Viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng khớp khuỷu có dấu hiệu đau nhức và hạn chế vận động. Biểu hiện của bệnh thường nặng lên khi chuyển giao thời tiết hoặc ở đối tượng người cao tuổi. Việc việc điều trị được quy chuẩn theo từng nguyên nhân gây bệnh, đảm bảo hiệu quả và không tái phát sau này.

Viêm khớp khuỷu tay là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp khuỷu tay là một dạng bệnh lý viêm khớp, xuất hiện viêm tại chỗ, có mức độ tùy thuộc vào đối tượng và tổn thương thực thể trong khớp. Như vậy để điều trị hợp lý, bệnh nhân phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác qua kết quả xét nghiệm/hình ảnh.

viem khop khuyu tay
Viêm khớp khuỷu tay là gì?

Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu không rõ ràng, do vậy đối tượng mắc phải thường không để ý hoặc không phân biệt được với các chấn thương thông thường. Khi có tình trạng đau tại khớp khuỷu, bệnh nhân chưa nên sử dụng ngay các loại thuốc giảm đau, mà nên theo dõi thêm 1 – 2 ngày nữa.

Viêm khớp khuỷu tay có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh:

Ở giai đoạn đầu chưa biết rõ bệnh thì không nên làm mất các triệu chứng nhận biết, như vậy sẽ gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau và tức nhẹ tại khuỷu, có thể có bất động trong thời gian ngắn sau đó lại hồi phục ngay.

Ở giai đoạn vừa đến nặng, các biểu hiện của viêm khớp khuỷu tay sẽ rõ ràng hơn, đặc biệt là tình trạng sưng đỏ và viêm đau tại ổ khớp. Kèm theo đó là khả năng vận động tại chỗ bị giảm nhiều. Lúc này khuyên bệnh nhân nên thực hiện thăm khám ngay.

Đối với các tình trạng viêm do chấn thương hoặc va chạm thì nên thực hiện sơ cứu trước, sau đó có thể bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa để cải thiện nhanh các biểu hiện cấp tính.

Nói chung, tùy vào giai đoạn mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật chỉnh hình hoặc thay khớp/cố định lại khớp. Kèm theo đó là mất gần như hoàn toàn chức năng vận động.

Do vậy khi có các biểu hiện thất thường tại khớp khuỷu cổ tay, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để biết rõ bệnh đang gặp phải, sau đó mới bắt đầu sử dụng thuốc điều trị.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm khớp khuỷu tay

Như đã nói, viêm khớp khuỷu tay muốn điều trị được ổn định thì bệnh nhân phải xác định rõ được các nguyên nhân và triệu chứng đi kèm. Khi hiểu được các yếu tố này thì việc thực hiện phác đồ và trao đổi điều trị với bác sĩ sẽ dễ dàng hơn.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân điển hình gây viêm khớp khuỷu tay bao gồm:

Tuổi tác và giới tính

Nghiên cứu cho thấy, khi độ tuổi càng cao thì hệ xương khớp càng kém phát triển. Đồng thời có xu hướng lão hóa và thay đổi cấu trúc, do vậy nguy cơ mắc bệnh cũng nhiều hơn.

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ mắc viêm khớp khuỷu tay ở nam thường cao hơn nữ và có liên quan đến hormon steroid trong cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp như đã biết là một căn bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể. Bệnh lý này có quá trình điều trị khá phức tạp và không có khả năng điều trị 100%, tuy nhiên khi kiên trì thì tình trạng sẽ ổn định lâu dài và không bị tái lại hoặc nặng thêm.

viem khop khuyu tay
Viêm khớp nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây bệnh

Khi điều trị viêm khớp khuỷu tay do nguyên nhân này, bệnh nhân cần sử dụng trong thời gian ngắn nhất và liều lượng ít nhất các thuốc được chỉ định. Bên cạnh đó phải hỗ trợ tăng sức đề kháng để tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài.

Ăn uống thiếu chất

Ăn uống thiếu chất là nguyên nhân trực tiếp gây viêm khớp khuỷu tay và thường gặp ở đối tượng thiếu niên và người già. Nguồn thức ăn không những giúp hệ xương phát triển mà còn hỗ trợ tăng miễn dịch, nếu không cung cấp đủ sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều bệnh lý.

Thoái hóa khớp khuỷu

Thoái hóa là nguyên nhân xuất hiện hầu hết ở các thể trạng bệnh xương khớp. Khi khớp khuỷu bị thoái hóa, các lớp hoạt dịch và độ linh động ổ khớp bị ảnh hưởng, dẫn tới khó khăn khi di chuyển. Các khớp sẽ tăng ma sát và mức độ tổn thương tại chỗ sẽ tăng dần theo thời gian nếu lượng dịch ổ khớp không được sản sinh thêm.

Thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết là nguyên nhân tác động từ bên ngoài lên hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh của cơ thể. Thường gặp ở đối tượng người cao tuổi và người có sức khỏe kém từ trước.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu liên quan đến sức đề kháng của cơ thể. Thường xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ hoặc người già. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, nên tăng cường hệ thống miễn dịch và tránh tiếp xúc ở những môi trường độc hại khi không cần thiết.

Viêm do chấn thương tại chỗ và vận động mạnh

Viêm khớp khuỷu tay do chấn thương tại chỗ là nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý. Trường hợp này xảy ra liên quan đến các va chạm khi hoạt động thể lực, ngã hoặc tai nạn. Đối tượng bị chấn thương hầu hết sẽ phải có can thiệp ngoại khoa và các biện pháp vật lý trị liệu sau quá trình điều trị cấp tính.

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Biểu hiện sưng đỏ tại khớp khuỷu.
  • Nhấn lõm tại ổ khớp khuỷu kèm theo biểu hiện đau.
  • Hạn chế vận động hoặc bất động tại khớp khuỷu.
  • Có thể kèm theo nóng sốt tại chỗ hoặc toàn thân.
  • Xuất hiện thêm các hạch tại cổ hoặc nách.
  • Các biểu hiện khác có thể là đau nhức các vùng xương và mô mềm lân cận, mệt mỏi, nặng một bên tay,…
viem khop khuyu tay
Xuất hiện hạch bất thường

Chẩn đoán và cách điều trị sưng khớp khuỷu tay

Khi có các triệu chứng biểu hiện như trên, người mắc bệnh nên thăm khám ngay khi có thể. Quy trình chẩn đoán sẽ được thực hiện để xác minh nguyên nhân, sau đó bác sĩ mới tiến hành điều trị.

Phương pháp chẩn đoán đau khớp khuỷu tay

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp khuỷu tay được thực hiện như sau:

Thăm khám kèm đánh giá vận động

Như thường lệ, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và trao đổi về các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải. Người mắc viêm khớp khuỷu tay nên cung cấp thêm về tiền sử và các nhóm thuốc sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ nắm bắt được tình hình chung.

Đánh khả khả năng vận động khớp khuỷu tay qua các động tác xoay, gập và duỗi tại vị trí. Sau khi thăm khám tại chỗ, bác sĩ sẽ đánh giá cơ bản được mức độ thương tổn và tính chất của bệnh. Tuy nhiên không được chủ quan trong chẩn đoán, bác sĩ cần thực hiện thêm một vài thử nghiệm đặc hiệu và chụp chiếu hình ảnh chính xác.

Thực hiện các xét nghiệm đánh giá tổn thương viêm

Các xét nghiệm đánh giá mức độ tổn thương thông qua chỉ số máu, chỉ số gan thận và chọc mủ tại chỗ (nếu có áp – xe).

Hình ảnh x – quang, CT cắt lớp xác định phạm vi tổn thương

Bác sĩ chỉ định hình ảnh chụp chiếu trong bệnh án để xác định được phạm vi tổn thương khi có va chạm. Đây cũng là tiêu chí quyết định đến kết quả chẩn đoán.

viem khop khuyu tay
Chẩn đoán xác định nguyên nhân

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp khuỷu tay

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp khuỷu tay tại nhà có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và không có tác dụng phụ. Các biện pháp này chỉ tác động bề mặt là chính và cải thiện một phần triệu chứng khi đang ở thể trạng nhẹ đến vừa. Không nên chỉ sử dụng biện pháp này trong suốt quá trình điều trị, bởi sẽ không giải quyết được căn nguyên.

Các mẹo dân gian điều trị viêm khớp khuỷu tay tại nhà bao gồm

Lá lốt và muối

Nguyên liệu: Lá lốt khoảng 10 lá, muối 100mg.

Thực hiện và sử dụng:

  • Lá lốt rửa thật sạch qua nước, vò nát rồi sao vàng.
  • Thêm 100mg muối, đảo đến nóng thì dừng.
  • Cho hỗn hợp vào một túi vải, sau đó chườm trực tiếp lên vị trí khớp khuỷu tay đến khi nguội. Có thể thực hiện 1 – 2 lượt như vậy mỗi khi đau.

Địa liền và rượu

Nguyên liệu: Địa liền 3 củ, rượu 500mL.

Thực hiện và sử dụng:

  • Địa liền rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Bỏ địa liền vào hũ rượu, sau đó thêm 500mL rượu trắng vào và đậy kín.
  • Ngâm trong ít nhất 20 ngày, sau đó sử dụng thoa trực tiếp lên bề mặt khớp khuỷu tay khi bị đau.

Khoai tây

Nguyên liệu: Khoai tây 1 củ.

Thực hiện và sử dụng:

  • Khoai tây rửa sạch, để ráo nước và không cần gọt vỏ. Thái thành từng lát mỏng.
  • Đắp trực tiếp lát khoai tây lên vị trí khớp khuỷu tay khi có hiện tượng sưng đỏ.
  • Thực hiện như vậy sẽ tạo cảm giác thoải mái, giảm viêm và sưng hiệu quả.
viem khop khuyu tay
Điều trị theo mẹo dân gian

Ứng dụng Đông y trong điều trị bệnh

Điều trị viêm khớp khuỷu tay bằng Đông y là biện pháp được tin dùng và mức độ hiệu quả cũng khá cao. Bởi Đông y tương đối an toàn lành tính, các thành phần đều là thảo dược thiên nhiên.

Tuy nhiên để sử dụng được đông y có thể thấy hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải kiên trì uống hằng ngày. Hơn nữa việc sắc thuốc cũng mất khá nhiều công sức không phù hợp cho những người bận rộn hằng ngày. Các bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp khuỷu tay bao gồm.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Dây đau xương: 20g.
  • Độc hoạt, thạch cao, đỗ trọng bắc, ngưu tất bắc mỗi vị 12 g.
  • Hối hạc, hồng tơ xanh, hy thiêm, độc hoạt mỗi vị 9g.
  • Cẩu tích: 6g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các vị thuốc trên rửa sạch, sau đó phơi khô. Thực hiện sao vào trước khi sắc thuốc.
  • Thêm khoảng 1000mL nước trắng vào nòi sắc, kèm theo các vị thuốc đã sơ chế. Nấu trên ngọn lửa nóng vừa cho đến khi cạn còn 2 bát nhỏ thuốc.
  • Uống hết 1 thang trong ngày.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Tri mẫu, đương quy, ngưu tất 13g.
  • Độc hoạt, phòng phong, quế chi, cẩu tích mỗi vị 6g.
  • Đỗ trọng, hy thiêm mỗi vị 8g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Tất các các nguyên liệu trên cho vào nồi sắc thuốc. Thêm 750mL nước rồi sắc đến khi còn 2 bát thuốc nhỏ.
  • Chia đều uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • Hoàng cầm, quế chi, đương quy mỗi vị 12g.
  • Tần giao, bách chi mỗi vị 10g.
  • Can khương, cam thảo dây mỗi vị 4g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Tất các các nguyên liệu trên cho vào nồi sắc thuốc. Thêm 900mL nước rồi sắc đến khi còn 2 bát thuốc nhỏ.
  • Chia đều uống hết trong ngày.

Chữa bệnh bằng Tây y

Các biện pháp điều trị Tây y khi bị viêm khớp khuỷu tay là cách điều trị hiệu quả nhất cả về triệu chứng và căn nguyên. Tuy nhiên khi sử dụng có gây ra các tác dụng phụ và mệt mỏi cho cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa và thải trừ nếu dùng lâu dài.

Thuốc Tây

Các thuốc tây thường sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như: Meloxicam,diclofenac, celecoxib, acetaminophen,…được sử dụng để giảm đau tùy vào mức độ bệnh. Ưu tiên sử dụng các NSAIDs ức chế cox 2 tự nhiên, trong trường hợp không đáp ứng hoặc không dung nạp thì mới chuyển các thuốc khác.
  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin kết hợp methylprednisolon, hydrocortison, betamethason…sử dụng chống viêm bề mặt và dẫn kháng sinh, đồng thời cải thiện tổn thương viêm sâu bên trong.
  • Kháng sinh thường dùng thuộc nhóm beta lactam như augmentin, cefuroxim, amoxicillin…kết hợp với thuốc điều trị thấp khớp như methotrexat trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân dị ứng penicillin không dùng được, do vậy phải chuyển dòng kháng sinh thuộc các nhóm khác.
viem khop khuyu tay
Sử dụng thuốc Tây hợp lý điều trị bệnh

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu viêm khớp khuỷu tay gồm:

  • Giãn cơ: Đây là biện pháp nhằm giảm các biểu hiện tức và khó chịu tại khớp khuỷu, được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật.
  • Phục hồi cử động khớp qua bài tập: Vận động khớp khuỷu theo các tư thế duỗi, gập và xoay giúp hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
  • Thực hiện châm cứu huyệt tại toàn cơ thể: Lưu thông khí huyết, tăng lưu lượng máu đến tổn thương viêm, giúp nhanh làm lành và hồi phục khớp khuỷu.

Phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị viêm cấp tính hoặc tổn thương thực thể nặng. Sau phẫu thuật, khả năng phục hồi là rất cao, tuy nhiên vẫn có thể để lại các biến chứng hoặc mất vận động sau này.

Các dạng phẫu thuật bao gồm: Chỉnh hình, ghép nối xương, định hình khớp và nối dây chằng…

Lưu ý để điều trị bệnh viêm khớp khuỷu tay nhanh lành

Trong quá trình điều trị viêm khớp khuỷu, bệnh nhân nên lưu ý thực hiện những yêu cầu kèm theo trong chế độ ăn uống như sau:

  • Bệnh nhân nên cân đối chế độ ăn uống, sử dụng các nhóm chất ở mức độ vừa phải.
  • Nên sử dụng các loại protein nguyên cám (hạt điều, lạc vừng) hoặc protein động vật giáp xác (tôm, cua, cá). Đây là các protein tốt, cung cấp lượng calo lớn nhưng không gây ảnh hưởng đến bệnh lý.
  • Sử dụng nhóm chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, bơ, mỡ cá…sẽ giảm được các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó ngăn ngừa được sự tiến triển của tình trạng thoái hóa xương khớp.
  • Hoa quả chứa nhiều vitamin C sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch (ổi, táo, cam, quýt…)
  • Không nên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản (đồ hộp, chiên rán), chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các nhóm thịt đỏ động vật (thịt bò, trâu, dê…).
  • Không nên lạm dụng các chất kích thích trong thời gian điều trị như: Cafein, thuốc lá, bia rượu…
viem khop khuyu tay
Nghỉ ngơi hỗ trợ quá trình điều trị

Vận động và thói quen sống, bệnh nhân lưu ý:

  • Nên tập luyện sức khỏe hàng ngày bằng các bài tập từ nhẹ đến nặng, tùy vào sức của bản thân (yoga, bơi, đạp xe, đi bộ…).
  • Ngủ nghỉ đúng thời gian biểu, không thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hạn chế làm việc nặng, dành thời gian nghỉ ngơi để nhanh hồi phục.

Viêm khớp khuỷu tay có thể nguy hiểm đến mức phải can thập ngoại khoa nếu không điều trị sớm. Do vậy chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa trước đó. Bài biết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trên đây mong rằng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh viêm khớp dạng thấp không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để biết mình có bị viêm khớp dạng thấp hay không? Bài viết…

Xem chi tiết

Viêm khớp răng là tình trạng xuất hiện ổ viêm tại chỗ, kèm theo biểu hiện đau và sưng xung quanh khoang miệng. Cũng vì vậy mà người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc…

Xem chi tiết

Đau khớp gối phải có thể là biểu hiện của các bệnh như viêm khớp gối, trật khớp gối, hoại tử chỏm xương… Tùy vào mức độ đau mà sẽ có các biện pháp xử…

Xem chi tiết

Hiện nay ngày càng có nhiều người bị đau nhức khớp háng, không chỉ ở người già, người trưởng thành mà ngay ở trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng…

Xem chi tiết

Đau khớp ngón tay ở bà bầu là hiện tượng thường thấy. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nắm bắt…

Xem chi tiết

Có rất nhiều cách để giảm và cải thiện các triệu chứng của viêm khớp. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng có thể điều trị tận gốc hoặc làm thay đổi diễn tiến…

Xem chi tiết

Khớp gối là nơi chịu áp lực của toàn bộ trong lượng cơ thể, vì thế rất dễ bị tổn thương, thoái hóa. Một trong những bệnh hay gặp nhất ở khớp gối là viêm…

Xem chi tiết

Đau khớp gối khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do thay đổi chế độ sinh hoạt và nội…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *