Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính về xương khớp phổ biến hiện nay. Theo thống kê, cứ 100 người thì có từ 1 – 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất lao động, thậm chí có thể gây tàn phế. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh và cách điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua bài viết dưới đây.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh có diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính hoặc biến dạng các khớp.

Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy và làm tổn thương hệ khớp mà còn có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

viem khop dang thap
Viêm đa khớp dạng thấp gây đau nhức, ảnh hưởng đến vận động xương khớp

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý về xương khớp rất phổ biến và ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Bước đầu xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị sau này chính xác và thuận tiện hơn từ đó đạt được hiệu quả tối ưu.

Tình trạng viêm khớp dạng thấp xuất hiện khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tấn công synovium – lớp màng bao bọc quanh khớp từ đó dẫn tới hiện tượng viêm nhiễm. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời thì sụn và xương khớp có thể bị phá hủy, hệ thống gân và dây chằng có thể bị giãn và suy yếu.

Theo y học hiện đại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này chưa được xác định tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh là:

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể
  • Nhiễm vi khuẩn, virus
  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra, theo các số liệu thống kê, tỉ lệ nữ giới mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.

Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, căn nguyên gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp có 2 nguyên nhân chính đó là:

  • Nguyên nhân bên trong: Do cơ thể có vệ khí suy yếu, khí huyết hư hoặc can thận hư suy.
  • Nguyên nhân bên ngoài: Do sự xâm nhập của các tà khí Phong, Hàn, Thấp vào cơ thể, làm cho khí huyết bế tắc mà sinh ra bệnh. Các khí này bị tắc và lưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ từ đó gây sưng đau, nhức mỏi, tê bì ở một vùng cơ thể hoặc các khớp xương.

Triệu chứng dễ nhận biết

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được xác định dựa theo các tiêu chuẩn ACR – 1987 cụ thể như sau:

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ
  • Có hạt dưới da
  • Sưng khớp đối xứng
  • Hình ảnh X quang điển hình
  • Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp
  • Sưng đau một trong 3 vị trí khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
  • Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số các khớp sau: Ngón tay gần, bàn ngón, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân.

Tại Việt Nam, bác sĩ chuyên khoa thường chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa vào các yếu tố sau:

  • Đối xứng.
  • Nữ tuổi trung niên.
  • Diễn biến trên 2 tháng.
  • Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
  • Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay, phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu.

Biến chứng của viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới hệ xương khớp mà còn đe dọa phát triển thành các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.

  • Chân tay không thể cử động: Tình trạng cứng khớp, đau khớp khiến người bệnh khó vận động tay, chân từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình học tập và hiệu suất lao động.
  • Tàn phế: Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng của xương khớp như dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp từ đó dẫn tới tàn phế.
  • Bệnh lý tim mạch: “Khớp đớp vào tim” – Đây là một câu nói quen thuộc mà dân gian vẫn lưu truyền ý muốn nói tới tình trạng viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới các biến chứng liên quan tới tim mạch, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
  • Vô sinh, hiếm muộn: Một số nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 25% nữ giới mắc viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc có con.

Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp còn khiến người bệnh dễ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm khác như: Tổn thương thần kinh ngoại biên, hiện tượng loãng xương, mắc thêm các bệnh lý da liễu, thậm chí là làm gia tăng khả năng mắc ung thư.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để xác định chính xác tình trạng viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ kết hợp giữa quá trình khám lâm sàng, các xét nghiệm cần thiết và dựa trên tiêu chí chẩn đoán viêm khớp dạng thấp để kết luận.

Các xét nghiệm cần thiết

Để chẩn đoán chính xác và xác định mức độ, tình trạng của viêm khớp dạng thấp, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân thực hiện hàng loạt các xét nghiệm. Dưới đây là một số loại xét nghiệm viêm khớp dạng thấp cơ bản thường áp dụng.

viem khop dang thap
Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Xét nghiệm CRP – Đo lượng protein trong máu

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm đo lượng protein phản ứng C trong máu. Nếu một người nào đó bị viêm thì chỉ số CRP sẽ tăng trong vòng 6 giờ. Kết quả xét nghiệm này giúp các bác sĩ chẩn đoán cơ thể có bị viêm hay không trước khi các dấu hiệu lâm sàng thể hiện rõ ra bên ngoài.

  • Xét nghiệm ESR – Đo độ lắng của máu

Xét nghiệm ESR là xét nghiệm không đặc hiệu, dựa vào tốc độ lắng của hồng cầu, qua đó có thể biết được cơ thể có đang trong tình trạng viêm nhiễm hay không. Cách xét nghiệm ESR thực hiện khá đơn giản, nhanh và an toàn. Tuy nhiên, nó không cho biết nguyên nhân gây viêm là nhiễm trùng, chấn thương hay bệnh lý. Trong thực tế, xét nghiệm ESR đo tốc độ lắng của máu thường được kết hợp cùng một số kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng khác. 

  • Xét nghiệm CBC – Đếm tế bào ngoại vi

Xét nghiệm tế bào ngoại vi còn được gọi là “đếm tế bào máu”. Mục đích của xét nghiệm CBC là nhằm xác định tình trạng bệnh đã chuyển sang biến chứng hay chưa. Bởi một trong những biến chứng của bệnh là sự suy giảm số lượng tiểu cầu. Trên thực tế có khá nhiều người lạm dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp và tác dụng của nó rất dễ dẫn đến tình trạng suy giảm tiểu cầu.

  • Đo điện tâm đồ – ECG

Đo điện tâm đồ ECG là một phương pháp nhằm xác định bệnh viêm khớp dạng thấp đã chuyển sang biến chứng hay chưa. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim, nhất là bệnh mạch vành và suy tim tắc nghẽn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Để đánh giá và kết luận viêm khớp dạng khớp, hiện nay có 2 bảng tiêu chuẩn phổ biến nhất đó là:

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987

Hiện nay, tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và cả ở Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.

Theo đó, có thể dựa trên các biểu hiện dưới đây để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp:

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
  • Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân…
  • Viêm các khớp ở bàn tay: Sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
  • Viêm khớp đối xứng
  • Hạt dưới da
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
  • Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: Chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương thấy hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010)

viem khop dang thap
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2010.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 06 tuần và thể ít khớp. Tuy nhiên cần theo dõi đánh giá lại chẩn đoán vì nhiều trường hợp đây cũng có thể là biểu hiện sớm của một bệnh lý khớp khác không phải viêm khớp dạng thấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp thế nào?

Tùy vào từng mức độ của bệnh viêm khớp dạng thấp mà bệnh nhân được áp dụng cách điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất, xoa dịu các triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng và từng bước phục hồi sức khỏe của hệ xương khớp.

Mẹo dân gian chữa viêm khớp

Nhằm xoa dịu những triệu chứng khó chịu mà viêm khớp dạng thấp gây ra và hỗ trợ điều trị bệnh lý nếu mức độ còn nhẹ thì các mẹo dân gian khá được ưa chuộng vì sự tiện lợi, không tốn quá nhiều công sức và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

  • Gừng: Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp nhỏ mà gừng còn được coi là một vị thuốc hữu ích của dân gian. Với các bệnh lý về xương khớp, hãy rang gừng cùng với một chút muối rồi đắp hoặc ngâm rượu gừng để xoa bóp hàng ngày.
  • Lá lốt: Sử dụng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp bằng cách đem rửa sạch một nắm lá lốt tươi rồi đun lấy nước uống hàng ngày. Nên uống khi nước còn ấm nóng và kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày thì mới thấy hiệu quả.
  • Ngải cứu: Đối với ngải cứu, người bệnh có thể lựa chọn một trong hai cách là đun lá lấy nước uống hoặc chườm ấm bằng ngải cứu lên vùng bị tổn thương, đau đớn.
  • Cây chìa vôi: Tương tự như với ngải cứu, người bệnh mắc bệnh lý xương khớp có thể sử dụng cây chìa vôi để sao nóng và chườm lên vùng xương khớp bị bệnh hoặc đun nước lá chìa vôi để uống mỗi ngày.
  • Rễ trinh nữ: Kết hợp rễ cây trinh nữ cùng với sả, cây xoan leo, rễ cây cỏ xước đem đi rang vàng rồi sắc lấy nước uống.
  • Cây đỗ trọng: Một mẹo chữa viêm khớp dạng thấp khá phổ biến trong dân gian là sử dụng cây đỗ trọng. Cụ thể, người bệnh lấy đỗ trọng, đan sâm, xuyên khung để ngâm rượu rồi dùng để uống hàng ngày, trước bữa ăn.

Có thể thấy các mẹo dân gian rất dễ thực hiện tuy nhiên người bệnh phải kiên trì áp dụng thì mới có hiệu quả.

Điều trị theo Tây y

Trong Tây y, thường có 2 phương pháp điều trị chủ đạo là nội khoa và ngoại khoa. Khi mức độ còn nhẹ, nội khoa được chỉ định để xoa dịu triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây bệnh.

Trong trường hợp, nội khoa – sử dụng thuốc không đáp ứng và cho hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa, tức là can thiệp trực tiếp vào vùng xương khớp gặp vấn đề.

Nội khoa

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cần được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và thời gian mắc bệnh, nhất là các thuốc dưới đây. Thường khi kê các loại thuốc tây, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và vitamin D, vitamin B12… để giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc khi vào cơ thể.

viem khop dang thap
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
  • Thuốc chống viêm không steroid tác dụng giảm đau và giảm viêm (NSAID): Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen natri (Aleve)…

Tác dụng phụ: Có thể gây kích ứng dạ dày, gây vấn đề tại tim, tổn thương thận, tăng nguy cơ xuất huyết.

  • Thuốc làm giảm viêm, đau, làm chậm tổn thương khớp (Steroid): Prednison.

Tác dụng phụ: Loãng xương, tăng cân hoặc tiểu đường.

  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): Methotrexate (Trexall, Otrexup,…), Leflunomide (Arava), Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Sulfasalazine (Azulfidine)… tác dụng làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, cứu các khớp và các mô khỏi tổn thương vĩnh viễn. 

Tác dụng phụ: Có thể gặp phải biến chứng tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi.

  • Thuốc sinh học: Còn được gọi là thuốc ức chế tế bào B hoặc tế bào T, đem lại hiệu quả cho trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác.

Ngoại khoa

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh về xương khớp phổ biến ở nước ta. Hiện nay, trong trường hợp khớp gặp vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật thay thế khớp để phục hồi các chức năng cho người bệnh.

viem khop dang thap
Phương pháp phẫu thuật gây ra nhiều rủi ro, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp là phương pháp rất ít được sử dụng bởi phương pháp này tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, hoặc có thể khiến người bệnh bị liệt hoàn toàn.

Việc thực hiện phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp nặng, mất hết khả năng vận động và không còn phương án nào khác. Các khớp bị viêm có thể được phẫu thuật thay thế bằng kim loại và nhựa. Khớp hông và đầu gối là những trường hợp điển hình và phổ biến.

Điều trị bằng Đông y

Đông y quan niệm viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân bên trong do tiên thiên bất túc hoặc hậu thiên cơ thể thiếu dinh dưỡng, thấp nhiệt xâm nhập, khí huyết không lưu thông… Vì vậy cần phải tuỳ theo triệu chứng lâm sàng của bệnh để có bài thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp.

viem khop dang thap
Theo Đông y, dựa trên triệu chứng của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Phong thấp nhiệt tý

Triệu chứng: Khớp sưng nóng đỏ đau, chườm lạnh dễ chịu, người nóng, sợ gió, lưỡi đỏ, mạch huyền hoạt sác. 

Phương pháp chữa: Khu phong trừ thấp thanh nhiệt thông lạc.

Bài thuốc: Quế chi 6g, bạch thược 15g, tri mẫu 10g, phòng phong 9g, hải đồng bì 12g, tang chi, nhẫn đông đằng đều 20g.

  • Phong hàn thấp tý

Triệu chứng: Khớp đau nhiều, khớp lạnh, đau sưng, chườm nóng dễ chịu, lưỡi sắc nhợt tái, rêu trắng, mạch trì khẩn. 

Phương pháp chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp thông lạc.

Bài thuốc: Khương hoạt, độc hoạt, quế chi, tần giao, đương quy, xuyên khung, nhũ hương, một dược đều 9g, uy linh tiên 15g. Sắc uống.

Triệu chứng: Khớp sưng to, co cứng, lạnh đau nhiều, sợ lạnh, chân tay mát lạnh, lưng đau gối mỏi, tiểu nhiều, trong, chất lưỡi bệu nhợt, rêu trắng, mạch trì nhược. 

Phương pháp chữa: Ôn bổ thận dương, tán hàn thông lạc.

Bài thuốc: Phụ tử chế, quế chi, sơn thù đều 9g, sơn dược, ba kích thiên, cẩu tích, ngưu tất, phục linh đều 12g, tiên linh tỳ, bạch truật, uy linh tiên đều 15g.

  • Can thận âm huyết hư

Triệu chứng: Khớp sưng đau lâu ngày sinh cứng khớp biến dạng, co duỗi khó khăn, có nốt cục dưới da, cơ teo gầy, lưng gối nhức mỏi, mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch tế sác. 

Phương pháp chữa: Tư bổ can thận, ích khí dưỡng huyết.

Bài thuốc: Đảng sâm 15g, bạch linh, đương quy, bạch thược, thục địa, tang ký sinh, tần giao đều 12g, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất đều 10g, cam thảo 6g, độc hoạt, phòng phong đều 9g, tế tân, nhục quế đều 3g.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì?

Căn bệnh về xương khớp gây ra những biểu hiện nhức nhối, khó chịu, làm ảnh hưởng trầm trọng tới đời sống và sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân.

Để đẩy lùi hiệu quả tình trạng này, song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị chuyên khoa, áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh cũng cần nắm rõ những thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thực đơn mỗi ngày.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp nói chung mà người bệnh cần tăng cường thu nạp mỗi ngày đó là:

  • Rau xanh và trái cây giàu vitamin: Bông cải xanh, rau chân vịt, củ cải đường, khoai lang, bơ, cherry…
  • Sữa ít béo hoặc không béo
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu, cá mòi…
viem khop dang thap
Ăn rau xanh tốt cho sức khỏe

Bên cạnh việc tăng cường các loại thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh cũng cần lưu ý ăn uống đúng giờ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya và mang vác các vật nặng quá sức.

Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho xương khớp thì cũng có một số đồ ăn, thức uống khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cũng cần tìm hiểu và ghi nhớ hạn chế ăn uống các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt chó…
  • Thực phẩm có nhiều chất béo: Đồ chiên, nướng, rán, xào…
  • Đồ ăn chế biến sẵn: Đồ hộp, lạp xưởng, thịt xông khói…
  • Đồ uống có chứa cồn: Rượu, bia…
  • Đồ chứa chất kích thích: Cà phê, thuốc lá…

Mong rằng những thông tin tổng quan về bệnh lý viêm khớp dạng thấp trong bài viết đã giúp độc giả nắm rõ những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả để chủ động trong phòng ngừa và chữa trị căn bệnh xương khớp này.

Thông tin liên hệ

Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám: Tại Hà Nội (024) 8585 1102 hoặc Tại HCM: (028) 6279 1102

Viêm khớp ngón tay cái gây nhiều bất tiện trong hoạt động thường nhật của bàn tay. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc kèm theo các biểu hiện bệnh lý khác.…

Xem chi tiết

Trong quá trình mang thai, bà bầu gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe trong đó có đau khớp háng khi mang thai. Đây là tình trạng thường thấy, xuất hiện…

Xem chi tiết

Bệnh viêm khớp dạng thấp không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để biết mình có bị viêm khớp dạng thấp hay không? Bài viết…

Xem chi tiết

Bệnh viêm khớp mắt cá chân khiến bạn bị đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đây là một bệnh về khớp thường gặp mà hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Cùng…

Xem chi tiết

Đau khớp ngón tay ở bà bầu là hiện tượng thường thấy. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nắm bắt…

Xem chi tiết

Viêm khớp phản ứng là một dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng khác nhau và khiến…

Xem chi tiết

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu uy tín, hiệu quả là vấn đề được tất cả bệnh nhân quan tâm. Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều đơn vị, bệnh viện, phòng khám chuyên…

Xem chi tiết

Khớp nằm ở vị trí vai phải đóng vai trò nâng đỡ rất quan trọng, ngoài việc hỗ trợ vận động cánh tay, đây còn là nơi liên kết cơ phần cổ - lưng và…

Xem chi tiết

Bình luận (35)

  1. Ngân San says: Trả lời

    Em cũng uống vitamin D, vitamin B12 rồi glucosamine rồi mà không thuyên giảm, giờ e tính chuyển sang uống đông y xem sao mà không biết thuốc đông y uống có nóng ng với tích nước nên cũng đang phân vân.

  2. Ly Nguyen says: Trả lời

    Bố cháu hay bị cứng khớp buổi sáng, bị cũng tầm 2 năm nay rồi. Bố có dùng qua thuốc tây, thuốc giảm đau 1 thời gian nhưng ko khỏi, cứ ngưng thuốc là bị lại. Bây giờ bố ko thể uống thuốc dc nữa vì bố có bệnh về dạ dày. Cho hỏi trường hợp của bố cháu thì nên chữa trị sao đây ạ

    1. Thị Thanh Nhàn Lê says:

      Nếu k muốn uống thuốc sợ ảnh hưởng dạ dày thì bạn tới bệnh viện tham khảo phương pháp tiêm corticoid, phẩu thuật… nói chung cũng nhiều cách lắm

    2. Huyền Trang says:

      Nếu vậy bạn đưa bố đi châm cứu bấm huyệt thử xem. Phương pháp này giờ nhiều ng chuộng lắm, không thuốc thang vào người, chỉ có xoa bóp bấm huyệt thôi nhưng hiệu quả cực kì. Như đợt ba mình đây, cũng lớn tuổi r nên dễ bị xương khớp, tới phòng khám gần nhà châm cứu vài hôm rồi luyện tập mấy bài vận động cơ bản. Vậy mà 1 thời gian xương khớp ổn áp phết đấy

  3. Giao Bùi says: Trả lời

    Mẹ cháu bị đau gót chân 1 thời gian rồi ạ, dạo gần đây mẹ cũng hay bị cứng khớp lưng, khớp tay chân vào buổi sáng. Trước mẹ có uống thuốc đông y r mà k khỏi, giờ mẹ ngưng sống chung với lũ luôn. Mà con thấy mẹ suốt ngày xoa bóp tay chân do đau mỏi mà con xót quá chừng. Con đang nghĩ ko biết h có pp chữa trị dân gian nào hiệu quả ko ạ, để con có thể tự làm để cho mẹ chữa ở nhà

    1. Hiếu Huy says:

      Chữa theo pp dân gian thì nhiều cách lắm, nhà mình thì hay áp dụng pp này: gồm có gừng tỏi muối rựu sỏi, dùng xoa bóp trong 3 tháng là thấy đỡ đau mỏi r

    2. Thái Phan says:

      Bạn rang gừng cùng với một chút muối rồi đắp hoặc ngâm rượu gừng để xoa bóp hàng ngày, siêng siêng 4-5 tuần là thấy có cải thiện đó.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên gia

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn