Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn như thế nào là hợp lý?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn nên được điều chỉnh trong suốt thời gian điều trị và nghỉ dưỡng tại nhà. Bởi những thực phẩm này sẽ tác động trực tiếp lên sự thay đổi các chỉ số xét nghiệm và đánh giá cải thiện chức năng về sau. Vậy suy thận mạn nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

Vai trò của chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và các chức năng của cơ thể người. Và tất nhiên, nó sẽ tác động trên hai phương diện đối lập đó là: Mặt tốt và mặt xấu.

che do an cho benh nhan suy than man
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân suy thận mạn

Đối với đối tượng mắc bệnh suy thận mạn, việc điều chỉnh hướng tác động tốt từ chế độ ăn là điều cần thiết cho quá trình phục hồi cơ thể. Đồng thời hạn chế tối được nguy cơ tái phát bệnh.

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cho bệnh nhân:

  • Tăng khả năng đào thải chất độc trong thời gian điều trị nội khoa với các nhóm thuốc khác nhau.
  • Tăng khả năng hồi phục sau quá trình điều trị ngoại khoa phải thực hiện các xâm lấn liên quan.
  • Kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác kèm theo.
  • Giảm gánh nặng lên các cơ quan tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Phòng ngừa bệnh lý tái diễn hoặc tiến triển nặng thêm.
  • Ngoài ra chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp đẩy lùi quá trình lão hóa da và tế bào thần kinh, hỗ trợ chức năng tim mạch ở người cao tuổi,….

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh khiến bệnh nhân:

  • Tăng nguy cơ nhiễm độc cơ thể, khiến bệnh có xu hướng nặng hơn.
  • Cơ thể suy nhược, không có năng lượng để hồi phục chức năng.
  • Khó kiểm soát được trọng lượng, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là sau khi thực hiện xâm lấn ngoại khoa.
  • Tăng khả năng tương tác khi sử dụng thuốc điều trị.
  • Bên cạnh đó còn khiến hệ thần kinh bị ức chế và dễ dẫn tới tình trạng mất ngủ kèm theo (ví dụ như các chất: Cafein, bia rượu, thuốc lá…).

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận nên được lựa chọn kỹ lưỡng, tránh tình trạng đưa những thực phẩm không phù hợp vào khẩu phần hàng ngày. Việc làm này cần kết hợp giữa ý kiến của bác sĩ và mong muốn của người bệnh để duy trì thực hiện trong thời gian lâu dài.

Chế độ ăn cho người suy thận mạn nên được áp dụng

Chế độ ăn cho người suy thận mạn nên tập trung trong điều chỉnh lượng muối, chất béo, tinh bột, đạm và nguyên tố vi lượng. Lưu ý nên duy trì việc thực hiện chế độ này trong suốt thời gian điều trị và phục hồi để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là thông tin cụ thể về các nhóm thực phẩm mà đối tượng mắc bệnh nên sử dụng.

Dùng thực phẩm ít muối và natri

Natri là nguyên tố vi lượng có trong cấu trúc của muối ăn. Khi chức năng lọc của cầu thận suy giảm natri sẽ không được đào thải mà ở lại trong cơ thể, từ đó gây bất lợi cho chức năng tim mạch đặc biệt là huyết áp.

che do an cho benh nhan suy than man
Theo khuyến cáo của bộ y tế chỉ nên dùng natri với hàm lượng 2,3mg/ngày là phù hợp

Theo khuyến cáo của bộ y tế, bệnh nhân bị suy thận mạn chỉ nên dùng natri với hàm lượng 2,3mg/ngày là phù hợp. Bên cạnh đó việc chế biến thức ăn cùng muối nên được hạn chế để đảm bảo không vượt quá mức tiêu thụ cần thiết.

Thực phẩm chứa ít muối và natri được khuyến cáo sử dụng như: Sữa chua, quả bơ, trái cây tươi, rau xanh các loại, thịt tươi được để đông lạnh…

Bổ sung các protein lành mạnh

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn không thể thiếu các protein lành mạnh từ thực vật và động vật. Đây là những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp lượng calo đáng kể, đồng thời tăng cường chức năng thận.

Người bệnh trong thời gian điều trị nên sử dụng với lượng vừa phải, theo khuyến cáo là khoảng 60 – 90g các loại thịt hàng ngày. Do chức năng lọc tại thận suy giảm, nên nếu sử dụng nhiều hơn lượng này sẽ khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ phải làm việc nhiều hơn. Như vậy tình trạng bệnh lại càng nặng thêm.

Một số nguồn protein lành mạnh nên dùng như: Thịt gia cầm, cá, tôm, cua, lòng trắng trứng, các loại hạt khô…

Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận mạn – Dùng thực phẩm ít kali

Kali là nguyên tố vi lượng có tác dụng hỗ trợ cơ và các sợi dây thần kinh hoạt động tốt. Trường hợp bệnh nhân bị suy thận mạn tính, chức năng đào thải chất này ra khỏi cơ thể kém dần đi, dẫn tới tình trạng dư thừa và tái hấp thu vào máu. Khi vượt quá chỉ số cho phép là 3,5 – 5mEq/L thì người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

che do an cho benh nhan suy than man
Táo là loại quả chứa nhiều Kali

Một số thực phẩm chứa lượng kali hợp lý mà bệnh nhân có thể sử dụng như: Táo, việt quất, kiwi, đào, chuối, dưa vàng, thảo mộc…

Dùng thực phẩm ít phốt pho

Bệnh suy thận mạn nên ăn gì? Đó là những thực phẩm ít Photpho. Phốt pho được cung cấp vào cơ thể dưới dạng muối hữu cơ hoặc nguyên tố, hỗ trợ sức khỏe xương khớp, cơ và mạch máu.

Trường hợp bệnh nhân bị suy thận mạn sẽ dễ dẫn tới tình trạng tích trữ phốt pho và gây tác động xấu đến hệ xương như: Xốp, gãy, yếu, đau và viêm xương khớp. Do vậy để tránh tình trạng này, bệnh nhân nên sử dụng những thực phẩm chứa hàm lượng phốt pho thấp.

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn chứa ít phốt pho gồm những thực phẩm: Các loại rau xanh và hoa quả tươi, mì pasta, sữa từ gạo, ngũ cốc, các loại trà thảo dược…

Thực phẩm chứa tinh bột “vừa đủ”

Tinh bột là nguồn thực phẩm không thể thiếu để nuôi sống cơ thể, tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng thừa năng lượng. Bên cạnh đó, do có cấu trúc phức tạp, các chất này cần một lượng nước lớn để tiêu hóa và phân giải khiến bệnh nhân phải uống nhiều hơn mức bình thường. Do chức năng thận suy giảm, việc sử dụng nước quá nhiều sẽ khiến thận phải làm việc và dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn.

che do an cho benh nhan suy than man
Bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm chứa lượng tinh bột “vừa đủ”

Bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm chứa lượng tinh bột “vừa đủ” như: Lúa mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai lang, cà rốt… trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Sử dụng thực phẩm chứa chất béo chưa bão hòa

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn đã cắt bỏ gần hết các chất dinh dưỡng, do vậy để đảm bảo năng lượng sống, bệnh nhân cần bổ sung thêm từ các chất béo tự nhiên. Yêu cầu người bệnh cung cấp chất béo chưa bão hòa vào khẩu phần hàng ngày là điều nên làm. Bởi ngoài hiệu quả nâng cao sức khỏe, nguồn thực phẩm này còn hỗ trợ hệ thống tim mạch và chống gốc tự do rất tốt.

Chất béo chưa bão hòa nên chiếm 10% trong chế độ ăn và được cung cấp từ: Cá hồi, dầu thực vật, dầu ép hạt, cá trích, phô mai…

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn KHÔNG nên áp dụng

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp, bệnh nhân cũng nên “ghi sổ” chất không phù hợp và cần loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây là thông tin cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn không nên áp dụng.

Suy thận mạn không nên ăn gì? – Tránh xa nguồn đạm “xấu”

Như đã nói, protein là chất cần thiết cho việc hình thành cơ bắp và cấu tạo màng tế bào, bên cạnh đó còn hỗ trợ cung cấp nguồn năng lượng lớn. Tuy nhiên khi dùng các dạng thức ăn chứa đạm “xấu”, bệnh nhân sẽ vô tình thúc đẩy quá trình hình thành viêm và đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng hoạt động của thận.

che do an cho benh nhan suy than man
Suy thận mạn không nên ăn gì? – Tránh xa nguồn đạm “xấu”

Bên cạnh đó, để tiêu hóa được những dạng thức ăn này, cơ thể cần phải làm việc nhiều hơn bình thường. Các nguồn đạm không tốt bao gồm: Nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, thịt đóng hộp,…

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và tim mạch cho bệnh nhân, dẫn tới nguy cơ đột quỵ bất ngờ. Bên cạnh đó, khi dòng máu không được lưu thông, thận sẽ bị hạn chế chức năng lọc và tăng khả năng nhiễm độc cơ thể.

Ngoài ra, đây cũng là nguồn thực phẩm khiến cơ thể nhanh chóng bị lão hóa và có nguy cơ mắc bệnh tật nhiều hơn. Do vậy bệnh nhân không nên lạm dụng chúng trong chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa gồm: Mỡ từ động vật, món ăn chiên rán đồ đóng hộp, sữa béo, các loại bơ…

Thực phẩm nhiều muối

Bệnh nhân suy thận mạn luôn được khuyến cáo với một chế độ ăn hạn chế muối, bởi đây là chất khiến mức lọc cầu thận suy giảm dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm độc amoniac. Mặt khác, sử dụng nhiều muối cũng ảnh hưởng đến bệnh nhân người cao tuổi khi huyết áp không ổn định hoặc có nhịp tim nhanh.

che do an cho benh nhan suy than man
Bệnh nhân suy thận mạn luôn được khuyến cáo với một chế độ ăn hạn chế muối

Các thực phẩm chứa nhiều muối nên tránh: Nước mắm, muối tinh, cà muối, dưa muối, cá phơi khô, …

Thực phẩm thuộc nhóm chất kích thích

Thực phẩm thuộc nhóm chất kích thích luôn nằm trong danh sách hạn chế của đối tượng mắc bệnh nan y. Không những khiến sức khỏe yếu đi, nhóm chất này còn làm gia tăng phản ứng viêm và tương tác với các thuốc điều trị nội khoa. Như vậy làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và làm chậm quá trình hồi phục cơ thể của bệnh nhân. Do vậy, đối tượng mắc bệnh nên tránh xa nhóm các chất này.

Thực phẩm thuộc nhóm chất kích thích bao gồm: Thuốc lá, rượu, cafe, bia, nước chè đặc,…

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn được thiết kế dựa trên mức lọc cầu thận và tình trạng sức khỏe hiện tại, do vậy nên được thực hiện cẩn thận. Một số lưu ý khi tiến hành lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người bệnh:

  • Trước khi lên thực đơn, bệnh nhân cần được thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế và xác định rõ mức độ bệnh hiện tại.
  • Thực đơn cân bằng giữa các nhóm thực phẩm (protein, glucid, lipid, khoáng chất và vitamin) và nên được chế biến chủ yếu ở dạng hấp, luộc, xào.
  • Nên chia thành nhiều bữa để giảm tải mức tiêu thụ mỗi lần và tăng khả năng hấp thu cho bệnh nhân.
  • Nên lựa chọn và khuyên bệnh nhân sử dụng các thực phẩm tươi mới, không chứa dư lượng chất độc thực vật hoặc tăng trọng.
  • Nhắc nhở bệnh nhân sử dụng lượng nước phù hợp để đảm bảo mức lọc cầu thận.
  • Không nên sử dụng quá nhiều các loại gia vị trong một món ăn, lựa chọn những dòng thảo mộc là điều nên làm.
  • Thực hiện tái khám định kỳ để đánh giá chức năng, dựa vào kết quả này mà có những thay đổi phù hợp cho chế độ ăn trong từng giai đoạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn, đối tượng mắc bệnh trước khi thực hiện nên hỏi ý kiến bác sĩ và theo dõi quá trình hồi phục để có những thay đổi phù hợp với bản thân.

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng hiện nay. Không chỉ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý…

Xem chi tiết

Lọc màng bụng là một phương pháp điều trị quan trọng trong quản lý suy thận mạn tính, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân cần thay thế chức năng thận. Phương pháp này…

Xem chi tiết

Chỉ số Creatinin trong suy thận là một thuật ngữ rất quen thuộc trong y khoa và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến bệnh thận nói chung. Creatinin sẽ phản ánh chính…

Xem chi tiết

Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn tính, khi chức năng thận bắt đầu suy giảm nhưng vẫn còn khá tốt. Nhiều người khi được chẩn đoán mắc suy…

Xem chi tiết

Suy thận là một tình trạng y tế nghiêm trọng mà nếu không được phát hiện hay điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.…

Xem chi tiết

Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc thường được kê đơn để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp và một số tình trạng giữ nước trong cơ…

Xem chi tiết

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng nghiêm trọng khi thận không còn khả năng thực hiện chức năng lọc máu cũng như loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Đây là giai…

Xem chi tiết

Suy thận nhẹ hay còn gọi là suy thận giai đoạn đầu, là tình trạng chức năng thận bắt đầu suy giảm nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. Đây là một vấn đề sức khỏe…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *