THOÁI HÓA KHỚP

Thoái hóa khớp là một bệnh xương khớp, thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay thoái hóa khớp có thể xảy ra ở cả người trẻ khiến người bệnh không khỏi lo lắng. Vậy làm sao để biết nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả, cùng đọc ngay bài viết dưới đây:

Định nghĩa

Thoái hóa khớp là quá trình sụn khớp dần dần bị bào mòn, giảm ma sát khiến cho các đầu xương khi cọ xát vào nhau gây ra đau, sưng, khiến quá trình vận động trở nên khó khăn hơn. Theo thời gian, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến cho khớp dần mất đi hình dáng bình thường.

Nhắc đến thoái hóa khớp, đồng nghĩa với việc bất cứ khớp nào có trên cơ thể con người thì đều có thể bị thoái hóa. Những khớp điển hình hay dễ bị thoái hóa nhất như: khớp gối, ngón tay, cổ chân, khớp vai, cột sống lưng và cổ.

  • Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn khớp bị thương tổn, bào mòn, trở nên mỏng và xù xì. Điều này làm cho các phần của xương khớp gối khi chà xát không được lớp sụn bảo vệ gây đau đớn, viêm sưng, hạn chế khả năng di chuyển.

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối

  • Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng thường xảy ra một hoặc cả hai bên hông do lớp sụn khớp ở háng bị bào mòn. Lúc này người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức do hai đầu xương liên tục cọ xát vào nhau mỗi khi cử động. Thông thường, cảm giác đau ở khớp háng sẽ lan ra mông, đùi và đầu gối.   
  • Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay: Bệnh thường tác động lên các phần khớp ngón tay, cổ tay, hình thành các nốt cứng, gồ ghề. Lúc này người bệnh chỉ cần cử động nhẹ thôi cũng có thể cảm nhận được tiếng rắc rắc. Mặt khác các động tác nằm, co duỗi trên cả bàn tay và cổ tay trên nên khó khăn thực hiện hơn.
  • Thoái hóa khớp cổ chân: Là tình trạng các sụn khớp ở phần cổ chân bị bào mào, khiến các xương cọ xát mỗi lần di chuyển gây đau, cứng và sưng. Người bệnh nếu chủ quan, thường xuyên di chuyển nhanh mạnh càng thức đẩy quá trình thoái hóa diễn ra trầm trọng hơn.
  • Thoái hóa cột sống lưng và cổ: Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị hư tổn, màng hoạt dịch bị mất nước và lão hóa khiến người bệnh bị đau từ lưng xuống mặt trong của đùi và chân. Riêng với cổ người bệnh sẽ có cảm giác đau vai gáy lan xuống hai cánh tay hoặc đau lên đầu. Lâu dần, cơn đau kéo dài hơn khiến người bệnh khó khăn trong việc cử động.
  • Thoái hóa khớp vai: Là những thương tổn ở khớp ổ chảo – cánh tay và khớp cùng – đòn, đi kèm với đó là sự suy giảm chức năng hoạt động của vai.

Theo thống kê tại Việt Nam (giai đoạn từ năm 2011 – 2020 do WHO khảo sát nghiên cứu), bệnh thoái hóa khớp đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến, cụ thể có 35% ở người trên 35 tuổi, 60% ở người trên 65 tuổi và 85% ở người trên 85 tuổi.

Nguyên Nhân

Thoái hóa khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy trường hợp mà mỗi một người sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan.

  • Tuổi tác: Thoái hóa khớp thường gặp ở những người 50 tuổi trở lên, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao thì hệ xương khớp ngày càng bị suy yếu và có những dấu hiệu thoái hóa dần. Cụ thể, tình trạng lớp sụn khớp sẽ bị hao mòn, khi đầu xương có cơ hội cọ xát vào nhau sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.

Tuổi tác cao là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp
Tuổi tác cao là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp

  • Tư thế lao động và sinh hoạt sai cách: Thông thường với những người thường xuyên lao động nặng nhọc, hoặc luôn luôn trong một tư thế ngồi hoặc đứng,...sẽ gia tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp.
  • Tập thể dục thể thao quá sức: Với những bộ thể dục thể thao đòi hỏi sức lực nhiều như bóng đá, bóng chuyền, nhảy xa, quần vợt,…thường gây sức ép lên các xương khớp. Về lâu về dài, nếu tập sai kỹ thuật sẽ gây ra các chấn thương không đáng có như kéo dây chằng, trật khớp, bong gân,…Lâu dần, xương khớp sẽ đánh mất đi tính đàn hồi, giảm ma sát giữa các sụn khớp gây ra thoái hóa khớp.
  • Di truyền: Với những người có người thân trong gia đình từng bị thoái hóa khớp thì khả năng cao họ có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Mắc các bệnh lý khác: Thoái hóa khớp còn xảy ra ngay trên cả những đối tượng mang trên mình những bệnh lý khác. Nhất là những người bị tiểu đường, loãng xương, bệnh gout,…Vì vậy, họ cần phải học cách đề phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, thoái hóa khớp còn có thể diễn ra với những người thường xuyên có chế độ ăn không lành mạnh, người thừa cân, phụ nữ sau sinh, người lạm dụng 1 số loại thuốc điều trị bệnh lý.

Triệu chứng

Dưới đây là các triệu chứng điển hình để bạn dễ dàng nhận biết liệu bản thân mình có đang bị thoái hóa khớp hay không:

  • Đau khớp: Thời gian đầu, tại các khớp thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn đau âm ỉ  và biến mất nhanh chóng khiến người bệnh khó đoán. Về lâu dài, khi sụn khớp tổn thương nghiêm trọng, tình trạng đau khớp diễn ra đều đặn và dữ dội hơn, nhất là khí thời tiết chuyển nóng/ lạnh thất thường.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xảy ra khi bạn ngủ dậy hoặc đang đứng, ngồi trong 1 tư thế quá lâu khiến cơ thể không cử động được, do các khớp dần bị cứng lại. Lúc này, bạn cần xoa bóp nhẹ nhàng một lúc mới có thể thực hiện được các động tác co duỗi cơ thể.
  • Vận động khó khăn: Đa phần những người bị thoái hóa khớp sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống đột ngột, leo cầu thang, co duỗi chân. Điều này hạn chế các hoạt động hàng ngày của người bệnh như sinh hoạt và làm việc.

Người bệnh vận động khó khăn
Người bệnh vận động khó khăn

  • Sưng tấy, nóng ran khớp: Thoái hóa khớp nếu để kéo dài mà không điều trị sẽ khiến các khớp bị sưng tấy, và có cảm giác nóng ran xung quanh khớp mỗi khi vận động.
  • Biến dạng khớp: Triệu chứng này xảy ra khi các sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, các gai xương hình thành khiến cho các khớp bị sưng tấy và biến dạng. Nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh khả năng cao phải chịu cảnh tàn phế.

Đối tượng người có nguy cơ bị bệnh

Phần lớn mọi người thường nghĩ rằng thoái hóa khớp là căn bệnh của người già, tuy nhiên xu hướng ngày càng trẻ hóa nên bệnh có thể xảy ra ở những đối tượng sau đây:

  • Người có độ tuổi từ 45 – 60 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất nếu xét theo quy luật tự nhiên, đến độ tuổi nhất định hệ thống xương khớp sẽ xuống cấp.
  • Người thường xuyên lao động chân tay như: bốc vác hàng hóa, vận chuyển, thợ xây, người làm nông,…
  • Người từng bị chấn thương do tai nạn.
  • Người thừa cân, béo phì hoặc người thiếu chất, ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, khoa học.
  • Người có hệ thống xương khớp dị dạng.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm hay không?

Thoái hóa khớp mặc dù không phải là căn bệnh gây nguy hiểm chết người, tuy nhiên những biến chứng mà nó để lại thì vô cùng nguy hiểm. Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến cho những cơn đau nhức ở các sụn khớp diễn ra dai dẳng. Càng ngày bệnh càng khiến những cơn đau trở nên nhức nhối, khó chịu, khiến người bệnh ăn không ngon ngủ không yên, tác động đến đời sống sinh hoạt, tâm lý,…

Chưa kể về lâu dần những cơn đau do bệnh thoái hóa khớp hành hạ  sẽ khiến cơ thể người bệnh có cảm giác yếu hơn, khi vận động có cảm giác run run, chân tay không vững; cơ có hiện tượng teo tiềm ẩn nguy cơ bị bại liệt.

