Huyệt Trung Phủ Nằm Ở Đâu? Cách Phối Cùng Huyệt Vị Khác
Huyệt Trung Phủ được xem là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Việc tác động vào huyệt vị này sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của bạn, nhất là trong điều trị các bệnh về hô hấp. Để xác định được vị trí huyệt vị, cách tác động và phối cùng huyệt đạo khác như nào, bạn đọc có thể tham khảo ở bài viết dưới đây.
Tổng quan huyệt Trung Phủ
Trước khi tìm hiểu công dụng, cách tác động và phối cùng huyệt đạo khác, bạn cần biết huyệt Trung Phủ là gì và nằm ở khu vực nào trên cơ thể.
Huyệt Trung Phủ là gì?
Theo sách Trung Y Cương Mục, “Phủ” trong “Trung Phủ” là kho tàng, thương khố – nơi cất giữ tài sản, văn thư, các cống phẩm của triều đình. Ngoài ra, “Phủ” còn được hiểu là nơi kinh khí hội tụ, tức chỗ hội tụ mạch của đường kinh Phế bên trong cơ thể con người. “Trung” là phần ở giữa ngực, nơi thần khí của phế đi qua hoặc chính là nội bộ, phần bên trong.
Trung Phủ huyệt hay còn được gọi là huyệt Phủ Trung Dư, huyệt Ưng Trung Du, Ưng Du. Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đặc tính của huyệt vẫn không thay đổi. Theo đó, huyệt thứ nhất ở đường kinh Phế; Huyệt Hội, huyệt Túc Thái Âm Tỳ; Huyệt Mộ là nơi mà khí phế đến và được lưu trữ lại.
Trung Phủ huyệt rất quan trọng trong việc chẩn đoán, hỗ trợ điều trị các bệnh về suy nhược thần kinh. Huyệt dùng để tả Dương khi phối với các huyệt đạo khác như Phong Môn , Đại Cự hay Khuyết Bồn.
Vị trí huyệt Trung Phủ
Huyệt Trung Phủ nằm dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 1 thốn, ở giữa sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 thốn.
Xét theo giải phẫu cho thấy, vùng dưới da ở vị trí huyệt là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to cùng các cơ gian sườn 2. Tương đồng với các cơ này chính là hệ thống dây thần kinh vận động như dây thần kinh ngực to, dây thần kinh ngực bé và dây thần kinh răng to. Chúng kết nối với đám rối thần kinh ở nách và dây thần kinh gian sườn 2.
Vùng da huyệt đạo này bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4. Vậy nên đây cũng là một trong số những huyệt đạo nhạy cảm với các cơn đau ở bộ phận liên sườn xung quanh.
Cách xác định
Có 2 cách xác định huyệt Phủ Trung Dư dễ dàng, nhanh chóng. Đó là:
- Cách 1: Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đặt chéo ra sau lưng. Lúc này bạn sẽ thấy phía dưới xương đòn, đầu ngoài có một hố lõm tam giác. Chính giữa hố lõm là huyệt Vân Môn và từ lõm đó xuống theo đường rãnh cơ đen ta và cơ ngực lớn 1 thốn. Tại vị trí nằm trên khe liên sườn 1 – 2 chính là huyệt Phủ Trung Dư.
- Cách 2: Cách đo này sẽ thích hợp để áp dụng cho nam giới, không phù hợp với nữ giới. Bắt đầu tương tự với cách trên, bệnh nhân nằm ngửa, tính từ đầu vú đo ra ngoài 2 thốn. Từ vị trí này thẳng lên 3 gian sườn là vị trí huyệt.
Công dụng của huyệt Trung Phủ
Huyệt Phủ Trung Dư thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể như sau:
- Trị ho.
- Điều trị viêm long đường hô hấp.
- Viêm phế quản.
- Viêm phổi.
- Giảm cơn đau tức ngực, đau lưng và mỏi vai.
Các tác động lên huyệt Trung Phủ
Huyệt Ưng Du thường được tác động theo 2 cách sau đây:
Cách bấm huyệt
Đầu tiên, bác sĩ – thầy thuốc Đông sẽ xác định vị trí huyệt vị. Dùng đầu móng tay của ngón tay cái để ấn mạnh vào huyệt. Lưu ý, đốt một và hai của ngón tay cái vuông góc với nhau. Sau đó tăng dần lực cho tới khi người bệnh cảm thấy căng tức nặng thì dừng lại.
Cách châm cứu
Cách châm cứu huyệt Ưng Du được tiến hành theo các bước như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ châm cứu đã được tiệt trùng sạch sẽ.
- Xác định vị trí huyệt.
- Châm thẳng kim hoặc châm xiên hướng kim ra ngoài với độ sâu khoảng 0.5 – 1 thốn.
- Cứu trong 3 – 5 tháng, ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút.
Phối cùng huyệt đạo khác
Huyệt Trung Phủ sẽ mang tới nhiều công dụng trị bệnh, cải thiện sức khỏe hơn khi được kết hợp với những huyệt đạo sau:
- Phối với huyệt Dương Giao, huyệt Âm Giao để hỗ trợ điều trị viêm họng, tay chân nóng lạnh, căng tức ở ngực.
- Phối cùng huyệt Hiếp Đường, huyệt Thiên Xu trị đau tức ngực, nặng ở ngực.
- Điều trị viêm phế quản mãn tính, hen phế quản khi phối cùng huyệt Phế Du, huyệt Khổng Tối.
- Hỗ trợ chữa bệnh lao phổi khi phối cùng huyệt Kết Mạch, huyệt Phế Nhiệt, huyệt Phế Du.
Lưu ý khi tác động lên huyệt Trung Phủ
Bấm huyệt Trung Phủ không khó nhưng cần thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế nguy cơ gặp biến chứng. Dưới đây là một vài lưu ý cụ thể mà bạn cần nắm được khi tác động lên huyệt vị này.
- Thực hiện châm cứu, bấm huyệt ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ – thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao.
- Xác định đúng vị trí huyệt, không dùng lực quá mạnh để ngăn ngừa nguy cơ bị bầm tím, tụ máu ở huyệt vị.
- Không tác động lên huyệt khi đang bị thương, chảy máu, có vết bầm tím ngoài da. Bởi việc này sẽ làm cho các tổn thương lâu lành hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và những người đang điều trị bệnh tim, phổi bằng máy móc không nên châm cứu, bấm huyệt.
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trước khi tác động lên huyệt vị trong ít nhất 8 – 12 tiếng.
Trên đây là những thông tin về vị trí huyệt Trung Phủ và những tác động của huyệt tới sức khỏe người bệnh. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn huyệt đạo cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân hàng ngày tốt hơn.
Tìm hiểu thêm:
- Huyệt Nhân Nghênh: Vị Trí, Tác Dụng Trong Điều Trị Bệnh
- Huyệt Á Môn: Cách Xác Định Và Tác Dụng Của Huyệt Đạo
- Huyệt Cự Cốt Ở Đâu? Tác Dụng Tới Sức Khỏe Người Bệnh