Top 7 thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt thường dùng
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBàng quang tăng hoạt là tình trạng phổ biến hiện nay, gây trở ngại, bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng tâm lý đến người bệnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Chính vì thế có rất nhiều người tìm đến thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt để điều trị dứt điểm. Vậy việc sử dụng này có mang lại hiệu quả? Câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Có nên dùng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hay không?
Bàng quang tăng hoạt xuất hiện khi cơ quan này không co bóp theo chu kỳ, và có xu hướng quá mức theo thời gian. Điều này dẫn đến hiện tượng mắc tiểu đột ngột và cần giải quyết ngay, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu không tự chủ.
Điều trị bàng quang tăng hoạt phụ thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân. Khi sử thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, người bệnh nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì, đôi khi không nhất thiết cứ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu không cầm chủ là người bệnh phải uống thuốc. Những bệnh nhân chỉ ở mức độ nhẹ, không cần tới sự can thiệp của thuốc, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống.
Chính vì thế, trước khi muốn sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra chỉ định có nên sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt hay không.
Top 7 thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, nhưng không phải loại này cũng tốt và sử dụng an toàn. Dưới đây là 7 loại thuốc thường được bác sĩ thường lựa chọn kê đơn cho bệnh nhân giảm triệu chứng và thuyên giảm bệnh lý.
Thuốc kháng sinh Darifenacin
Thuốc Darifenacin được các bác sĩ khuyên dùng để trị bệnh bàng quang khi nó làm việc quá mức.
Thành phần:
Thuốc có chứa thành phần là hoạt chất cùng tên Darifenacin.
Tác dụng:
- Có tác dụng giảm co bóp của cơ chóp bàng quang.
- Làm giãn các cơ quan bàng quang, kiểm soát hoạt động đi tiểu.
- Giảm việc đi tiểu không cầm chủ ở bệnh nhân.
- Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phụ: Khô miệng, mờ mắt, chóng mặt, khó tiêu, da nóng, đau bụng và táo bón nghiêm trọng. Thậm chí còn bị đau rát khi đi tiểu.
Liều dùng:
- Liều ban đầu: 7.5 mg uống mỗi ngày, dạng dung dịch.
- Kể từ tuần thứ 2 từ khi bắt đầu chữa trị, liều lượng tăng lên 15 mg trong mỗi lần uống.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi cho trẻ em và phụ nữ có thai uống.
Giá bán tham khảo: Bệnh nhân mua tại quầy thuốc bệnh viện theo đơn của bác sĩ.
Thuốc Trospium chloride
Thuốc Trospium chloride là loại thuốc thuộc nhóm các thuốc tiết niệu – sinh dục khác. Được bác sĩ chỉ định trong việc điều trị bàng quang tăng hoạt.
Thành phần:
Thuốc trị bàng quang tăng hoạt chứa thành phần hoạt chất trospium, thuộc nhóm antimuscarinic – chống co thắt cơ trơn.
Tác dụng:
- Trospium được gọi là antimuscarinic, thuộc một loại thuốc chống co thắt.
- Cải thiện khả năng đi tiểu không cầm chủ, cảm giác phải đi tiểu ngay lập tức.
- Giúp giảm co thắt quá mức của các cơ trong bàng quang.
Liều dùng:
Dùng 20mg/lần, uống 2 lần/ngày, trước bữa ăn 1 giờ.
Giá bán tham khảo: Bệnh nhân mua tại quầy thuốc bệnh viện theo đơn của bác sĩ.
Thuốc tiêm Botox
Thuốc này không được dùng phổ biến, nhưng là một trong những lựa chọn của các chuyên gia, khi đã sử dụng các phương pháp khác mà không có tác dụng. Chỉ sử dụng dành cho người bệnh được xem phải sống chung với bệnh bàng quang tăng hoạt suốt đời.
Thành phần:
Thuốc chứa các thành phần như: Botox, xeomin, dysport, purtox, neuronox, BTXA.
Tác dụng:
- Hợp chất này tiêm vào bàng quang, làm giảm bàng quang, tăng lượng nước tiểu chứa đựng.
- Giảm thiểu tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu không cầm chủ.
- Tác dụng có thể kéo dài trong vòng một năm từ khi tiêm thuốc.
Liều dùng: Bệnh nhân nên sử dụng theo liều chỉ định của bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ/liệu trình.
Thuốc Mirabegron
Mirabegron được dùng để quản lý bàng quang hoạt động quá mức với các triệu chứng tiểu không tự chủ, tiểu gấp và tần suất đi tiểu.
