Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn tốt nhất dành cho người bệnh
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Chế độ ăn uống không chỉ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về vấn đề: Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì – Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Sỏi thận là tình trạng lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu, từ đó hình thành các tinh thể dạng rắn ở các bộ phận như: Thận, niệu quản hay bàng quang. Thông thường, các viên sỏi sẽ được loại bỏ ra ngoài thông qua đường tiểu. Tuy nhiên nếu sỏi có kích thước lớn, việc đào thải gặp khó khăn hơn, chúng thường tích tụ và di chuyển bên trong cơ thể, làm tổn thương thận và gây tắc đường tiểu.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến thận lọc quá tải. Vì vậy để cải thiện tình trạng bệnh, thực đơn ăn uống hàng ngày là điều đầu tiên bạn cần chú ý.
Để biết được bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiềng gì, bạn cần hiểu rõ nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận dưới đây:
- Cân bằng các chất dinh dưỡng, không để thiếu hụt hoặc dư thừa chất.
- Đối tượng bị sỏi thận chỉ nên ăn tối đa 200 gam protein mỗi ngày.
- Hạn chế ăn muối, lượng tối đa là 3 gam/ngày.
- Uống nhiều nước là việc làm cần thiết đối với người bị sỏi thận.
- Bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng canxi và vitamin cao.
Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh
Để nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, những người bị sỏi thận nên điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày của mình một cách phù hợp nhất.
Bị sỏi thận nên ăn gì?
Với nguyên tắc dinh dưỡng như trên, nhiều người thắc mắc bị sỏi thận nên ăn gì. Dưới đây là danh sách các thực phẩm cần thiết cho người bệnh:
Thực phẩm giàu canxi
Rất nhiều người cho rằng canxi là nguyên nhân hình thành các tinh thể khoáng trong thận, vì vậy họ hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi. Đây là một quan niệm sai lầm vì nguyên nhân gây nên sỏi thận không phải do người bệnh dung nạp nhiều canxi. Ngược lại, việc loại bỏ chất này ra khỏi thực đơn ăn uống khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, tăng nguy cơ bị bệnh, trong đó có bệnh sỏi thận.

Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ canxi mỗi ngày để phòng tránh và đẩy lùi hiện tượng sỏi hình thành trong thận, bàng quang hay tiết niệu. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa, phô mai, sữa chua, các loại hạt,…
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi hiện tượng kết tủa của gốc oxalate, vì vậy có thể ngăn ngừa sự lắng đọng và kết tinh khoáng chất trong thận, niệu quản hay bàng quang.
Đồng thời các thực phẩm chứa vitamin A còn có thể điều hòa lượng nước tiểu thải ra ngoài cơ thể, giúp bào mòn và làm giảm kích thước sỏi nhanh chóng. Người bị sỏi thận nên ăn nhiều ớt chuông, khoai lang, rau diếp cá, cà rốt, cà chua, dâu tây,…

Vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và tổng hợp canxi cho cơ thể, giúp chắc khỏe xương. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng làm giảm lượng oxalate trong nước tiểu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh lý thận.
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày: Lòng đỏ trứng gà, sữa, rong biển, cá hồi,…

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng giúp thức ăn được chuyển hóa nhanh hơn, vì vậy cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. Đặc biệt, đây cũng là dưỡng chất cần thiết cho việc ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận. Bạn nên thêm các thực phẩm như: Bắp cải, cần tây, súp lơ xanh, ớt chuông vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Bổ sung các trái cây họ cam, quýt
Các trái cây họ cam, quýt có chứa hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt là citriate – hoạt chất giúp hòa tan nhanh chóng một số thành phần hình thành sỏi thận. Đồng thời, các loại quả này còn giúp giảm lượng Cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn nên thêm cam, chanh, bưởi vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.

Uống nhiều nước
Nước có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, mỗi ngày bạn uống khoảng 2 lít nước sẽ giúp hòa tan các khoáng chất, cặn bã tích tụ bên trong thận và nhanh chóng đào thải chúng ra ngoài thông qua đường tiểu.
Đồng thời, bổ sung đủ nước hàng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bào mòn và làm giảm kích thước sỏi, ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận.

Một số thức uống tốt cho người bị sỏi thận
Bên cạnh việc bổ sung nước lọc, bạn nên uống thêm các loại trà thảo mộc, nước ép trái cây: Táo, lựu, dứa,… vì chúng có khả năng thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể, từ đó bào mòn và hòa tan sỏi thận. Không chỉ vậy, các thức uống này còn giúp giảm lượng axit trong nước tiểu, tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể, hạn chế nguy cơ bị sỏi thận.
Bệnh nhân bị sỏi thận không nên ăn gì?
Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? Bên cạnh các thức ăn, đồ uống nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày, bạn cũng cần chú ý một số thực phẩm nên tránh nếu đang bị sỏi thận, để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Thực phẩm có hàm lượng oxalate cao
Oxalate là một trong các nguyên nhân chính hình thành sỏi thận. Vì vậy bạn cần tránh các thực phẩm như củ cải đường, cải bó xôi, rau muống, đậu,…

Hạn chế muối
Muối cũng là tác nhân gây nên bệnh sỏi thận. Việc ăn nhiều muối, các thức ăn mặn khiến cơ thể hình thành chất oxalate và tạo ra sỏi. Đồng thời, muối còn khiến cho quá trình đào thải độc tố chậm hơn, ảnh hưởng đến chức năng thận.
Bạn nên thực hiện chế độ ăn nhạt để có một sức khỏe tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Thức ăn chứa nhiều đường và đồ ngọt
Đường và đồ ngọt có chứa hàm lượng lớn Fructose và sucrose. Chúng khiến cho việc hình thành sỏi diễn ra nhanh hơn, đồng thời người bệnh còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy bạn nên tránh các loại bánh ngọt, bánh quy,…. để đẩy lùi tình trạng sỏi thận.

Socola
Rất nhiều người thích ăn socola mà không biết đến tác hại của nó. Nếu bạn ăn quá nhiều socola sẽ làm tăng gốc oxalate, từ đó hình thành thể rắn trong thận và tăng nguy cơ bị sỏi thận. Vì vậy người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm này nếu không muốn tình trạng sỏi thận của mình diễn biến nặng hơn.
Thực phẩm chứa chất đạm
Đạm được khuyến cáo nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bình thường, tuy nhiên với những ai đang bị sỏi thận, nên hạn chế thực phẩm chứa đạm. Lý do bởi vì các thực phẩm này có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, từ đó hình thành tinh thể muối urat và tạo nên các viên sỏi thận.
Người bệnh nên tránh các loại thịt đỏ, rau củ quả giàu chất đạm và không nên dung nạp nhiều hơn 200 gam protein mỗi ngày.
Thực phẩm chứa hàm lượng lớn kali
Kali khiến cho lượng máu tăng cao, gây nên áp lực cho thận, từ đó chúng làm giảm khả năng đào thải của thận, tăng nguy cơ hình thành các viên sỏi.
Bạn nên hạn chế dùng nạp các thực phẩm như: Chuối, bơ, khoai tây,..

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể làm giảm sức đề kháng, tăng lượng muối trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vì vậy người bị sỏi thận nên tránh dung nạp thực phẩm đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói, thịt viên và ưu tiên các món ăn luộc, hấp hơn đồ ăn chiên xào.
Tránh xa rượu bia và chất kích thích
Rượu bia, chất kích thích có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những người đang bị sỏi thận. Các chất độc hại trong nhóm thực phẩm này làm suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ hình thành và phát triển của sỏi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
LIÊN HỆ NGAY BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN ĐÚNG CÁCH NHẤT
Những lưu ý cho người bị sỏi thận
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, bên cạnh chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày, người bệnh cần lưu tâm một số vấn đề sau:
- Kết hợp thực đơn dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể được khỏe mạnh.
- Người bệnh nên thường xuyên vận động để tăng sức đề kháng và hỗ trợ đào thải độc tố bên trong cơ thể.
- Trong trường hợp bệnh nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
- Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
- Không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự tư vấn của các chuyên gia.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì dành cho bạn đọc tham khảo. Để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình, bạn nên chú ý và thay đổi thực đơn dinh dưỡng từ hôm nay. Kết hợp thăm khám tại các cơ sở y tế để chữa trị và ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: