Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh xương khớp thường gặp trong xã hội hiện nay, chiếm tỉ lệ cao trong nhóm các bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây đau đớn cho người bệnh, làm giảm năng suất lao động, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế. Cùng tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cách điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ở vị trí xương sống vùng thắt lưng. Khi đó nhân nhầy có thể chèn ép vào các rễ dây thần kinh hoặc tủy sống hướng ra trước, ra đằng sau hoặc lệch sang 2 bên vào thân đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ khá cao. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 20-55 tuổi.

thoat vi dia dem that lung
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý về xương khớp phổ biến ở nước ta

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng được chia thành 2 loại chính dựa theo vị trí đĩa đệm nằm giữa các đốt sống hay bị tổn thương, nhất là đĩa đệm giữa đốt sống L4 L5 và L5 S1.

  • Thoát vị đĩa đệm L4-L5

Cột sống thắt lưng gồm có 5 đốt sống được kí hiệu lần lượt từ trên xuống là L1 L2 L3 L4 L5.

L4 L5 là 2 đốt sống nằm ở cuối cột sống thắt lưng, cũng chính là 2 đốt sống phải hoạt động và chịu áp lực nhiều nhất từ các hoạt động hàng ngày của con người. Chính vì thế hầu hết các tổn thương liên quan đến nhiều căn bệnh xương khớp đều có liên quan tới 2 đốt xương sống này.

Thoát vị đĩa đệm vị trí L4 L5 gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng nhiều nhất ở khoảng 20 – 49 tuổi, với tỉ lệ lên tới 60 – 65%. Bệnh cũng xảy ra ở nam giới nhiều hơn, đa số là do đặc điểm về nghề nghiệp.

  • Thoát vị đĩa đệm L5 S1

Đốt xương sống L5 là vị trí cuối cùng của cột sống thắt lưng, đốt xương S1 là đốt đầu tiên thuộc xương cùng cụt. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống này thường xuyên phải chịu sức ép từ trọng lượng phần trên của cơ thể trong quá trình vận động, đặc biệt là khi làm việc nặng.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ tạo ra một sự chèn ép tác động lên những dây thần kinh nằm xung quanh. Chính sự chèn ép này sẽ khiến bệnh nhân luôn có cảm giác đau đớn.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm thắt lưng, dưới đây là những nguyên nhân chính thường gặp:

  • Lối sống không lành mạnh: Sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích là những nguyên nhân làm suy yếu sức khỏe nói chung và sức mạnh của xương khớp, đĩa đệm nói riêng. 
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các dưỡng chất cho các khớp, sụn.
  • Lười vận động: Không thường xuyên vận động và tập thể dục sẽ khiến các khớp xương và đĩa đệm thoái hóa nhanh chóng.
  • Thoái hóa theo độ tuổi: Những thay đổi sinh hóa tự nhiên khiến đĩa đệm mất nước dần dần, có thể ảnh hưởng đến độ bền và độ đàn hồi của đĩa đệm. 
  • Làm việc nặng: Đặc thù công việc lao động nặng nhọc, thường mang vác các vật nặng gây áp lực lên hệ xương khớp.

thoat vi dia dem that lung
Mang vác vật nặng ảnh hưởng tới xương khớp

  • Tư thế làm việc, sinh hoạt không đúng cách: Ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu một chỗ trong quá trình học tập và làm việc sẽ khiến xương khớp chây ỳ, làm sai lệch hệ thống xương khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Tạo áp lực lớn lên cột sống, dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm tổn thương đến vùng đĩa đệm.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng điển hình

Khi mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh sẽ thường gặp phải các biểu hiện điển hình dưới đây:

  • Cảm giác đau xảy ra liên tục tại vùng thắt lưng.
  • Kèm theo những cơn đau nhức lưng vùng thắt lưng hoặc đau dây thần kinh tọa.
  • Đau buốt, tê rát, ngứa ran ở gan bàn chân hoặc mu bàn chân, gan bàn chân rất lạnh.
  • Căng cơ hoặc chuột rút ở vùng thắt lưng.
  • Ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.
  • Mất kiểm soát bàng quang, ruột.
  • Suy giảm chức năng tình dục.
  • Đau lan xuống vị trí mông và các mặt chân do đĩa đệm bị thoát vị ở các đốt sống thắt lưng gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh.
  • Nếu như bệnh diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn tới hạn chế vận động, teo cơ, thậm chí là liệt ở một số bộ phận.

Ngay khi thấy bất cứ các triệu chứng bất thường nào như trên thì người bệnh cần đi thăm khám chuyên khoa xương khớp càng sớm càng tốt để ngăn chặn bệnh phát triển trầm trọng hơn.

Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ đe dọa gây ra hàng loạt những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh: Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, do đó khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh đau nhức khó chịu.
  • Teo cơ chi: Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, khiến cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo dần, người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
  • Rối loạn cảm giác: Những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.

thoat vi dia dem that lung
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm

  • Rối loạn đại tiểu tiện: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động.
  • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây ra các hội chứng đau khập khễnh cách hồi, rối loạn vận động, khiến người bệnh không làm chủ được sức khỏe và cuộc sống của mình.
  • Gây liệt tàn phế: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là có thể gây liệt tàn phế suốt đời. Người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, đi lại và chỉ có thể nằm một chỗ.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính nguy hiểm. Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh có thể dẫn tới teo cơ, cong vẹo cột sống, thậm chí là bại liệt suốt đời. Để tránh các biến chứng nguy hiểm trên, mọi người cần nắm được các phương pháp điều trị phù hợp.

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng theo mẹo dân gian

Hiện nay, một số bài thuốc dân gian giúp bạn tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà khá an toàn và hiệu quả.

  • Bài thuốc từ ngải cứu và giấm gạo

Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, trộn với 200ml giấm gạo, đem đun nóng. Sau đó, bọc hỗn hợp vào khăn mỏng, xoa dọc vị trí cột sống bị đau nhức trong 10 - 15 phút.

Thực hiện xoa bóp bằng ngải cứu và giấm gạo liên tục và đều đặn từ 2 – 3 tuần, những cơn đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Hướng dẫn các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu:

  • Bài thuốc từ lá lốt và đinh lăng

Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt để ráo nước. Cắt khúc lá lốt rồi phơi khô 2 nắng. Đinh lăng và cây tinh nữ phơi khô.

thoat vi dia dem that lung
Đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Cho các vị thuốc đã phơi khô trên vào sắc với 1,5 lít nước, dùng uống hàng ngày. Uống trong 7 ngày liên tiếp.

  • Bài thuốc với cây xương rồng

Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 lá xương rồng bẹ, rửa sạch, bỏ hết gai. Ngâm xương rồng vào nước muối pha loãng khoảng 5 phút, nướng nóng đều 2 mặt, áp trực tiếp lên vị trí cột sống bị thoát vị. Thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng này đều đặn trong 15 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà với xương rồng:

Chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng theo Tây y

Trong Tây y, để khắc phục tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng, sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một trong những phương pháp dưới đây để điều trị:

Phương pháp nội khoa

Bằng việc sử dụng một số loại thuốc chuyên biệt, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của thoát vị nhanh chóng giảm thiểu:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin và các NSAID…
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Soma, Fexmid, Norflex, Sirdalud, Robaxin…
  • Thuốc tiêm Corticoid: Dexamethason, Prednison, Methylprednisolon…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen…

Việc sử dụng các loại thuốc Tây y cần có sự kê đơn và hướng dẫn liều lượng cụ thể từ bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự tìm hiểu và mua thuốc về nhà điều trị.

Phương pháp ngoại khoa

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm đã trở nên trầm trọng hoặc phương pháp nội khoa không đáp ứng và cho hiệu quả như mong đợi thì cần thực hiện phương pháp ngoại khoa.

Theo đó, người bệnh phải trải qua một cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối thoát vị, thay thế đĩa đệm đã bị tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo.

Phương pháp này khá nguy hiểm vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Nhiễm trùng, xuất huyết, gây tổn thương dây thần kinh… và đòi hỏi cần có thời gian dài cho người bệnh phục hồi.

Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Làm gì để phòng tránh căn bệnh thoát vị cột sống thắt lưng? Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện:

Ngồi làm việc đúng tư thế

Khi ngồi nên giữ thẳng lưng, để chân một góc 90 độ, không được nhón chân hay giữ thẳng chân quá lâu, điều đó không tốt với cột sống của bạn.

Điều chỉnh khoảng cách từ mắt tới màn hình máy tính, tránh trường hợp mắt quá gần hoặc quá xa với màn hình máy tính.

Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe

Để có thể phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, bạn nên tập thể dục thường xuyên hàng ngày để các cơ, xương khớp được vận động đúng với chức năng của nó.

thoat vi dia dem that lung
Cần tăng cường luyện tập thể dục để có một hệ xương khớp khỏe mạnh

Nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng là một phương pháp giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả. Hãy tạo cho mình thói quen nghỉ ngơi hợp lý như đi ngủ trước 23h, nằm nghỉ khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nhức ở vùng thắt lưng.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm sau đây để có một hệ xương khớp khỏe mạnh:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin D, đạm, chất béo có lợi…
  • Thực phẩm giàu canxi: Các loại cá nhỏ (có thể ăn được xương), cá biển, sườn sụn,…
  • Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Những loại rau có màu xanh thẫm như rau cải, súp lơ xanh, rau bina,… cùng với đó là các loại trái cây nhiều vitamin C như trái cây họ cam, cà chua,…
  • Thực phẩm giàu omega 3: Cá thu, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt,…

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, bạn cũng cần loại bỏ các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,…

Mong rằng những thông tin tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng được đề cập tới trong bài viết sẽ giúp người bệnh nắm được những điều cần biết và thông tin hữu ích về căn bệnh xương khớp này.

Thoát vị đĩa đệm mang thai được không, có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản không? Đó chắc chắn là thắc mắc được rất nhiều các chị em phụ nữ và cả các anh…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm nên được thăm khám và điều trị tại các bệnh viện uy tín, chất lượng. Tuy nhiên việc lựa chọn các điểm đến còn phụ thuộc vào địa lý, kinh tế…

Xem chi tiết

Tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm được xem là biện pháp rèn luyện thể lực hiệu quả và đang được nhiều bệnh nhân quan tâm, tuy nhiên cũng chưa thể khẳng định về…

Xem chi tiết

Bệnh án thoát vị đĩa đệm được xem là dữ liệu quan trọng phục vụ quá trình điều trị, giúp bác sĩ có góc nhìn tổng quan nhất về tình trạng bệnh cũng như lựa…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm dẫn tới những tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hoạt động sống của bệnh nhân. Và để phục vụ quá trình chẩn đoán chính xác trước khi điều trị, biện…

Xem chi tiết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Trong đó, các hoạt chất kháng viêm và giảm đau được đưa trực…

Xem chi tiết

Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nơi sao lưu tất cả những thông tin quan trọng về cá nhân và bệnh lý của bệnh nhân nhằm phục vụ quá trình…

Xem chi tiết

Bài tập thoát vị đĩa đệm nằm trong chương trình vật lý trị liệu, thường được thực hiện trong và sau giai đoạn điều trị. Nếu bệnh nhân kiên trì thực hiện, đáp ứng cải…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *