Mụn Bọc Ở Mũi

Mũi là khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nên thường tích tụ nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Chính điều này gây nên tình trạng mụn bọc ở mũi. Những nốt mụn không chỉ gây đau nhức mà còn làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp. Thậm chí, nếu để lâu ngày mụn sẽ hình thành sẹo lồi, sẹo lõm trên da.

Định nghĩa mụn bọc ở mũi là gì?

Mụn bọc ở mũi là một trong những biểu hiện của viêm da. Mụn thường có kích thước lớn với phần nhân mụn nằm sâu dưới da và nang lông nên việc “xóa sổ” chúng trở nên khó khăn hơn những loại mụn khác. Đây cũng là loại mụn dễ gây sưng đau, lây lan.

Mụn bọc thông thường có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên khuôn mặt nhưng nhiều nhất vẫn là vùng chữ T, cụ thể là khu vực mũi tiết nhiều dầu. Trong giai đoạn nổi mụn, nếu bạn không chăm sóc kỹ càng có thể khiến nhân mụn bị vỡ ra và lây lan sang khu vực da lân cận.

Vì vậy ngay khi nhận thấy dấu hiệu của mụn bọc, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo thâm về sau.

mun boc o mui
Mụn bọc ở mũi là tình trạng viêm da thường gặp

Những đối tượng dễ bị mụn bọc ở mũi là trẻ đang trong lứa tuổi dậy thì, người có làn da dầu hoặc phụ nữ đến ngày đèn đỏ, người thường xuyên thức khuya, căng thẳng,…

Mụn bọc xuất hiện ở khu vực mũi gây đau nhức khó chịu có thể cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Vậy mụn bọc ở mũi là bệnh gì?

  • Mụn bọc mọc ở mũi cảnh báo tình trạng rối loạn chức năng gan cùng các bệnh lý như xơ gan, viêm gan.
  • Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, dạ dày, nội tạng bị nóng trong.
  • Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, trường hợp mũi sưng phù có thể bạn bị cao huyết áp.
  • Triệu chứng cảnh báo bạn bị viêm xoang.

Mụn bọc là loại mụn nghiêm trọng, dễ gây biến chứng gây sẹo và vết thâm vĩnh viễn nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Thực tế, hiện nay có hàng trăm biện pháp giúp trị mụn, chăm sóc da, nổi bật trong ‘cơn mưa’ đó Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì được chuyên gia và người bệnh đánh giá cao. Bài thuốc Đông y thế hệ mới này có thể trị đa dạng các loại mụn từ mụn ẩn, mụn mủ, mụn trứng cá, mụn nội tiết và cả mụn bọc cứng đầu. 

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Bạn muốn điều trị dứt điểm mụn bọc ở mũi cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Thông thường mũi nổi mụn bọc có thể là do vi khuẩn  P.acnes phát sinh quá mức. Hoặc khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ và gây nên mụn bọc, mụn viêm.

Ngoài ra mụn ở mũi có thể xảy ra do một vài nguyên nhân khác như:

Nội tiết tố mất cân bằng

Trong độ tuổi dậy thì hoặc đang mai thai, đến kỳ kinh nguyệt,… nội tiết tố trong cơ thể thường bị rối loạn. Lúc này nồng độ hormone tăng cao hơn bình thường và thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhất là ở vùng da mũi. Khi đó, lỗ chân lông ở mũi giãn nở to hơn bình thường và tạo điều kiện hình thành nên mụn bọc, mụn viêm, mụn có mủ.

Do thói quen sờ tay lên mặt

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi phổ biến hiện nay chính là thường xuyên sờ tay lên mặt. Bàn tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn cũng như bụi bẩn. Nếu bạn thường xuyên chạm tay lên mặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da, từ đó hình thành nên mụn bọc. Không những vậy thói quen này cũng khiến mụn lây lan nhanh chóng hoặc trở nên viêm nhiễm nặng hơn.

mun boc o mui
Thường xuyên sờ tay lên mũi cùng khiến mụn hình thành

Vệ sinh da không đúng cách

Vệ sinh da là bước skincare quan trọng và góp phần ngăn chặn mụn hiệu quả. Thế nhưng khi bạn làm sạch da không đúng cách hay rửa mặt nhiều lần trong ngày sẽ gây nên tình trạng viêm nang lông. Từ đó tạo điều kiện để mụn hình thành gây thẩm mỹ và đau đớn.

Do vậy bạn chỉ nên rửa mặt ngày 2 lần với những sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu để làm sạch dầu thừa cùng bụi bẩn. Ngoài ra chị em nên nhớ làm sạch tay trước khi rửa mặt để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào da. Với những da đang bị mụn nên lựa chọn sản phẩm có tính kiềm dầu và hạn chế dùng mỹ phẩm.

Căng thẳng kéo dài gây mụn bọc ở mũi

Việc bạn thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi. Bởi vấn đề tâm lý này khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, từ đó hình thành nên các nốt mụn bọc.

Ngoài ra đây cũng là một trong những yếu tố khiến làn da của bạn dễ bị lão hóa và hình thành nếp nhăn. Do vậy để ngăn và điều trị hiệu quả mụn bạn hãy luôn vui vẻ, lạc quan.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống kém lành mạnh chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến làn da của bạn. Cụ thể việc thường xuyên dung nạp thực phẩm cay nóng, dầu mỡ sẽ khiến da yếu đi, dễ nổi mụn hơn. Ngược lại người thường xuyên ăn rau củ quả sẽ có làn da mịn màng, sáng hồng.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng là thời điểm vàng để làn da được tái tạo. Vì vậy việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến làn da bị sạm đi nhanh chóng và dễ nổi mụn hơn.

Tham khảo thêm :

mun boc o mui
Ăn uống không lành mạnh tạo điều kiện hình thành mụn bọc

Bị mụn bọc ở mũi có nên nặn không?

Có nên nặn mụn bọc ở mũi không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi không may gặp phải tình trạng da liễu này. Theo các bác sĩ da liễu, bạn không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà bởi điều này có thể khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng và khiến mụn trở nên viêm nhiễm nặng hơn.

Thậm chí nặn mụn không đúng cách có thể để lại sẹo vĩnh viễn, hoặc tạo nên những biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy cách tốt nhất để xử lý mụn bọc ở mũi và ngăn ngừa tái phát là đến gặp bác sĩ da liễu thăm khám chi tiết hoặc sử dụng sản phẩm chuyên trị mụn.

Gợi ý cách trị mụn bọc ở mũi không để lại sẹo

Hiện nay có rất nhiều cách chữa mụn bọc ở mũi an toàn và hiệu quả. Tùy theo tình trạng mụn cũng như cơ địa mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị sao cho thích hợp.

Tuy nhiên, mũi xuất hiện mụn bọc khá nguy hiểm, vì thế nhằm đảm bảo an toàn bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý tốt nhất.

Dưới đây sẽ là một số cách làm hết mụn bọc ở mũi hiệu quả:

Trị mụn bọc ở mũi bằng thuốc tân dược

Tây y luôn là phương pháp điều trị mụn được nhiều chị em tin tưởng áp dụng, không chỉ bởi nó cho hiệu quả nhanh chóng mà còn rất tiện lợi, dễ dùng. Với những người bị mụn mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ. Ngược lại, người bị mụn bọc nặng cần uống thuốc kết hợp bôi để đạt kết quả tốt nhất.

mun boc o mui
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn

Một số loại thuốc trị mụn bọc ở mũi hiệu quả bạn nên biết đó là:

  • Thuốc kháng sinh đường uống: Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra do mụn bọc. Hơn nữa thuốc còn giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của da, giảm tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Thuốc thích hợp điều trị mụn bọc từ mức độ trung bình đến nặng.
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi: Công dụng chính của thuốc là kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của những vi khuẩn gây mụn. Hơn nữa thuốc cũng giúp làm giảm cảm giác đau nhức, sưng tấy do mụn bọc ở mũi gây ra.
  • Thuốc Benzoyl peroxide: Thuốc ức chế hoạt động và diệt trừ những vi khuẩn gây mụn, ví dụ như P.acnes. Thế nhưng thuốc Benzoyl peroxide có thể làm tăng khả năng lão hóa da nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vì vậy chị em cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc Retinoid: Một trong những cách trị mụn bọc to ở mũi hiệu quả chính là sử dụng thuốc Retinoid. Công dụng của thuốc là kìm hãm sự phát triển của mụn, hạn chế sừng hóa và làm bong vảy tế bào chết một cách nhanh chóng. Lỗ chân lông trên da vì thế sẽ trở nên thông thoáng và hạn chế mụn hình thành.
  • Thuốc chứa Acid salicylic: Đây là thành phần có khả năng kháng viêm, giảm đau và ngứa ngáy trên da. Hơn nữa thuốc còn giúp kiểm soát bã nhờn, làm sạch lỗ chân lông, ngăn mụn bọc hình thành trên mũi.

Khi bạn sử dụng những loại thuốc trị mụn bọc này cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Việc bạn tự ý thay đổi liều dùng hay tần suất đều có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hại cho làn da.

Thông tin thêm : TOP 14 Mặt Nạ Trị Mụn Bọc An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà bằng các mẹo dân gian

Cách làm hết mụn bọc ở mũi bằng các mẹo dân gian là phương pháp được nhiều chị em tin dùng bởi độ an toàn cũng như khả năng tiết kiệm chi phí. Một số mẹo dân gian cải thiện mụn ở mũi là:

Chườm đá lạnh

Sử dụng đá lạnh chườm lên những vùng da bị mụn là cách xử lý mụn bọc ở mũi đơn giản nhưng cho hiệu quả cao. Không những vậy đá lạnh còn giúp bạn giảm đau, giảm sưng tấy hiệu quả, đồng thời se khít lỗ chân lông rất tốt.

mun boc o mui
Chườm đá lạnh giúp giảm nhanh sưng tấy, đau nhức ở nốt mụn
  • Bạn lấy một chiếc khăn sạch, bọc 1 vài viên đá vào bên trong và chườm lên những vùng da bị mụn.
  • Sau khi thực hiện chườm đá lạnh được khoảng 15 phút thì bạn dùng nước sạch rửa lại da.
  • Mỗi ngày bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần để mụn nhanh chóng xẹp xuống.

Chữa mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi

Rau mồng tơi có khả năng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, trị mụn hiệu quả. Không những vậy trong loại rau này còn chứa nhiều vitamin A3, B3, saponin, sắt có khả năng làm sáng da.

  • Bạn lấy một nắm rau mồng tơi đã rửa sạch vào cối giã nát cùng một chút muối hạt to sau đó lọc lấy phần nước cốt.
  • Làn da của bạn sau khi được làm sạch thì bạn thấm nước cốt rau mồng tơi chấm lên các nốt mụn.
  • Sau khoảng 15 phút bạn lấy nước sạch để vệ sinh lại làn da của mình.
  • Tuần thực hiện từ 2-3 lần sẽ thấy mụn bọc cải thiện đáng kể.

Sử dụng nghệ chữa mụn

Thành phần của nghệ là tinh chất curcumin có khả năng kháng viêm, chống khuẩn rất tốt. Vì thế bạn có thể sử dụng nghệ để sát trùng, tiêu diệt mụn cũng như se khít lỗ chân lông, ngăn sẹo thâm hình thành.

  • Bạn trộn đều 2 thìa tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bạn đắp hỗn hợp này lên da và sau khoảng 20 phút thì rửa lại với nước sạch.
  • Kiên trì làm mỗi tuần từ 2-3 lần sẽ thấy những nốt mụn bọc dần dần biến mất.

Đọc thêm : Làm Thế Nào Khi Mụn Bọc Bị Vỡ? Cách Xử Lý Hiệu Quả Là Gì?

Một số cách phòng ngừa mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi là loại mụn nghiêm trọng và khó điều trị hơn bình thường. Do vậy để phòng ngừa mụn hiệu quả cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bạn cần ghi nhớ những điều sau:

mun boc o mui
Chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng bệnh
  • Bạn không nên chạm tay lên mụn hoặc nặn mụn khi chưa nắm rõ kỹ thuật. Những hành động này sẽ khiến mụn bị viêm nặng hơn, lâu lành lại. Theo đó bạn chỉ nên nặn mụn bọc khi chúng đã hết sưng tấy.
  • Chăm sóc đúng cách với những sản phẩm có thành phần thích hợp với làn da mụn. Bạn không nên trang điểm trong thời kỳ bị mụn vì có thể làm tăng tình trạng bít tắc lỗ chân lông khiến mụn viêm nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ để có một làn da khỏe mạnh, sáng hồng, hết mụn.
  • Trong thời gian trị mụn bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mỗi khi đi ra ngoài chị em nên bôi kem chống nắng, sử dụng kính râm, khẩu trang, áo chống nắng để bảo vệ da tối đa.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, không căng thẳng, stress để tránh rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, tạo điều kiện cho mụn nội tiết, mụn bọc hình thành.
  • Chị em cần tuân thủ phác đồ điều trị mụn mà bác sĩ đã chỉ định để nâng cao hiệu quả.

Mụn bọc ở mũi là vấn đề da liễu tiềm ẩn nhiều nguy hại đồng thời gây mất thẩm mỹ. Vì vậy chị em ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh cần đến gặp bác sĩ da liễu đẻ được thăm khám và điều trị tận gốc. Tuyệt đối không chủ quan để mụn phát triển gây viêm nhiễm, hình thành sẹo thâm về sau.

Tham khảo thêm

Mụn bọc sưng không đầu là loại mụn vô cùng đáng sợ, không chỉ tạo cảm giác nhức nhối mà chúng còn gây mất thẩm mỹ và khó điều trị dứt điểm. Vậy làm sao…

Xem chi tiết

Mổ mụn bọc bị chai ở đâu an toàn và hiệu quả là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi không may gặp phải vấn đề da liễu khó điều trị này. Mổ mụn…

Xem chi tiết

Mụn bọc là một loại mụn trứng cá gây đau đớn, khó chịu cũng như nhiều phiền toái cho người mắc bệnh. Chính vì thế nhiều người có thói quen nặn mụn bọc. Thế nhưng…

Xem chi tiết

Mụn bọc là một trong những loại mụn rất thường gặp, khó điều trị và dễ gây bội nhiễm cho da. Khi mụn vỡ, các vi khuẩn trong nhân mụn có thể tấn công sang…

Xem chi tiết

Mụn bọc thường rất cứng đầu, khó điều trị và gây ra nhiều phiền toái cho làn da của bạn. Ngoài các phương pháp trị mụn thường gặp, các chị em có thể sử dụng…

Xem chi tiết

Mụn bọc bị chai là một thể của mụn trứng cá và gây nên những khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Cụ thể mụn không chỉ làm làn da…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *