Huyệt Chiên Trung (Đản Trung) Nằm Ở Đâu, Có Tác Dụng Gì?
Huyệt Chiên Trung (Đản Trung) là một trong số những huyệt đạo quan trọng nhất trên cơ thể người. Huyệt vị này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được tác động đúng cách mỗi ngày. Việc có hiểu biết về huyệt Đản Trung không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn hạn chế được các rủi ro không mong muốn.
Vị trí huyệt Chiên Trung
Huyệt Chiên Trung hay còn gọi là Hung Đường, huyệt Đàn Trung, huyệt Đản Trung, huyệt Nguyên Nhi, Thượng Khí Hải, Nguyên kiến và là một trong 108 huyệt đạo trên cơ thể người. Trong đó, “Chiên” là mùi tanh hôi của con chiên, cừu, ý được dùng với nghĩa là cung điện của trái tim, màng bảo vệ tim, còn “Trung” là ở giữa.
Theo lý giải của Trung Y Cương Mục, đây là huyệt ở giữa ngực – nơi có trái tim nên gọi là Chiên Trung. Ở Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải, vị trí giữa hai vú ở ngực gọi là Chiên và huyệt nằm giữa hai đầu vú nên được gọi như trên. Được biết, huyệt Đản Trung là huyệt thứ 17 của mạch Nhâm, huyệt Hội của mạch Nhâm với kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu, Tỳ, Thận. Huyệt Hội của Khí và huyệt Mộ của Tâm Bào.
Tham khảo: Huyệt Can Du – Xác Định Vị Trí, Tác Dụng Khi Tác Động
Về vị trí, huyệt nằm ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú hoặc cằm ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5. Xét về giải phẫu, dưới da ở vị trí huyệt là xương ức, vùng da này được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4. Nhờ đó có thể mang tới khả năng điều khí, thông ngực, hóa đàm, giáng nghịch, lợi cách. Đồng thời chủ trị tình trạng đau tức ngực, hen suyễn, nấc, thở kém, ít sữa, màng ngực viêm hoặc đau dây thần kinh liên sườn.
Tác dụng của huyệt Chiên Trung
Do nằm ở vùng ngực nên huyệt Chiên Trung có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Theo ghi chép từ Y học cổ truyền, Chiên Trung huyệt khi được tác động đúng cách sẽ mang tới những công dụng như sau:
- Giảm mệt mỏi, căng thẳng: Bằng cách kích thích huyệt đạo, huyệt Đản Trung sẽ giúp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, đẩy lùi cảm giác trầm uất, run sợ, khó chịu, nôn nao trong người. Đồng thời giúp bạn cảm thấy sảng khoái, thư giãn, thoải mái hơn. Lý do là bởi huyệt đạo này có khả năng cải thiện chức năng hệ thần kinh, đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.
- Chữa tức ngực: Làm giảm nhanh cơn đau tim, đau thắt ngực hoặc các rối loạn tim mạch khác. Khi áp dụng liệu pháp châm cứu lên huyệt Đản Trung sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giảm đau đớn tại vùng ngực. Tuy nhiên nếu cơn đau dồn dập, tăng dần kèm theo tình trạng tím tái, đổ mồ hôi thì không nên bấm huyệt. Thay vào đó, người bệnh cần nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp cấp cứu.
- Trị hen phế quản: Khi dùng áp lực hoặc châm cứu lên huyệt Đản Trung sẽ làm giảm chứng hen suyễn như cảm giác khó thở, khạc ra âm thanh, ho trong vài phút. Huyệt vị này có tác dụng với cả trường hợp bị hen hàn và hen nhiệt háo. Bên cạnh đó, việc tác động lên huyệt cũng được kết hợp song song với các phương pháp điều trị bằng Tây y để gia tăng hiệu quả trị bệnh.
- Tăng cường miễn dịch: Thêm một tác dụng của huyệt Đản Trung mà bạn không thể bỏ qua chính là khả năng tăng cường miễn dịch. Theo đó, nếu được kích thích, huyệt vị có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm cũng như tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Nguyên nhân là do chúng có thể làm tăng quá trình sản xuất bạch cầu, hoạt hóa ở tuyến ức – bộ phận giúp biến đổi lympho T trưởng thành nhằm biệt hóa thành các dòng tế bào hỗ trợ miễn dịch.
- Giảm đau dây thần kinh liên sườn: Trong nhiều trường hợp, huyệt Đản Trung còn được dùng để chủ trị đau dây thần kinh liên sườn. Lúc này, việc châm cứu sẽ giúp làm giảm căng thẳng, kháng cự trong cơ, dây thần kinh liên sườn. Từ đó làm giảm triệu chứng đau, khó chịu ở khu vực liên sườn, giúp cải thiện lưu thông khí huyết. Song để đảm bảo an toàn, hiệu quả, người thực hiện phải là chuyên gia – người có chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn.
- Chữa tắc sữa: Hỗ trợ chữa tắc sữa cũng là một trong những tác dụng nổi bật khi tác dụng lên huyệt Đản Trung. Khi áp dụng liệu pháp châm cứu, huyệt sẽ giúp kích thích lưu thông mạch máu, tăng cường sự tiết dịch sữa, giúp làm giảm tắc nghẽn, tăng lượng sữa cho con cũng như giúp mẹ bỉm cảm thấy dễ chịu hơn.
Đọc thêm: Huyệt Chương Môn – Vị Trí, Tác Dụng Trong Điều Trị Bệnh Lý
Cách tác động lên huyệt Chiên Trung
Để tận dụng hiệu quả chữa bệnh nêu trên, huyệt Chiên Trung thường được tác động theo 2 cách sau:
Bấm huyệt
Tìm đúng huyệt Đản Trung và đảm bảo vệ sinh tay, vùng da cần bấm huyệt sạch sẽ. Dùng đầu ngón tay trỏ, đầu ngón tay cái áp lực lên vị trí huyệt. Tác động với lực phù hợp lên vị trí huyệt khoảng 1 – 3 phút, thời gian có thể điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ bệnh hoặc phản ứng của người bệnh.
Châm cứu
Với biện pháp châm cứu, các bạn cũng cần vệ sinh tay sạch sẽ, đeo găng tay y tế. Tiếp đó chuẩn bị dung cụ châm cứu, dùng bông thấm cồn lau sạch vùng da cần điều trị. Sau khi xác định vị trí huyệt vị, bạn dùng kim châm cứu đâm nhẹ vào huyệt.
Áp lực và độ sâu của kim phải tuân thủ theo quy định an toàn cũng như phù hợp với mức độ bệnh lý của người bệnh. Hãy châm kim luồn dưới da, hướng lên huyệt hoa cái nếu muốn chữa bệnh suyễn và châm ngang nếu muốn chữa bệnh về vú. Kim châm sâu khoảng 0.3 – 1.5 thốn với thời gian từ 5 – 30 phút.
Phối với các huyệt đạo khác
Thông thường khi tiến hành châm cứu, Đản Trung huyệt sẽ được phối cùng các huyệt đạo sau để gia tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể như sau:
- Trị viêm tuyến vú khi phối với huyệt Khúc Trì, huyệt Hợp Cốc.
- Phối với huyệt Thiếu Trạch, huyệt Túc Tam lý trị thiếu sữa.
- Phối cùng huyệt Định Suyễn, huyệt Thiên Đột, huyệt Nội Quan.
- Điều trị bướu cổ bằng cách phối cùng huyệt Phù Đột, huyệt Hợp Cốc, huyệt Khuyết Bồn, huyệt Du Phủ, huyệt Liệt Khuyết, huyệt Thiên Đột, huyệt Thiên Song.
- Trị quyết nghịch khi phối cùng huyệt Bách Hội, huyệt Nhân Trung và huyệt Khí Hải.
- Phối với huyệt Thiếu Trạch, huyệt Nhũ Căn để trị viêm tuyến vú cấp.
- Điều trị nhũ ung bằng cách phối với huyệt Du Phủ, huyệt Ủy Trung, huyệt Thiếu Trạch, huyệt Đại Lăng.
- Phối cùng huyệt Thiếu Trạch, huyệt Nhũ Căn trị sữa ra ít.
- Phối với huyệt Khí Hải, huyệt Hạ Tam Lý điều trị mai hạch khí.
- Huyệt Lao Cung, huyệt Kỳ Môn, huyệt Đại Lăng được phối để trị thương hàn kèm đau hông sườn.
- Phối với huyệt Khí Hải, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Trung Quản, huyệt Chi Câu trị thổ huyết.
- Điều trị ho, hen suyễn thông qua việc phối với huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thiên Đột, huyệt Du Phủ.
- Phối với huyệt Đại Lăng, huyệt Phế Du, huyệt Chi Câu trị phế ung.
- Phối cùng huyệt Trung Quản, huyệt Đại Lăng trị ợ hơi, ho.
- Phối cùng huyệt Hoa Cái, huyệt Thiên Đột trị ho suyễn.
- Chữa đau ngực, tê tim bằng việc kết hợp với huyệt Thiên Tỉnh.
- Trị hen suyễn khi phối với huyệt Phế Du, huyệt Xích Trạch, huyệt Liệt Khuyết.
- Phối với huyệt Kỳ Môn, huyệt Trung Quản trị chứng khí nghịch xông lên họng.
- Chữa chứng nôn ra đờm dãi khi phối với huyệt Phong Long, huyệt Công Tôn, huyệt Trung Khởi.
- Điều trị chứng hơi thở ngắn, khó thở, không muốn nói chuyện khi phối với huyệt Hoa Cái.
Lưu ý khi tác động lên huyệt Đản Trung
Khi tác động lên huyệt Đản Trung, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Thực hiện châm cứu, bấm huyệt tại các cơ sở Đông y, Y học cổ truyền uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp.
- Đảm bảo dụng cụ sử dụng cho việc châm cứu, bấm huyệt được khử trùng và vệ sinh theo đúng quy định.
- Khi bấm huyệt không nên dùng lực quá mạnh vì có thể gây đau, tổn thương cho người bệnh. Tốt nhất hãy điều chỉnh áp lực sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái và không đau.
- Thời gian bấm huyệt có thể dao động từ 1 – 3 phút và sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào mục đích chữa bệnh, phản ứng của bệnh nhân.
- Theo dõi, quan sát phản ứng của người bệnh khi thực hiện bấm huyệt, châm cứu để xử lý các bất thường nếu có.
- Không tự ý thực hiện khi không có hiểu biết về huyệt đạo, không có kinh nghiệm để tránh gây nguy hiểm.
Huyệt Chiên Trung (Đản Trung) mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể khi được tác động đúng cách. Song để đạt được hiệu quả, phòng tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, các bạn cần áp dụng các phương pháp một cách có kỹ thuật, chuyên môn.
Tìm hiểu thêm:
- Huyệt Trung Phủ Nằm Ở Đâu? Cách Phối Cùng Huyệt Vị Khác
- Huyệt Thiên Đột Giảm Viêm Phế Quản, Viêm Họng