XUẤT HUYẾT DẠ DÀY
Xuất huyết dạ dày (bao tử) nếu không được kiểm soát ngay sẽ rất nguy hiểm. Đây là bệnh lý ở hệ tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu rõ về hiện tượng chảy máu dạ dày để hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và điều trị kịp thời.
Định nghĩa
Nói đến xuất huyết dạ dày là người ta nghĩ ngay đây là căn bệnh nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Nếu bạn chưa biết xuất huyết dạ dày tiếng anh là gì câu trả lời là “Gastrointestinal Bleeding”. Đây cũng là tên khoa học của bệnh, chỉ tình trạng lòng mạch của dạ dày bị chảy máu. Người bệnh cùng các bác sĩ có thể nhận biết được thông qua việc phân tích mẫu phân hoặc hỗn hợp bị ói ra. Theo đó trong chất thải thường lẫn máu tươi hoặc có màu đen nâu, cà phê…
Chảy máu dạ dày là bệnh, cũng là biến chứng liên quan đến một số vấn đề ở đường ruột như là viêm bao tử, đau dạ dày… Hoặc đôi khi người bệnh gặp phải hiện tượng này do sử dụng chất kích thích.
Nhiều người cho rằng đây không phải bệnh nguy hiểm, cho nên họ thường chủ quan. Thực tế mức độ nghiêm trọng của xuất huyết dạ dày còn phụ thuộc vào nguyên nhân, thể trạng người bệnh. Nhưng hầu hết người bệnh bị chảy máu nhiều đều có nguy cơ bị:
- Sốc phản vệ.
- Tụt huyết áp, có thể ngất.
- Thậm chí tử vong.
Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tốt nhất là đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. Nếu chậm trễ, bạn có thể phải hối hận vì hệ quả của nó. Theo các chuyên gia, người bệnh xuất huyết dạ dày quá nhiều và không được kiểm soát trong 24 giờ đầu tiên sẽ có khả năng thiệt mạng. Vì vậy, hãy cảnh giác với những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh này.
Nguyên nhân
Xuất huyết dạ dày phần lớn liên quan đến các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư hoặc polyp dạ dày. Ngoài ra một số thói quen sinh hoạt hoặc việc dùng thuốc cũng tác động không nhỏ. Cụ thể là:
- Nhiễm khuẩn HP: Khuẩn HP đi vào cơ thể qua đường thức ăn và phát triển mạnh là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm loét. Nó đồng thời làm tổn thương niêm mạc, tạo nhiều ổ viêm và ăn sâu vàu mạch, gây xuất huyết.
- Viêm loét dạ dày: Thống kê cho biết có đến trên 70% ca bệnh xuất huyết bao tử liên quan đến bệnh viêm dạ dày. Những người này có ổ viêm lan rộng ở niêm mạc dạ dày và ruột non. Ổ loét ăn sâu vào trong mạch nên gây ra tình trạng xuất huyết.
- Khối u ở dạ dày: Người có khối u ở dạ dày dù lành tính hay ác tính đều có thể gây xuất huyết dạ dày tá tràng. Lý do là vì khối u ma sát với dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn và làm tổn thương lòng mạch. Đây là tình trạng xuất huyết dạ dày nhẹ nhưng có tính dai dẳng. Nếu không xử lý khối u thì bệnh vẫn tiếp diễn.
- Tổn thương mạch máu: Trong dạ dày có chứa nhiều mạch máu và chúng rất dễ bị tổn thương khi có kích thích. Thông thường mạch có biểu hiện phình hoặc vỡ, y khoa gọi là hiện tượng loạn sản mạch, Hemangioma hay Dieulafoy. Những tình trạng chảy máu này rất dễ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, hiện tượng rối loạn máu đông cũng dễ làm dạ dày bị xuất huyết. Nó xảy đến khi:
- Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu cùng với hồng cầu, bạch cầu là những tế bào máu quan trọng. Chúng giúp cơ thể cầm máu bằng cơ chế làm đông lập tức khi có tổn thương ở mạch. Nếu lượng tiểu cầu giảm cực thấp thì máu khó đông. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như tiểu ra máu, chảy máu lợi… và cả xuất huyết dạ dày.
- Xơ gan: Bệnh xơ gan hình thành lâu ngày làm cho tĩnh mạch cửa chịu nhiều áp lực. Lực này cũng tác động lên lòng mạch dạ dày và gây chảy máu. Thường thì những người xơ gan ở giai đoạn cuối mới bị biến chứng này.
- Thiếu hụt vitamin K: Đối với cơ thể, vitamin K có rất nhiều công dụng, trong đó làm đông máu là một vai trò thiết yếu. Nếu không được cấp đủ dưỡng chất này mỗi ngày, tình trạng chảy máu bao tử có thể xảy ra. Đối với trẻ nhỏ còn có thể gây xuất huyết não hoặc chảy máu ở màng não.
- Bị sốt xuất huyết: Virus gây bệnh sốt xuất huyết có khả năng làm giảm mạnh lượng tiểu cầu trong máu. Vì thế khi nhiễm phải bệnh này, chúng ta cần cảnh giác với hiện tượng xuất huyết ở dạ dày hay chảy máu cam...
- Dùng thuốc chống đông: Loại thuốc này được sử dụng để ngừa tắc nghẽn ở tĩnh mạch do cục máu đông hình thành. Tuy nhiên nếu lạm dụng chúng quá nhiều thì có thể gây ra hiện tượng rối loạn đông máu. Từ đó bệnh nhân có khả năng bị xuất huyết. Ngoài ra, nếu sử dụng nhiều dược phẩm chống viêm không steroid hoặc loại chứa corticoid cũng gây hệ quả tương tự.
Bên cạnh nhóm các nguyên nhân kể trên, một số yếu tố sau nếu cộng hưởng lại cũng khiến cho tình trạng xuất huyết ở đường tiêu hóa trầm trọng hơn:
- Dùng thuốc lá hoặc thức uống có cồn triền miên.
- Bị stress.
Nếu bạn đang đối với những căn bệnh hoặc có thói quen sống chưa tốt trên, hãy cảnh giác với dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày
Triệu chứng & biến chứng
Xuất huyết dạ dày có biểu hiện khá rõ nét và dễ nhận biết. Tuy nhiên, trước tiên hãy kể đến những triệu chứng thường thấy. Đó là:
- Đau rất dữ dội ở vùng thượng vị với tần suất ngày càng gia tăng.
- Ruột cồn cào và nóng rát sau khi dùng thuốc chứa corticoid hoặc loại không chứa steroid.
- Buồn nôn và suy nhược cơ thể, chóng mặt nhiều và ù tai.
- Khát nước, tiểu tiện ít nhưng vã mồ hôi nhiều.
- Người bệnh mệt lả nhưng thở nhanh.
Đó là những dấu hiệu cũng có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác liên quan. Vậy xuất huyết dạ dày có triệu chứng gì riêng biệt?
Nôn ra máu:
Đây là dấu hiệu điển hình nhưng có sự khác biệt ở từng người. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà màu dịch nôn khác nhau. Có thể là hồng, nâu sẫm hoặc đỏ tươi.
Nếu dịch nôn có màu nâu đen và đông lại nhanh chóng thì bệnh nhân đang bị xuất huyết đường tiêu hóa dưới.
- Phân biệt nôn và ho ra máu
Nhiều trường hợp ho ra máu liên quan đến bệnh về phổi, trong khi nôn ra máu lại phần nhiều thuộc về vấn đề của dạ dày. Vậy làm thế nào để phân biệt và nhận biết hai tình huống này? Thông thường ở người bệnh nôn ra máu do xuất huyết dạ dày nặng, dịch phẩm có kèm theo bọt hoặc thức ăn.
Bất tỉnh: Nếu mất máu quá nhiều thì bệnh nhân sẽ tụt huyết áp bất chợt và sốc dẫn đến bất tỉnh.
Đại tiện phân đen:
Tình trạng này còn được gọi là xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu. Theo đó máu chảy từ dạ dày sẽ lẫn vào thức ăn và đi theo ruột non, trực tràng hậu môn ra ngoài cùng với phân.
Tại sao phân đen? Là bởi vì chúng bị phân hóa và biến đổi, không chỉ đen mà còn hôi và tanh. Trường hợp máu chảy quá nhiều thì màu máu lẫn trong phân có thể là đỏ tươi.
Chẩn đoán bệnh học
Để xác định chính xác và nhanh nhất căn nguyên và mức độ xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành một số bước sau:
- Khám lâm sàng: Trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh lý có mắc sốt xuất huyết hay viêm loét dạ dày, ung thư không. Đồng thời tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng khác.
- Nội soi dạ dày: Các phương pháp nội soi dạ dày là rất cần thiết để xác định vị trí bị tổn thương gây xuất huyết. Đồng thời đây cũng là cách phát hiện điểm xuất huyết ẩn cần được xử lý ngay.
- Chụp X – quang Baryt: Xét nghiệm này sẽ sử dụng đến chất cản quang để phát hiện rõ những tổn thương trong hệ tiêu hóa.
- Xét nghiệm máu: Phân tích mẫu máu sẽ cho biết nguyên nhân gây xuất huyết có phải do sự thiếu hụt của tiểu cầu hay không.
- Đặt sonde dạ dày: Đây là cách rửa dạ dày từ mũi xuống. Nó giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí xuất huyết là ở đường tiêu hóa trên hay dưới.
- Mở bụng: Mở bụng thăm dò là phương pháp cuối cùng, được tiến hành khi các cách chẩn đoán khác chưa cho căn cứ đầy đủ để kết luận bệnh. Theo đó bác sĩ sẽ mở bụng để thăm dò, xác định đúng vị trí xuất huyết và cầm máu ngay cho người bệnh.
Có thể thấy tất cả các phương pháp chẩn đoán đều nhằm tìm ra vị trí xuất huyết dạ dày và nguyên nhân, mức độ chảy máu. Dựa vào thông tin thu được, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng bệnh xuất huyết dạ dày và cách chữa trị.
Bệnh có điều trị được không
Tìm hiểu về tính nguy hiểm của xuất huyết bao tử, rất nhiều người lo lắng không biết bệnh có chữa được không. Thật may, nếu được phát hiện và kiểm soát từ sớm thì rủi ro hoàn toàn có thể loại bỏ.
Tuy nhiên nếu xuất huyết dạ dày nặng kinh niên thì biểu hiện cũng không rõ ràng. Vì thế nhiều trường hợp không phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần hoặc dẫn đến mãn tính hoặc ảnh hưởng tới tính mạng. Chẳng hạn như bệnh nhân mất máu quá 24 giờ, bị suy kiệt sức lực dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.
Từ đó cho thấy căn bệnh nguy hiểm này vẫn có cơ hội chữa trị. Bạn nên cẩn trọng với các nguyên nhân, cảnh giác trước các dấu hiệu và đi khám chữa kịp thời.
Giải pháp điều trị
Điều trị bằng Tây y
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã khiến cho việc chữa trị bệnh này trở nên đơn giản hơn nhiều. Bằng kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị xuất huyết bao tử bằng thuốc hay phẫu thuật.
Dùng thuốc điều trị
Có một số thuốc thuộc các nhóm sau thường được chỉ định cho bệnh nhân nhằm giảm triệu chứng chảy máu bao tử:
- Ranitidine, Famotidine dùng theo đường tiêm cho người bệnh đang chảy máu.
- Nizatidine và Cimetidin giúp ức chế proton.
- Thuốc trung hòa axit dư và chống lại tình trạng rối loạn tiết dịch vị dạ dày.
- Một số thuốc khác.
Phẫu thuật điều trị
Trong trường hợp xuất huyết dạ dày có tính nguy cấp, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các cách làm cụ thể:
- Nội soi dạ dày: Phương pháp này dùng trong cả chẩn đoán và điều trị bệnh xuất huyết bao tử. Nếu sau khi rửa dạ dày mà máu vẫn chảy tiếp thì bác sĩ sẽ tiến hành dùng đầu điện, kim chích, kẹp, tia laser hoặc chất cầm máu dạng xịt để xử lý.
- Phương pháp mổ hở: Máu chảy ồ ạt và bệnh nhân có nguy cơ tử vong thì cần được chỉ định mổ hơ ngay. Ca phẫu thuật phải được tiến hành bằng bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bởi vì lúc này cần cầm máu trực tiếp, cắt nhanh dòng chảy tại thời điểm mổ.
Các cách trị xuất huyết dạ dày trong y học hiện đại hầu hết đều có độ tin cậy khá cao. Bởi nó đem lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh giữ lại tính mạng. Tuy nhiên sau khi tiến hành nó có thể để lại rủi ro hoặc di chứng. Đặc biệt là ở những chị em bị chảy máu bao tử khi mang thai. Hơn nữa đây là phương án tốn nhiều chi phí nhất, cho nên bạn cần cân nhắc kỹ.
Chữa mẹo dân gian
Những người bị xuất huyết dạ dày ở mức nhẹ và bệnh tiến triển chậm thì có thể dùng mẹo chữa tại nhà. Có một số cách thực hiện đến nay vẫn được truyền miệng là cho hiệu quả tốt, an toàn và dễ làm như sau:
Dùng củ nghệ
Chứa nhiều hoạt chất kháng viêm sát khuẩn curcumin, củ nghệ vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý trong nhiều gia đình. Để chữa xuất huyết dạ dày với nó, bạn làm như sau:
- Lấy củ nghệ vàng còn tươi đem rửa sạch, phơi qua vài nắng rồi nghiền nhỏ.
- Thêm vài củ sắn dây và quả chuối non, cũng rửa sạch, cắt nhỏ và nghiền bột.
- Đem trộn lẫn với nhau và pha chúng với một thìa mật ong, cùng nước ấm.
- Sử dụng 3 lần/ngày bằng cách uống trước bữa ăn 30 phút để giảm triệu chứng.
Sử dụng gừng tươi
Trong củ gừng chứa Shogaol và Gingerol là 2 hoạt chất rất tốt, có tác dụng làm ấm và chống viêm loét cho dạ dày. Đồng thời làm lành tổn thương ở niêm mạc. Nhờ đó nó cũng kiểm soát các triệu chứng xuất huyết bao tử thường gặp. Cách chữa cụ thể:
- Bạn lấy 1 củ gừng tươi đem rửa thật sạch và giã nhuyễn ra rồi nấu với 300ml nước lọc.
- Sau khi nước sôi khoảng 5 phút thì tắt lửa để nước gừng nguội bớt.
- Lọc qua rây để lấy nước trộn với 2 thìa mật ong, tạo thành trà gừng mật ong.
- Uống trà này 3 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng của xuất huyết dạ dày.
Chữa bằng nha đam
Không chỉ tốt cho da, nha đam còn dưỡng ẩm và làm dịu niêm mạc dạ dày cực kỳ tốt. Đây là một mẹo chữa dân gian khá hay mà nhiều người vẫn áp dụng để trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và kể cả tình trạng xuất huyết bao tử. Cách tiến hành cụ thể:
- Bạn lấy 1 nhánh nha đam tươi đem rửa và tách lấy thịt đem ngâm muối loãng.
- Sau đó vớt ra để xay nhuyễn lấy tinh chất gel nha đam.
- Bảo quản trong tủ mát, sau đó mỗi ngày dùng 1 cốc nước nha đam trước bữa cơm chính 30 phút. Nếu muốn nước nha đam ngon và dễ uống hơn, bạn có thể thêm vào một chút ít đường phèn.
- Tinh chất nha đam khi đi vào dạ dày sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ cho niêm mạc, tránh bị xuất huyết.
Thuốc dân gian trị xuất huyết dạ dày chỉ dùng cho trường hợp bệnh nhẹ với mục đích hỗ trợ điều trị. Để giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh và tránh rủi ro, bạn cần khám tại bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp dùng thuốc.
Điều trị bằng Đông y
Y học cổ truyền nghiên cứu về nhiều bệnh lý ở tỳ vị, trong đó có cả xuất huyết dạ dày. Nếu người bệnh ngại dùng thuốc Tây nhiều ngày sẽ bị lờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ thì Đông y là giải pháp an toàn. Hầu hết các bài thuốc Đông y trị xuất huyết dạ dày đều nhằm bồi bổ cho nội bộ cơ thể và trị bệnh từ gốc. Có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1
- Dùng bạch mao căn và nhân tràn để ngừa sự phát triển của khuẩn HP cùng các hại khuẩn khác.
- Thêm chỉ thiên và kim ngân hoa để làm lành tổn thương ở niêm mạch dạ dày.
- Kết hợp với cối xay và hoàng bá để kích thích hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Gia giảm liều lượng cho phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể và sắc cô đặc thành cao để sử dụng hàng ngày.
Bài thuốc số 2
- Sử dụng các dược liệu như mai mực giúp trung hòa dịch vị dạ dày, giảm dư axit.
- Bạch thược và cam thảo giúp hòa can chỉ thống, ngăn ngừa viêm loét ở niêm mạc gây tổn thương và chảy máu.
- Đương quy đóng vai trò là chất bổ huyết hoạt trường.
- Bố chính sâm giúp kiện tỳ bổ khí, giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.
- Sài hồ giúp tán nhiệt và giảm đau cho người bệnh.
- Chè dây làm nhiệm vụ ức chế khuẩn HP - một yếu tố quan trọng gây bệnh xuất huyết dạ dày.
Bài thuốc số 3: Nhất Nam Bình Vị Khang
Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc chữa bệnh dạ dày được nghiên cứu, ứng dụng tại Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc chữa trị hiệu quả xuất huyết dạ dày nhờ phối hợp hơn 30 thảo dược trị bệnh nổi bật là: Xuyên khung, Mộc hương, Cam thảo, Bạch thược, Lá khôi, Bồ công anh, chè dây…
Các thảo dược được phối hợp theo nguyên tắc Hư bổ - thực tả, khôi phục lại trạng thái cân bằng tại dạ dày. Đặc biệt bài thuốc được phát triển thành liệu trình với ba bài thuốc nhỏ gồm:
Nhất Nam Bình Vị Hoàn
- Thành phần: Mẫu lệ, Hoàng bá, Mộc hương, Trần bì, Hoắc hương, Hương phụ,... và các thảo dược khác.
- Công dụng: Điều hòa bài tiết dịch dạ dày, tiêu viêm, cầm máu, phục hồi niêm mạc dạ dày
Cao Nhất Nam Bình Vị
- Thành phần: Cây khem vàng, Chỉ xác, Ô tặc cốt, Bạch truật, Huyền hồ, Bạch thược,... và các thảo dược khác.
- Công dụng: Hỗ trợ kiện tỳ vị, ổn định nhu động dạ dày ruột, chống trào ngược và tăng cường vị khí cùng sức đề kháng hệ tiêu hóa
Nhất Nam giải độc
- Thành phần: Diệp hạ châu, Đan sâm, Thục địa, Kim ngân hoa, Hương nhu và một số thảo dược quý khác
- Tác dụng: Tăng cường giải độc, thanh nhiệt, giúp tăng tốc tiêu viêm tại niêm mạc dạ dày
Tùy tình trạng của từng người bệnh, liệu trình Nhất Nam Bình Vị Khang được gia giảm, điều chỉnh cho phù hợp. Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết hơn về liệu trình thuốc:
NHẤT NAM Y VIỆN
|
Phòng tránh bệnh học
Xuất huyết dạ dày là tình trạng liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau và có tính nguy hiểm. Vì vậy, đừng chờ đến khi có biểu hiện nghiêm trọng mới xử lý, bạn nên tìm hiểu cách phòng ngừa từ hôm nay.
Ngừa xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống của mình. Người bệnh cần bổ sung:
- Củ dền: Dùng để tái tạo hồng cầu, tuy nhiên không được ép lấy nước uống vì nó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công, tăng viêm loét.
- Quả bơ: Cung cấp carbohydrate và omega 3 để giúp niêm mạc dạ dày phục hồi.
- Cá hồi: Khi cơ thể suy yếu bạn cần bổ sung đạm để hỗ trợ phục hồi. Tuy nhiên các loại thịt đỏ và tôm, mực chứa nhiều dưỡng chất này nhưng lại gây xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên chọn cá hồi cho người đang có tổn thương trong dạ dày.
- Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung một số rau củ quả khác như mông tơi, khoai lang, đu đủ, bí ngô...
Song song với đó cần kiêng những thực phẩm khó tiêu hóa và kích thích viêm, tạo axit hoặc gây ma sát mạnh như:
- Món chứa chất béo bão hòa hoặc được tẩm ướp cay nóng.
- Đồ uống chứa caffeine hoặc ga, cồn.
- Món ăn nhanh như là xúc xích, bim bim, thịt gác bếp, thịt sấy...
- Các loại thực phẩm khô cứng, có cạnh sắc hoặc khó nghiền nát.
Cùng với đó cần:
- Chữa dứt điểm các bệnh dễ gây biến chứng xuất huyết dạ dày như viêm loét, trào ngược...
- Giữ tinh thần thoải mái nhất, ngủ đủ giấc và không thức khuya để giảm áp lực lên dạ dày.
- Không tự ý dùng thuốc Tây, đặc biệt là những thuốc giảm đau, chống viêm không steroid và loại chứa corticoid.
- Khi có biểu hiện xuất huyết dạ dày bất thường cần khẩn cấp đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Xuất huyết dạ dày là bệnh có thể khiến người bệnh mất máu nhiều dẫn đến tử vong. Vì tính nguy hiểm của nó, người bệnh tuyệt đối không được mất cảnh giác hoặc chữa tùy tiện. Nên đến cơ sở y tế khám, theo dõi sức khỏe và tham khảo với bác sĩ về cách điều trị chuẩn, kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!