Huyệt Nội Quan Và Cách Tác Động Chữa Bệnh Hiệu Quả
Huyệt Nội Quan được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý như mất ngủ, xuất tinh sớm, đau dạ dày, viêm cơ tim,… Đồng thời là huyệt vị quan trọng, được phối với nhiều huyệt đạo khác nhau để điều trị cũng như thúc đẩy cải thiện sức khỏe một cách tối ưu. Chi tiết về vị trí, cách tác động và những lưu ý khi bấm huyệt, châm cứu lên Nội Quan huyệt, bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về huyệt Nội Quan
Huyệt Nội Quan là huyệt vị quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh lý theo liệu pháp Y học cổ truyền. Tuy nhiên, huyệt Nội Quan chữa bệnh gì, nằm ở đâu, huyệt Nội Quan thuộc kinh nào thì không phải ai cũng nắm rõ.
Huyệt Nội Quan là gì?
Xét nghĩa theo Trung y cương mục, “Nội” được hiểu là bên trong cơ thể, “Quan” là cửa ải, ý chỉ phần hõm ở tay. Từ tên gọi, chúng ta cũng có thể xác định được huyệt Nội Quan nằm ở đâu.
Cho những bạn chưa biết, Nội Quan huyệt có xuất xứ từ thiên Kinh Mạch. Đây là huyệt vị thứ 6 của kinh Tâm Đào và giao với mạch Âm Duy ở vùng ngực. Huyệt nằm trong Lục tổng huyệt, tức 6 huyệt đạo có khả năng điều trị bệnh ở các khu vực khác nhau trên cơ thể. Trong đó bao gồm huyệt Ủy Trung, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Liệt Khuyết, huyệt Hợp Cốc và Nội Quan huyệt.
Xem thêm: Tác Động Lên Huyệt Đại Trường Du Có Tác Dụng Gì?
Vị trí huyệt Nội Quan
Việc xác định huyệt vị nằm ở đâu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, tính hiệu quả khi tiến hành điều trị, cải thiện sức khỏe. Được biết, huyệt vị này nằm ở mặt trước cổ tay, ngay giữa gân tay bé và gân gan tay lớn, cách các nếp chỉ lằn trên cổ tay khoảng 2 thốn.
Bạn có thể xác định huyệt Nội Quan bằng cách xòe tay, để cánh tay hướng lên phía trước. Sau đó dùng 3 ngón giữa bàn tay còn lại áp lên cổ tay sao cho ngón áp ít đèn lên chỉ cổ tay. Ngay điểm giữa ngón tay trỏ, gân cơ cánh tay là Nội Quan huyệt mà bạn cần tìm.
Tác dụng của huyệt Nội Quan
Trong Y học cổ truyền, huyệt Nội Quan được ghi nhận là có khả năng điều trị các bệnh lý như sau:
- Bệnh dạ dày: Do huyệt đạo này có mối quan hệ mật thiết với Vị nên chúng có khả năng điều trị các bệnh lý liên quan tới dạ dày như trào ngược, đau dạ dày, viêm loét hoặc những đối tượng hay bị buồn nôn.
- Bệnh vùng ngực: Việc tác động lên huyệt đạo sẽ giúp thư giãn, giải phóng vùng ngực, điều trị tốt tình trạng khó thở, đau tức ngực, hồi hộp, hen phế quản, đau tim,… Trong trường hợp đặc biệt, day ấn huyệt còn giúp cấp cứu người bệnh khỏi cơn nguy hiểm.
- Chống mất ngủ, suy nhược thần kinh: Với khả năng an thần, định tâm, huyệt đạo này còn có mặt trong nhiều phương pháp điều trị bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Khi tác động lên Nội Quan huyệt, người bệnh có thể giải tỏa được áp lực, điều hòa sóng thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như chức năng của hệ thần kinh.
- Một số tác dụng khác: Huyệt vị này nếu được tác động đúng cách còn có khả năng chống say tàu xe, trị xuất tinh sớm, hội chứng đau mỏi cổ tay, đau sườn hông.
Cách tác động lên huyệt Nội Quan
Bấm huyệt, châm cứu là hai liệu pháp được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền khi muốn tác động vào huyệt đạo này. Tùy vào tình trạng bệnh lý, thầy thuốc – bác sĩ sẽ chỉ định ứng dụng liệu pháp phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
Kỹ thuật bấm huyệt
Nội Quan huyệt khi được tác động bằng cách bấm huyệt sẽ cần tiến hành theo các bước sau đây:
- Xác định vị trí huyệt.
- Dùng ngón tay cái day ấn với lực đạo vừa phải, từ nhẹ đến mạnh trong khả năng cơ thể có thể chịu đựng được.
- Sau đó giữ huyệt trong 1 – 3 phút, trong lúc bấm huyệt cần đảm bảo lực tác động chuẩn, tránh làm quá nhẹ hoặc quá mạnh.
Đọc ngay: Huyệt Thiên Tông – Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động Hiệu Quả
Kỹ thuật châm cứu
Bên cạnh việc bấm huyệt, nhiều người còn lựa chọn cách châm cứu để mang lại hiệu quả trị bệnh khả quan hơn. Với Nội Quan huyệt, người bệnh sẽ được châm cứu theo cách sau đây:
- Tiến hành sát khuẩn kim châm, khử trùng kỹ càng.
- Xác định huyệt vị.
- Châm mũi kim hướng lên phía trên để trị bệnh đau phần trên.
