cối giã nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị mụn, lở loét hay bị viêm, giữ cố định trong khoảng 15 đến 20 phút mới được lấy ra.
- Chú ý, trước khi đắp thuốc lên da thì vùng da bị tổn thương cần được vệ sinh thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Để tăng cường hiệu quả thì bạn cũng có thể dùng cây rau mương kết hợp dạng đắp với dạng uống bằng thuốc sắc mỗi ngày.
Uống nhiều cây rau mương có tốt không? Tác dụng phụ của cây rau mương
Uống nhiều cây rau mương không tốt và có thể gây hại cho sức khỏe. Mặc dù cây rau mương có một số lợi ích như chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và lợi tiểu, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến gan và thận, và có khả năng tương tác với các loại thuốc khác.
Giải thích:
- Rối loạn tiêu hóa: Sử dụng quá liều rau mương có thể gây đau bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón do tác động mạnh lên hệ tiêu hóa.
- Ảnh hưởng đến gan và thận: Việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây gánh nặng lên gan và thận, đặc biệt nguy hiểm cho những người có vấn đề về hai cơ quan này.
- Tương tác thuốc: Rau mương có thể thay đổi hiệu quả của thuốc bạn đang dùng, dẫn đến tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Vì vậy, sử dụng cây rau mương cần có sự kiểm soát và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lâu dài.
Cây rau mương có độc không? Lưu ý khi sử dụng
Có không ít người nghi ngờ về công dụng chữa bệnh của rau mương cũng như thắc mắc liệu nó có độc hay không. Về vấn đề này, hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định ra thành phần hóa học có trong loại dược liệu này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian thì không ít người đã áp dụng bài thuốc với cây rau mương thành công, mang lại hiệu quả trị bệnh nhất định.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý, cây rau mương sinh trưởng và phát triển ở các vùng đất ẩm, đất ngập nước ven các bờ sông hay kênh mương. Chính vì vậy, nó dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập cũng như chịu tác động đáng kể khi nguồn nước bị ô nhiễm.
Nhiều nghiên cứu đến từ các chuyên gia nước ngoài đã chỉ ra rằng, nếu dùng cây rau mương ở vùng đất, vùng nước bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm độc thạch tín. Bởi qua quá trình sinh trưởng và phát triển rất có thể loại thực vật này đã hấp thu rất nhiều các chất độc hại.
Bên cạnh đó, khi sử dụng dược liệu với bất cứ mục đích nào, chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng rau mương trong điều trị bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh tối đa những rủi ro ngoài ý muốn tới sức khỏe.
- Lựa chọn loại rau mương tươi sinh trưởng ở vùng đất, vùng nước sạch.
- Luôn luôn rửa sạch và ngâm rau mương với nước muối loãng trước khi sử dụng để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn.
- Sử dụng đúng liều lượng cây rau mương mỗi ngày tùy thuộc vào mục đích trị mụn hay chữa bệnh.
- Các bài thuốc chữa bệnh bằng rau mương thường hiệu quả khá chậm, do đó người bệnh cần đủ kiên trì để thực hiện.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không tuyệt đối không tự ý sử dụng rau mương để chữa đau dạ dày.
Cây rau mương mua ở đâu? Giá bao nhiêu
Rau mương là một loại thảo dược mọc hoang tại nhiều tỉnh thành từ miền Bắc đến miền Trung và Miền Nam. Tuy nhiên, để đạt chất lượng tốt nhất, nó phải được trồng hoặc mọc tại khu vực có nguồn đất và nước sạch, không bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt hay công nghiệp. Điều này cũng có nghĩa, việc tìm kiếm cây rau mương mọc dại an toàn ở khu vực thành thị là rất khó.
Để đáp ứng nhu cầu của của đại bộ phận người dân, hiện nay trên thị trường nước ta đã xuất hiện khá nhiều cơ sở sản xuất và buôn bán cây rau mương. Tuy nhiên, không phải chỗ bán nào cũng uy tín, chất lượng và có giá thành hợp lý.
Vậy cây rau mương mua ở đâu? Sau đây là một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn cơ sở buôn bán uy tín để tìm mua:
- Cơ sở sản xuất, phân phối có đầy đủ các giấy tờ về đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cây rau mương thành phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, không chất bảo quản.
- Quy trình sản xuất, đóng gói cây rau mương chuẩn VSATTP đồng thời bảo toàn được các thành phần dược tính trong cây.
Hiện tại, giá bán của cây khô thường dao động từ 140.000 đến 15.000/kg tùy cơ sở bán.
Hy vọng qua những thông tin vừa rồi đã giúp các độc giả hiểu được đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng cây rau mương. Có thể nói, đây là một loại thảo dược an toàn, lành tính trong điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và tránh các rủi ro ngoài ý muốn.