Thành phần:
Thuốc có chứa thành phần hoạt chất mirabegron và tá dược, vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Giúp giãn cơ, giảm co thắt bàng quang và đường tiết niệu và gia tăng dung tích bàng quang.
Liều dùng: Bệnh nhân được chỉ định dùng 25 – 50mg/lần/ngày.
Giá bán tham khảo: Bệnh nhân nên mua thuốc tại quầy bệnh viện theo số lượng và chỉ định của bác sĩ.
Thuốc tiêm OnabotulinumtoxinA
OnabotulinumtoxinA được chiết xuất từ vi khuẩn gây ngộ độc. Được sử dụng ở người lớn để điều trị bàng quang hoạt động quá mức.
Thành phần: Thuốc có chứa thành phần onabotulinumtoxinA.
Tác dụng:
- Giúp giảm mệt mỏi, tiểu không tự chủ.
- Ngoài ra, thuốc còn có một số tác dụng phụ như: sưng đỏ ở vị trí tiêm, khô miệng buồn nôn, tức ngực và có máu trong nước tiểu sốt.
Liều dùng: Bác sĩ sẽ tiêm cho người bệnh khoảng một lượng nhất định phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.
Giá bán tham khảo: 400.000 VNĐ/30 đơn vị.
Thuốc Tamsulosin
Tamsulosin thuộc nhóm hệ tiết niệu – sinh dục, nó là phân nhóm thuốc trị các rối loạn ở bàng quang.
Thành phần:
Thuốc chứa thành phần hoạt chất tamsulosin với hàm lượng 400mcg.
Tác dụng:
- Giúp làm giảm triệu chứng của tia nước tiểu yếu, vấn đề bàng quang.
- Điều trị tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tăng hoạt như tiểu gấp không kiểm soát hay tiểu gấp.
Liều dùng:
- Uống 0,4 – 0,8mg mỗi ngày 1 lần.
- Nên uống sau ăn 30 phút, nuốt chọn viên thuốc,không nghiền, nhai.
- Tác dụng phụ của thuốc là: huyết áp thấp, buồn nôn, tiêu chảy, xuất tinh bất thường (đối với nam giới), sốt, ớn lạnh và đau lưng.
Giá bán tham khảo: Hiện nay 1 viên 400mcg tamsulosin có giá khoảng là 16.000VNĐ.
Thuốc Flavoxate
Thuốc Flavoxate thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Được dùng phổ biến để điều trị bàng quang tăng hoạt.
Thành phần:
Thuốc chứa thành phần flavoxate hydroclorid ở dạng muối hữu cơ.
Tác dụng:
- Với thành phần flavoxate hydrochloride giúp giảm triệu chứng trong khó tiểu, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu ngắt quãng trong các bệnh lý của bàng quang.
- Hỗ trợ trong điều trị chống co thắt quá mức của bàng quang tăng hoạt.
- Tác dụng phụ của thuốc gây ra là:buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiểu tiện và gây táo bón.
Liều dùng:
- Mỗi lần uống 1 viên 200mg, 3 – 4 lần mỗi ngày.
- Chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng với thuốc.
Giá bán tham khảo: 8.000 VNĐ/viên dose 200mg.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Trước khi sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt phải nghe theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cần làm theo một số lưu ý sau đây:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự tiện uống thuốc, uống quá liều, sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Khi dùng thuốc điều trị kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, không uống những thức uống có ga, caffeine,… Không nên uống nước trước khi ngủ bởi sẽ làm người bệnh thức giấc để đi tiểu.
- Khi sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt bị kích ứng, người bệnh nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ nhanh nhất.
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu quên uống thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Nhưng nếu gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối nghiêm cấm việc dùng gấp đôi liều quy định.
- Tránh ăn các loại thực phẩm trong khi dùng thuốc, có thể làm triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng:
- Thực phẩm giàu tính axit (các loại trái cây cam, chanh, bưởi, nho và cà chua) không nên dùng. Ngoài ra thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo, thức ăn mặn cũng không nên ăn. Vì chúng làm cho người bệnh khát nước, uống nước nhiều hơn, làm kích ứng bàng quang, tích tục nhiều chất độc cụ thể oxalat trong cơ thể hình thành sỏi bàng quang.
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5 – 2,5 lít nước. Nước sẽ giảm tình trạng bàng quang tăng hoạt một cách tự nhiên nhất.
Trên đây là những bài thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt mà được sử dụng phổ biến và những lưu ý khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, điều tốt nhất là trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc nào, người bệnh hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng hoặc gặp tác dụng phụ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!