- Châm mũi hướng xuống phía 1 bên tay để trị đầu ngón tay tê dại.
- Tiếp tục châm kim xiên sang huyệt Ngoại Quan để trị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh.
Phối cùng các huyệt đạo khác
Trên thực tế, huyệt Nội Quan sẽ được phối cùng nhiều huyệt đạo khác nhau để nâng cao hiệu quả trị bệnh. Cụ thể như sau:
- Phối với huyệt Ngư Tế, huyệt Phế Du, huyệt Liệt Khuyết, huyệt Thần Môn, huyệt Khúc Trạch, huyệt Khúc Trì, huyệt Hợp Cốc trị mề đay.
- Điều trị ngũ tâm phiền nhiệt thông qua huyệt Đại Lăng, huyệt Thập Tuyên, huyệt Hợp Cốc, huyệt Tứ Hoa, huyệt Dũng Tuyền.
- Chữa trị đau tức ngực khi được kết hợp cùng huyệt Cách Du.
- Phối cùng huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý trị đau bụng.
- Phối với huyệt Ngư Tế, huyệt Túc Tam Lý trị ăn không xuống.
- Điều trị hồi hộp khi phối với huyệt Thần Môn, huyệt Tâm Du.
- Trị tạng độc, đi tiểu ra máu không cầm bằng cách phối với huyệt Can Du, huyệt Cách Du, huyệt Thừa Sơn và huyệt Trường Cường.
- Phối cùng huyệt Âm Khích, huyệt Thừa Sơn, huyệt Trường Cường, huyệt Tâm Du trị chứng hư tim, hay sợ, hồi hộp.
- Điều trị tâm hư, tâm thần không yên khi phối với huyệt Thần Môn, huyệt Bá Hội.
- Phối với huyệt Kiến Lý điều trị chứng bồn chồn trong ngực.
- Điều trị bụng đau khi phối với huyệt Công Tôn.
- Trị đau bụng do kết tụ bằng cách phối với huyệt Chiếu Hải.
- Phối cùng huyệt Dịch Môn, huyệt Cao Hoang, huyệt Giải Khê, huyệt Thần Môn trị tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ.
- Trị nấc bằng cách phối cùng huyệt Thiên Đột.
- Tiến hành phối với huyệt Túc Tam Lý trị đau dạ dày.
- Chữa đau dạ dày khi phối cùng huyệt Công Tôn.
- Kết hợp với huyệt Thiếu Phủ, huyệt Gian Sử trị thấp tim.
- Trị huyết áp thấp với huyệt Tố Liêu.
- Kết hợp với huyệt Túc Tam Lý, huyệt Dũng Tuyền trị hôn mê do trúng độc.
- Điều trị đau quặn tim với huyệt Túc Tam Lý, huyệt Giản Sử.
- Phối với huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Đình, huyệt Trung Quản trị ợ hơi.
- Phối cùng huyệt Thanh Trì trị nôn mửa.
- Huyệt Túc Tam Lý, huyệt Cách Du, huyệt Cự Khuyết trị nấc.
Lưu ý khi tác động lên huyệt Nội Quan
Cách tác động lên huyệt Nội Quan cũng tương tự như các huyệt đạo khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mang lại hiệu quả trị bệnh tốt, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Xác định đúng vị trí huyệt để tránh bấm huyệt, châm cứu nhầm qua huyệt đạo khác gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị hoặc làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nên bấm huyệt vào buổi sáng khi mới thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Tránh tác động lên huyệt trong trạng thái quá no, quá đói hoặc sau khi dùng rượu bia.
- Trước khi châm cứu, bấm huyệt cần cắt gọn móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng. Đồng thời không tác động lên huyệt Nội Quan nếu vùng da tại đây có dấu hiệu sưng viêm hay có vết thương hở.
- Thả lỏng cơ thể trong quá trình châm cứu, bấm huyệt Nội Quan.
- Do bấm huyệt chỉ tác động ngoài da nên chúng chỉ hiệu quả mang đến rất hạn chế. Người bệnh không nên phụ thuộc vào phương pháp này mà nên tới bệnh viện để được chỉ định điều trị chuyên sâu.
- Bấm huyệt, châm cứu tại Nội Quan huyệt có thể giúp điều trị nhiều bệnh nhưng không phải ai cũng phù hợp để ứng dụng phương pháp này. Đặc biệt không nên thực hiện cho những bệnh nhân có thể trạng yếu, phụ nữ có thai, đang bị chảy máu dạ dày, người bị viêm ruột thừa,…
- Nếu trong quá trình châm cứu, bấm huyệt, bệnh nhân có gặp phải các triệu chứng bất thường hãy thông báo ngay với thầy thuốc, bác sĩ để được xử lý.
- Bệnh nhân nên tới các cơ sở Y học cổ truyền uy tín, chất lượng với đội ngũ thầy thuốc, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để được hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
- Ngoài việc áp dụng các cách điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền, mọi người cũng cần nâng cao sức khỏe bằng cách ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ và tập thể dục đều đặn.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp chi tiết về huyệt Nội Quan là gì? Châm cứu, bấm huyệt Nội Quan có tác dụng gì và những lưu ý liên quan. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ hiểu hơn về huyệt vị này cũng như cách tác động lên huyệt mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu ngay:
- Huyệt Thận Du Ở Đâu, Tác Động Thế Nào Cho Hiệu Quả?
- Huyệt Mệnh Môn Là Gì? Tác Dụng Khi Khai Mở Huyệt