Top 13 bài thuốc chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam được khá nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp vừa đơn giản, hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 13 bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay thông dụng nhất hiện nay.
13 bài thuốc chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam
Các bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay thường sử dụng các nguyên liệu đơn giản, có sẵn trong tự nhiên. Chính vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm hoặc mua với giá thành thấp.
Bên cạnh đó nguyên liệu trong thuốc Nam chủ yếu là các loại dược liệu lành tính, không hóa chất. Bạn có thể hoàn yên tâm với việc chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong trường hợp đau khớp ngón tay ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ. Nếu bệnh đã tiến triển nặng thì tốt nhất bạn nên chuyển sang biện pháp Tây y để trị bệnh.
Sử dụng thuốc Nam trị đau khớp ngón tay đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh vì phải thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra, không phải ai cũng thích hợp với phương pháp này. Nếu sử dụng trong một khoảng thời gian mà bệnh không thuyên giảm, tốt nhất người bệnh nên đổi sang điều trị bằng cách khác.
Bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay bằng cây trinh nữ
Cây trinh nữ hay còn có tên gọi khác là cây xấu hổ thường mọc dại trong tự nhiên. Người bệnh có thể dễ tìm thấy nó tại vùng nông thôn. Loại cây này có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý về xương khớp, trong đó có đau khớp ngón tay.
Theo đông y cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn, có công dụng an thần, giảm viêm, đau. Ngoài ra nó cũng tốt cho người có vấn đề về bài tiết, cao huyết áp hay rối loạn tâm lý.
Nguyên liệu: 120g rễ cây trinh nữ, rượu trắng 40 độ, nước lọc, chảo sao thuốc, ấm sắc.
Cách dùng:
- Rửa sạch rễ trinh nữ sau đó cắt nhỏ, phơi khô.
- Rễ trinh nữ khô đem tẩm với lượng rượu trắng vừa đủ trong khoảng 15 phút.
- Bật lửa đun nóng chảo rồi, đổ nguyên liệu trên sao thơm sau đó cho vào ấm sắc với khoảng 600ml nước. Đậy kín nắp ấm trong quá trình đun.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước trong ấm cạn còn một nửa rồi tắt bếp.
- Lượng thuốc vừa sắc chia làm 2 lần uống trong ngày sau khi ăn bữa chính. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng đau khớp ngón tay giảm thiểu đáng kể.
Bài thuốc Nam với lá ngải cứu
Ngoài thực phẩm, ngải cứu còn dùng để chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam. Chính vì vậy, bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu này để trị đau khớp ngón tay.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm với tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm sưng và bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy. Thông thường, người đau khớp ngón tay có thể sử dụng nguyên liệu này theo hai dạng uống và đắp.
Dạng thuốc uống:
Nguyên liệu: 0,2 lạng lá ngải cứu tươi, 2 thìa mật ong rừng, muối trắng hạt to, các dụng cụ cần thiết (cối dã, cốc uống).
Cách dùng:
- Lá ngải cứu rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn sau đó để ráo nước.
- Cho nguyên liệu trên vào cối giã nát rồi lọc lấy nước cốt ngải cứu.
- Thêm mật ong đã chuẩn bị vào nước cốt rồi khuấy đều là có thể dùng được.
- Sử dụng hôn hợp trên uống trực tiếp hàng ngày, sau 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Dạng thuốc chườm:
Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu tươi, muối biển hạt to, cối giã, chảo sao, vải mỏng.
Cách dùng:
- Lá ngải cứu rửa sạch sau đó phơi gió cho ráo nước.
- Dùng cối giã chỗ ngải cứu trên sao cho hơi nát sau đó cho vào chảo, bật lửa sao khô.
- Khi lá ngải cứu teo lại, trong chảo có hơi nước bốc lên thì tắt bếp.
- Cho ngải cứu đã sao vào miếng vải mỏng để giảm độ nóng rồi chườm trực tiếp lên các khớp ngón tay. Ngày thực hiện 1 đến 2 lần cho đến khi tình trạng đau biến mất.
Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam với lá lốt
Lá lốt là thảo dược rất dễ tìm và vô cùng quen thuộc trong y học dân gian dùng để điều trị đau xương khớp. Nếu bạn xuất hiện tình trạng đau ở các khớp tay cũng có thể sử dụng nguyên liệu này.
Theo các tài liệu Đông y về cây lá lốt thì nó có thành phần dược tính cao trong việc giảm đau, tiêu viêm. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng giúp giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh. Thông qua đó, ngăn ngừa sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh lý về xương khớp khi thời tiết chuyển lạnh.
Nguyên liệu: 500g lá lốt tươi, 50g lá đinh lăng, ấm sắc.
Cách dùng:
- Rửa sạch đinh lăng và lá lốt với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 3 bát nước lọc rồi bật lửa đun.
- Khi nước thuốc sôi thì vặn nhỏ lửa đun tiếp cho đến khi còn 1 bát nước thì mới tắt bếp.
- Lấy vải mỏng vắt nước vào cốc, loại bỏ phần bã thuốc.
- Dùng nước thuốc đã sắc uống hàng ngày vào mỗi buổi tối sau ăn. Kiên trì sử dụng 15 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra, nếu không muốn sắc thuốc uống, bạn cũng có thể dùng lá lốt bằng cách đắp thuốc. Cách làm tương tự như đắp lá ngải cứu vừa chia sẻ ở trên.
Bài thuốc từ cây cà gai leo
Cà gai leo còn được dân gian gọi là cà vạnh, cà lù. Cây thường mọc hoang ở vùng nông thôn vì vậy có thể dễ tìm kiếm.
Loại dược liệu này chứa hai thành phần quan trọng là flavonoid, alkaloid. Theo y học phương tây, chúng có công dụng tuyệt vời trong việc giảm đau, chống viêm. Có thể nói flavonoid, alkaloid trong cà gai leo đóng vai trò như thuốc kháng sinh tự nhiên, không hề gây ra các tác dụng phụ như thuốc tân dược.
Thông thường, bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay thường áp dụng kết hợp loại cây này với kê huyết đằng để tăng cường hiệu quả chữa bệnh.
Nguyên liệu: Cà gai leo và kê huyết đằng mỗi vị 10g, ấm sắc, chảo sao.
- Cách thực hiện: Rửa sạch cà gai leo và kê huyết đằng đã chuẩn bị.
- Cho nguyên liệu vào vào chảo sao vàng sau đó cho vào ấm sắc cùng với khoảng 1 lít nước.
- Bật lửa to để đun cho đến khi nước trong ấm sôi rồi vặn nhỏ lửa. Tiếp tục đun thêm cho đến khi thuốc cạn còn ⅓ mới tắt bếp.
- Dùng vải sạch loại bỏ phần bã, chỉ để lại nước thuốc.
- Chỗ thuốc sắc chia làm 3 phần uống trong ngày vào buổi sáng, chiều và tối.
Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam với cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại dược liệu được dân gian ví von như một loại nhân sâm dành cho người nghèo. Sở dĩ nói vậy là do loài cây này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người mà lại dễ kiếm, giá thành rẻ phù hợp với nhiều đối tượng. Bạn cũng có thể áp dụng dùng cây đinh lăng với tình trạng đau nhức khớp ngón tay
Theo y học phương Đông, một số thành phần có trong cây đinh lăng có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Thông qua đó, giảm thiểu tình trạng tê bì ở các khớp tay, ức chế cơn đau do thoái hóa khớp gây ra.
Còn theo Tây y, trong rễ cây đinh lăng có chứa các vitamin các nhóm B1, B2, C, saponin, cùng nhiều acid amin. Các thành phần này có thể áp dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến vấn đề xương khớp nói chung và viêm đau khớp ngón tay cái nói riêng.
Nguyên liệu: Khoảng 20g rễ đinh lăng tươi, chảo sao, ấm sắc.
Cách dùng:
- Rễ đinh lăng rửa sạch với nước sau đó cho vào ấm sắc cùng nửa lít nước.
- Bật to lửa cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lại sắc tiếp, khi thuốc cạn còn ⅓ thì tắt bếp.
- Vớt bỏ phần bã rồi cho nước thuốc vào cốc sạch.
- Phần thuốc vừa sắc chia làm 2 lần uống một ngày sau bữa ăn chính. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn uống khi còn ấm.
Sử dụng cây cỏ xước
Cây cỏ xước từ lâu đã không còn xa lạ gì với người dân vùng nông thôn, dân tộc thiểu số. Đây là loài cây thân cỏ, thường mọc dại được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam chữa bệnh về xương khớp.
Theo y học cổ truyền, cỏ xước có tính mát, vị đắng giúp giảm đau, kháng viêm, mạnh gân cốt, bổ gan thận và cả điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới.
Khi kết hợp loại cây này với một số thảo dược khác như thổ phục linh, hy thiêm, ngải cứu sẽ giúp gia tăng dược tính điều trị bệnh.
Nguyên liệu:
- Rễ cỏ xước, cây hy thiêm, lá nhọ nồi mỗi loại 16g.
- Nấm phục linh 20g.
- Ngải diệp, thương nhĩ tử mỗi vị 12g.
Cách dùng:
- Tất cả dược liệu trên đem đi rửa sạch, hong gió để ráo nước.
- Dùng chảo sao vàng nguyên liệu trên sau đó cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
- Bật nhỏ lửa trong quá trình sắc đến khi thuốc cạn còn khoảng hai bát thì tắt bếp.
- Dùng thuốc chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày đều được. Tuyệt đối không để thuốc này qua đêm.
Bài thuốc trị đau khớp bằng cây mực
Cây mực hay còn gọi là phèn đen cũng là nguyên liệu có thể tận dụng để giảm đau các khớp ngón tay bất kể từ nguyên nhân nào. Đáng chú ý, loại cây này rất dễ tìm ở vùng nông thôn, bạn có thể mua với giá thành tương đối rẻ. Vì vậy đối tượng nào cũng có thể sử dụng, bất kể giàu, nghèo.
Theo các nghiên cứu từ y học cổ truyền, cây phèn đen có tính mát, vị chát, tăng cường thanh nhiệt, giải độc cơ thể, sát khuẩn, kháng sưng viêm vô cùng hiệu quả. Khi kết hợp với một số thảo dược khác sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong điều trị đau khớp ngón tay.
Nguyên liệu:
- Phèn đen khô, lá lốt mỗi loại 30g.
- Lá bưởi bung, rễ cỏ xước mỗi loại 20g.
- Rễ cây gấc 10g.
Cách dùng:
- Phèn đen, lá lốt, lá bưởi bung, rễ cỏ xước và rễ gấc tất cả rửa sạch để ráo nước.
- Cho toàn bộ nguyên liệu trên sao vàng rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
- Đun nhỏ lửa đến khi nước trong cấm cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Thông thường bạn sẽ phải mất khoảng 1 tiếng đồng hồ.
- Lọc bỏ phần bã để lấy nước thuốc.
- Chia thuốc sắc được uống 3 lần mỗi ngày và sáng, chiều, tối sau ăn.
Chữa đau khớp ngón tay bằng cây mướp
Thông thường, quả mướp được nhiều người biết đến với vai trò là thực phẩm. Tuy nhiên bạn sẽ bất ngờ khi loại cây này còn có tác dụng giảm cơn đau khớp ngón tay hiệu quả.
Bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay bằng cây mướp nếu kiên trì áp dụng có thể xóa tan các cơn đau, ngăn chặn bệnh tái phát. Đây là nguyên liệu dễ tìm mà lại vô cùng lành tính.
Chính vì vậy bài thuốc chó thể áp dụng với nhiều đối tượng từ người già, trẻ nhỏ và cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà ko lo tác dụng phụ.
Nguyên liệu: 1 nắm to dây mướp tươi, chảo sao và ấm sắc.
Cách dùng:
- Dây mướp tươi đem rửa sạch, cắt thành khúc bằng khoảng 2 đốt tay người lớn.
- Cho chảo lên bếp đun nóng rồi sao vàng nguyên liệu trên
- Dây mướp đã sao vào cho vào ấm rồi đổ thêm 1 lít nước đun trong khoảng 15 phút. Trong quá trình đun phải đậy kín nắp ấm.
- Chỗ nước đun được chia làm 2 đến 3 lần uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả.
Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam từ dây đau xương
Đúng như tên gọi, dây đau xương có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị chứng đau xương khớp, trong đó có đau khớp ngón tay. Theo các nghiên cứu y học, trong dây đau xương có chứa hai dược chất quan trọng là methanol và alkaloid rất tốt đối với việc giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm,… Vì vậy, các bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay thường áp dụng loại cây này.
Ngoài ra, dây đau xương cũng có nhiều tác dụng nữa đó là trị đái tháo đường, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp và ức chế nọc độc của rắn,..
Nguyên liệu: 10g thân dây đau xương, rượu trắng 40 độ.
Cách dùng:
- Thân dây đau xương đã chuẩn bị đem đi rửa sạch, thái nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp sao vàng nguyên liệu trên.
- Dây đau xương đã sao đem ngâm với 1 lít rượu trong bình thủy tinh.
- Đậy kín nắp bình và ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể mang ra sử dụng
- Mỗi ngày nên dùng khoảng 1 đến 2 chén rượu ngâm dây đau xương. Chú ý uống khi no để không ảnh hưởng đến dạ dày. Kiên trì uống trong vòng nửa tháng tình trạng đau khớp ngón tay sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Ngoài ra cách ngâm rượu uống, bạn cũng có thể sử dụng dây đau xương giã nát để đắp lên vùng khớp ngón tay bị đau. Sau đó cố định bằng chúng bằng băng gạc trong khoảng 15 đến 20 phút.
Bài thuốc với cây huyết rồng
Cây huyết rồng hay còn gọi là huyết đằng thường mọc trong rừng hoặc bên bờ suối có đất cát. Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, loài cây này có vị đắng, tính ấm, thường dùng trong nhiều trong bài thuốc trị đau nhức xương khớp và cả lưu thông khí huyết. Tất nhiên, đau khớp ngón tay cũng có thể sử dụng nó để điều trị.
Trong bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay với cây huyết rồng thì phần thân sẽ được sử dụng. Hiệu quả điều trị sẽ tăng thêm gấp bội nếu chúng ta kết hợp thêm một số dược liệu tốt khác.
Nguyên liệu:
- Huyết rồng, đương quy lông, uy linh tiên mỗi loại 12g
- Tầm tang 10g.
- Ấm sắc thuốc.
Cách dùng:
- Rửa sạch huyết rồng, độc hoạt, uy linh tiên và tầm tang để ráo nước.
- Dùng 500ml nước sắc các nguyên liệu trên. Bật lửa nhỏ cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 200ml thì có thể tắt bếp.
- Thuốc sắc chia làm 2 đến 3 lần uống đều đặn hàng ngày.
Bài thuốc Nam từ cây mễ nhân
Cây mễ nhân còn có tên gọi khác là mễ châu, dĩ thực. Nghe tên gọi thì có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng vị thuốc này từ lâu đã được ông cha ta sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam.
Phần hạt mễ nhân có chứa đa dạng các loại axit amin giúp tăng cơ, bổ khớp, kháng viêm. Đặc tính này khiến dược liệu được áp dụng nhiều trong điều trị đau nhức khớp xương, tiêu viêm hiệu quả.
Khi kết hợp với đu đủ xanh, sẽ gia tăng hiệu quả trị bệnh của loại cây này trong trị điều trị đau khớp ngón tay.
Nguyên liệu: Mễ nhân sống 30g, đu đủ xanh 1 quả, 200ml nước lọc.
Cách dùng:
- Đu đủ gọt vỏ rửa sạch, mễ nhân rửa xong để ráo nước.
- Thái nhỏ đu đủ thành miếng vuông vắn cho vào nồi rồi đổ thêm mễ nhân cũng 200ml nước lọc đã chuẩn bị
- Bật lửa đun, khi sôi thì vặn nhỏ lửa cho đến khi đu đủ và mễ nhân mềm.
- Thêm lượng đường vừa đủ vào nồi cho dễ ăn.
- Ăn trực tiếp khi còn nóng. Chú ý ăn trong ngày, không để qua đêm.
- Ngoài ra, để thay đổi, bạn cũng có sử dụng thêm hạnh nhân hay cam thảo để sắc thuốc cùng với mễ nhân mỗi ngày.
Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam từ cây rau gai
Cây rau gai còn có nhiều tên gọi khác như đơn châu chấu hay đinh lăng gai. Đây là loại dược liệu thuộc họ nhân sâm.
Theo y học cổ truyền, cây rau gai có tính ấm, vị đắng và cay. Khi sử dụng phần rễ cây sẽ giúp giải độc, trừ phong thấp. Ngoài ra, phần lá còn có thể dùng để trị độc, rễ giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe cơ thể, kháng viêm tự nhiên.
Thông thường, các bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay sẽ ưu tiên sử dụng phần rễ cây rau gai để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Nguyên liệu: Khoảng 30g phần rễ cây rau gai, ấm sắc, nước lọc.
Cách dùng:
- Rễ cây rau gai cắt khúc, rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Cho nguyên liệu vào nồi sắc cùng 1 lít nước lọc.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi thuốc cạn còn khoảng ⅓ thì mới được tắt bếp.
- Sử dụng thuốc sắc từ cây rau gai uống đều đặn hàng ngày, chia làm 2 đến 3 lần uống đều được.
Ngoài ra, rễ rau gai cũng có thể kết hợp cùng một số loại thảo dược khác để nâng cao hiệu quả điều trị đau khớp ngón tay như xà cừ, hay cây mặt quỷ.
Trị đau khớp ngón tay từ củ tam thất
Tam thất không còn xa lạ gì với nhiều người Việt kể cả thành thị hay nông thôn. Loại cây này từ xa xưa đã được ông cha ta áp dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có các bệnh liên quan đến chức năng xương khớp.
Tam thất có tính ấm, vị hơi cay và đắng tốt cho người bị phong thấp, bại liệt hay thoái hóa xương khớp… Bên cạnh đó, loại thảo dược này cũng nổi tiếng trong hỗ trợ điều trị huyết áp cao, triệu chứng nôn mửa, kén ăn kèm khó tiêu ư. Thậm chí, củ tam thất còn áp dụng điều trị rắn và côn trùng cắn.
Chuẩn bị: Tam thất, mật ong, lọ thủy tinh.
Cách dùng:
- Củ tam thất cạo sạch vỏ sau đó rửa sạch, thái lát mỏng.
- Cho nguyên liệu cùng lượng mật ong vừa đủ ngập, đổ vào lọ thủy tinh ngâm.
- Củ tam thất sau khi ngâm với mật ong, mỗi ngày lấy ra một lượng nhỏ pha cùng nước ấm. Uống nước đó mỗi ngày khoảng 2 lần sẽ cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay nhanh chóng.
Lưu ý khi trị đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam
Khi sử dụng các bài thuốc Nam trị đau khớp ngón tay, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn mỗi ngày. Bởi thuốc Nam có đặc tính tác dụng và hấp thụ chậm, cần một thời gian dài để thẩm thấu và khớp xương.
- Không sử dụng kết hợp cả thuốc Tây y và thuốc Nam trong điều trị đau khớp ngón tay.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đã được chỉ định dùng thuốc kháng sinh thì không được phép ngừng để dùng thuốc Nam.
- Sử dụng thuốc Nam kết hợp với vận động, massage khớp tay nhẹ nhàng, giúp chúng trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D hay rau xanh.
- Không phải ai cũng thích hợp với điều trị bằng thuốc Nam. Vì vậy sau một khoảng thời gian nhất định nếu không thấy hiệu quả, bạn nên ngừng dùng và chuyển sang phương pháp điều trị khác.
- Thăm khám bác sĩ ngay nếu có biểu hiện lạ khi dùng thuốc.
Chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ trước khi sử dụng để an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!