Phương pháp chẩn đoán

Với công nghệ hiện đại như ngày nay, người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp:

Chụp X-quang quy ước: Đây là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhất theo từng giai đoạn, cụ thể: 

  • Giai đoạn 1: Các sụn khớp bắt đầu rải rác những hình gai nhỏ li ti hoặc nghi ngờ có gai xương. 
  • Giai đoạn 2: Tình trạng gai xương mọc không rõ ràng.  
  • Giai đoạn 3: Khe khớp có sự thu hẹp giãn vừa.
  • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp đi kèm với các xơ xương hình thành ở dưới sụn.

Siêu âm khớp: Kiểm tra tình trạng của khớp bao gồm dịch, kích thước hẹp khe, độ dày giữa các sụn, màng hoạt dịch khớp, cũng như phát hiện các mảnh sụn bị bong ra trong ổ khớp. 

Chụp cộng hưởng từ (MRI)): Phương pháp này thực hiện giúp người bệnh có thể quan sát lại hình ảnh khớp của mình biểu thị dưới không gian ba chiều, từ đó phát hiện những thương tổn của sụn khớp, màng hoạt dịch, dây chằng. 

Nội soi khớp: Giống như cái tên, phương pháp này có khả năng quan sát trực tiếp những tổn thương ngay bên trong sụn khớp. Phương pháp này được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu và sinh hóa, dịch khớp.

Biện pháp điều trị

Với những biến chứng nguy hiểm mà thoái hóa khớp có thể gây ra như tăng nguy cơ mắc bệnh gout, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, cơ xương khớp bị hoại tử,...Người bệnh nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Chưa kể tình trạng thoái hóa khớp có thể tái diễn, khiến người bệnh luôn trong cảm giác đau nhức dai dẳng nhiều ngày. 

Dưới đây là một số cách điều trị thoái hóa khớp điển hình được áp dụng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo: 

Chữa thoái hóa khớp bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian từ lâu đã được nhiều người bệnh lựa chọn và sử dụng nhờ tính an toàn, hiệu quả với sức khỏe. Tuy nhiên, vì là mẹo dân gian nên đòi hỏi người bệnh cần sử dụng kiên trì trong khoảng thời gian dài mới cảm nhận được kết quả tích cực.

Một số mẹo dân gian cải thiện triệu thoái hóa khớp bạn có thể tìm hiểu thêm như: 

  • Lá lốt ngâm rượu: Lấy thân và rễ của lá lốt rửa sạch rồi đem ngâm với rượu trắng trong vòng 1 tháng. Sau đó dùng nó để xoa bóp vùng xương khớp bị đau nhức từ 2 - 3 lần/ ngày
  • Chườm nóng bằng ngải cứu: Dùng ngải cứu có lá vàng, úa, lá già có cuống đem đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó hong lên lửa cùng với ít muối và gừng đã được đập dập trong khoảng 10 – 15p. Khi bạn cảm thấy hỗn hợp này đã nóng và mềm thì dùng chườm lên vùng xương khớp bị đau nhức. Có tác dụng thông mạch, chống viêm, giảm đau

Chườm nóng bằng ngải cứu
Chườm nóng bằng ngải cứu

  • Đun sắc rễ đinh lăng hoặc rễ trinh nữ để uống: Sử dụng rễ đinh lăng hoặc rễ trinh nữ thái thành từng khúc mỏng, đem phơi khô. Mỗi ngày dùng 120g rang lên, sau đó tẩm rượu rồi rang cho khô tiếp. Cuối cùng đun với 600ml nước cho đến khi chỉ còn 200 - 300ml thì chia ra để uống trong ngày từ 2-3 lần. 
  • ......

LƯU Ý: Với các mẹo dân gian, người bệnh nên tìm hiểu kỹ cách thực hiện, liều lượng thành phần bao nhiêu là đủ thì nó mới có tác dụng điều trị triệu chứng. Trường hợp sử dụng sai cách sẽ khiến cho thoái hóa khớp diễn ra dai dẳng và nghiêm trọng hơn. 

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thường được sử dụng với các trường hợp bệnh nhân thường xuyên có các triệu chứng lên cơn đau, sưng viêm tấy ở các vùng khớp. các loại thuốc phổ biến thường xuyên được các bác sĩ kê đơn như:

Thuốc giảm đau thoái hóa khớp
Thuốc giảm đau thoái hóa khớp

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc có công dụng giảm đau nhanh tại chỗ ở các vùng khớp, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu khi vận động. 
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Loại thuốc này thường có thành phần dược cao hơn phù hợp với các triệu chứng đau nhức kéo dài. Không những vậy loại thuốc này còn có công dụng giảm viêm, giảm sưng khớp.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc uống, tùy trường hợp mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid vào khớp bị thoái hóa. Với cách này, thuốc sẽ gây tê ngay lập tức và giảm đau nhanh chóng. 

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc giảm đau cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, trường hợp lạm dụng hoặc tự ý dùng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, chưa kể thuốc còn gây ra tác dụng có hại cho gan, thận, dạ dày. 

Phẫu thuật

Thông thường đây là phương pháp cuối cùng được bệnh nhân lựa chọn khi sử dụng tất cả các cách nhưng không đạt kết quả như ý. Lưu ý, phương pháp này chỉ dành cho các trường hợp nặng cũng như có đủ sức khỏe để chịu đựng những thương tổn sau khi phẫu thuật như nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ,...Mặt khác, phương pháp này khá đắt đỏ, mất nhiều thời gian để chăm sóc trước, trong và sau khi phẫu thuật. 

Chữa thoái hóa khớp bằng đông y

Chữa bệnh thoái hóa khớp bằng thuốc Đông Y đã và đang lựa chọn ưu tiên của nhiều người bệnh hiện nay nhờ nguồn nguyên liệu tự nhiên, được lưu truyền qua nhiều đời. Trong đó có một số bài thuốc đã được nghiên cứu và phục dựng thành công mang lại hiệu quả thực tế cao.

Tùy vào từng tình trạng bệnh viêm nhiễm bác sĩ sẽ bốc thuốc, kê đơn và chỉ định sử dụng thảo dược điều trị cho phù hợp. Mục tiêu trị liệu nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên gây thoái hóa khớp và giảm triệu chứng bên ngoài, nhằm mang lại hiệu quả trị liệu và phục hồi hệ xương khớp từ bên trong. 

Cách phòng ngừa

Nhằm giảm thiểu khả năng bị thoái hóa khớp, người bệnh nên phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ. Cụ thể: 

  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao giúp xương cốt thêm dẻo dai, rèn luyện sức khỏe bền bỉ. Bạn nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng để giảm thiểu tình trạng chấn thương do vận động mạnh, như yoga, đi bộ, hoặc bơi lội,...
  • Đảm bảo đúng tư thế sinh hoạt và làm việc hạn chế tổn thương cho xương khớp. 
  • Đảm bảo chất lượng thức ăn khi đưa vào cơ thể, nhờ đó kiểm soát cân nặng hợp lý. Ngoài ra, bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh khoa học, tập trung vào các sản phẩm có lợi cho xương khớp như glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin D, vitamin B…

Như vậy, thoái hóa khớp nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo chất lượng sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là một bệnh lý khá nguy hiểm. Bệnh tác động tới chức năng hoạt động của não bộ và tuần hoàn máu não. Để có…

Xem chi tiết

Thoái hóa cột sống là bệnh lý có mối liên hệ trực tiếp với quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng bệnh, người bệnh có…

Xem chi tiết

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn cụ thể thực hiện như thế nào? Khi nhắc về các cách chữa bệnh thoái hóa tại đốt sống cổ, khá nhiều bệnh nhân chia sẻ…

Xem chi tiết

Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà đem tới hiệu quả như thế nào cho người bệnh? Trong rất nhiều phương pháp điều trị, bấm huyệt là lựa chọn của không ít…

Xem chi tiết

Người bị thoái hóa khớp gối thường ít vận động do các cơn đau gây ra, ảnh hưởng đến việc đi lại của bệnh nhân. Vì thế, những bài tập yoga cho người thoái hóa…

Xem chi tiết

Lá ngải cứu là một trong những vị thuốc quan trọng trong Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh từ cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu đến xương khớp và thoái hóa cột sống.…

Xem chi tiết

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính, liên quan trực tiếp đến tình trạng lão hóa của người bệnh. Các triệu chứng bệnh thường tiến triển từ từ, sau tăng nặng gây…

Xem chi tiết

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng là một phương pháp trị liệu của Đông y được áp dụng rất nhiều trong các trường hợp bệnh về xương khớp. Phương pháp này có thể…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *